Các tiêu chí đánh giá công tác quản lýhoạt động kinh tế báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kinh tế báo chí của báo nhân dân​ (Trang 37)

Bảo đảm tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí

Bảo đảm tôn chỉ, mục đích là yếu tố quan trọng hàng đầu của một tòa soạn báo. Việc xác định và thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của báo chí là việc chấp hành nghiêm quy định của Đảng, Nhà nƣớc về yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của báo chí. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của báo chí phải đáp ứng yêu cầu: tuyên truyền, phổ biến đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, thành tựu văn hóa, khoa học, kỹ thuật trong nƣớc và thế giới góp phần nâng cao kiến thức, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhân dân; bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa; tăng cƣờng khối đoàn kết toàn dân; phản ánh và hƣớng dẫn dƣ luận xã hội; thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân; phát hiện, biểu dƣơng gƣơng tốt, nhân tố mới; đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tƣợng tiêu cực xã hội; mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nƣớc và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của tòa soạn cũng là quá trình thực hiện các chức năng xã hội của báo chí. Trong mỗi giai đoạn của lịch sử, các chức năng xã hội của báo chí có thể không đƣợc đặt ngang hàng nhau. Tuy nhiên, không đƣợc tuyệt đối hóa bất kỳ một chức năng nào, mà phải kết hợp hài hòa các chức năng, nhiệm vụ trên cơ sở đặt quyền và lợi ích quốc gia lên hàng đầu, kết hợp với đảm bảo lợi ích hợp pháp của cơ quan báo chí và cơ quan chủ quản của tòa soạn báo.

Việc phát triển kinh tế báo chí sẽ vấp phải mâu thuẫn giữa kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng, đối với các cơ quan báo chí, cụ thể là Báo Nhân Dân nhiệm vụ chính trị là cốt lõi, là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Xét ở góc độ tích cực, hoạt động kinh tế báo chí chính là động lực để cơ quan báo chí phát triển. Làm kinh tế báo chí để khai thác tốt các nguồn thu, đầu tƣ phát triển cơ quan báo chí nhƣ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ viên chức, mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, viết bài phục vụ nhiệm vụ chính trị, từ thiện xã hội. Nói cách khác các cơ quan báo chí làm kinh tế để thực hiện tốt hơn nhiệm

vụ chính trị. Quản lý hoạt động kinh tế báo chí nhằm đảm bảo tờ báo phát triển theo đúng định hƣớng, tôn chỉ, mục đích nhƣng vẫn tạo ra các lợi ích.

Chất lượng các bài báo, sản phẩm báo chí

Ngay cả khi không thực hiện chức năng kinh tế - dịch vụ thì chất lƣợng các bài viết cũng chính là yếu tố quan trọng để thực hiện tốt các chức năng tuyên truyền. Chất lƣợng bài viết quyết định tới vị thế của tờ báo, thu hút các độc giả từ đó mới có thể thu hút đƣợc quảng cáo để tạo nguồn thu.

Ngày nay, trong sự bùng nổ thông tin, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các hình thức truyền thông, áp lực đối với các tờ báo cần không ngừng nâng cao chất lƣợng các bài viết, vừa phải đảm bảo đúng tôn chỉ mục đích, vừa theo thị hiếu độc giả. Có thể nói chất lƣợng bài viết chính là lợi thế cạnh tranh, là nền tảng để khai thác tốt các nguồn thu của tờ báo.

Doanh thu, lợi nhuận

Tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác quản lý hoạt động kinh tế báo chí đƣợc lƣợng hóa bằng các con số cụ thể thông qua các chỉ số về doanh thu, lợi nhuận. Hiện nay, hoạt động kinh tế báo chí của các cơ quan báo chí không nằm ngoài quỹ đạo của nền kinh tế thị trƣờng. Báo chí ngày nay là một sản phẩm và đƣợc lƣu hành đúng quy luật của nền kinh tế thị trƣờng. Những yếu tố cung, cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị kể cả các vấn đề chi phí và lợi nhuận không còn là câu chuyện của các doanh nghiệp kinh doanh đơn thuần mà còn là của các cơ quan báo chí. Theo lý thuyết, một nền báo chí với tƣ cách là báo chí trong cơ chế thị trƣờng thì không thể lỗ. Trong điều kiện cơ quan báo chí hoạt động nhƣ một doanh nghiệp thì vấn đề doanh thu và lợi nhuận là những chỉ số quan trọng.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý hoạt động kinh tế báo chí

Căn cứ vào đặc tính và các mối quan hệ của cơ quan báo chí, nội dung quản lý hoạt động kinh tế báo chí của một tờ báo sẽ bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố mà ta có thể tạm phân chia thành hai loại nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong.

Môi trƣờng luật pháp

Các văn bản pháp luật có tác động rất lớn đối với quản lý hoạt động kinh tế báo chí của một tờ báo. Văn bản pháp luật sẽ là hành lanh pháp lý hoặc thuận lợi hoặc khó khăn cho các tờ báo. Thực tế đã chứng minh, không riêng lĩnh vực báo chí - truyền thông mà ở nhiều lĩnh vực khác, không ít cơ quan quản lý Nhà nƣớc buộc phải thu hồi một số quyết định hay tuyên bố vô hiệu một văn bản pháp luật đã đƣợc lƣu hành từ lâu hoặc mới đƣợc ban hành vì sợ không phù hợp, thậm chí gây khó khăn, phiền hà, cản trở sự phát triển của chính lĩnh vực mà cái quyết định hay văn bản pháp luật đó chi phối. Và tất nhiên, những quyết định mới hay luật mới hay chỉ luật sửa đổi, bổ sung mang tính thực tiễn hơn cho các ngành, lĩnh vực sẽ đƣợc các cơ quan quản lý Nhà nƣớc tiếp tục ban hành.

Số lƣợng độ giả

Nói đến sự tồn tại và phát triển của báo chí, không thể không nhắc đến vai trò cực kỳ quan trọng của độc giả. Đó là đối tƣợng phục vụ, cũng là yếu tố quyết định sự thành bại của một tờ báo, hay bất kỳ một loại hình truyền thông nào. Đồng thời, cũng là niềm hứng khởi, là nguồn động lực bất tận cho những ngƣời làm báo.

Điều kiện kinh tế, văn hó , xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội, đặc trƣng vùng miền là yếu tố tác động đến việc khai thác các dịch vụ, ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh tế báo chí của các tờ báo. Một địa bàn dân cƣ thƣa thớt, thu nhập thấp thì chắc chắn không phải là thị trƣờng mà các nhà quảng cáo hƣớng đến để quảng bá sản phẩm. Ngƣợc lại, với những trung tâm kinh tế văn hóa xã hội lớn của cả nƣớc, chẳng hạn nhƣ Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với nhiều tầng lớp dân cƣ, chắc chắn sẽ là một thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm lớn.Do đó những tờ báo lớn nhƣ Báo Nhân Dân sẽ là ƣu tiên lựa chọn cho việc quảng bá sản phẩm, hành ảnh của các doanh nghiệp, nhà quảng cáo. Mỗi tờ báo sẽ có những định hƣớng quản lý phù hợp để đạt đƣợc hiệu quả tối đa từ những hoạt động kinh tế của mình.

Thự trạng nền kinh tế quố ân

đến việc quản lý hoạt động kinh tế tại các tờ báo. Đây là yếu tố quyết định đến doanh thu của các doanh nghiệp chi trả nguồn kinh phí quảng cáo cũng nhƣ mức độ của nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm báo chí trên thị trƣờng. Nếu nền kinh tế phát triển, mức thu nhập của ngƣời dân đƣợc nâng lên, kéo theo nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên, đồng thời các doanh nghiệp ngày càng phát triển, doanh thu tăng cao họ sẽ chi trả cho việc quảng cáo nhiều hơn. Ngƣợc lại, nếu nền kinh tế kém phát triển thì chắc chắn doanh thu của các tờ báo cũng bị sụt giảm, việc khai thác các nguồn thu sẽ gặp nhiều khó khăn.

1.2.4.2. Các nhân tố bên trong

Chất lƣợng nhân sự

Con ngƣời là nhân tố trung tâm của bộ máy quản lý, là khâu quan trọng trong việc xử lý các thông tin để đề ra các quyết định quản lý. Trình độ cán bộ quản lý là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến tính kịp thời chính xác của các quyết định quản lý, do đó nó có ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động của bộ máy quản lý, quyết định sự thành bại của công tác quản lý nói chung cũng nhƣ công tác quản lý hoạt động kinh tế báo chí nói riêng.

Đối với các cơ quan quản lý cấp trên, nếu cán bộ quản lý có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sẽ đƣa ra đƣợc những biện pháp quản lý phù hợp, xử lý thông tin quản lý kịp thời, chính xác làm cho hoạt động quản lý ngày càng đạt hiệu quả cao. Ngƣợc lại, nếu cán bộ cấp trên yếu kém, không dám chịu trách nhiệm thì cơ chế quản lý sẽ trì trệ, lạc hậu, kém hiệu quả.

Đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên có năng lực, họ sẽ tạo ra những sản phẩm báo chí chất lƣợng để tờ báo hấp dẫn bạn đọc từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh và uy tín cho tờ báo; cán bộ trực tiếp làm công tác liên quan tới các hoạt động kinh tế của tờ báo nhƣ phát hành, quảng cáo, tài chính kế toán, nếu có năng lực, trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm công tác sẽ đƣa hoạt động kinh tếđi vào nền nếp, tuân thủ các quy định của pháp luật, góp phần vào hiệu quả của công tác quản lý hoạt động kinh tế.

Quy mô, vị thế và uy tín ủ tờ báo

Hoạt động kinh tế báo chí của một tờ báo còn phụ thuộc vào quy mô và vị thế của đơn vị.Quy mô càng lớn, vị thế càng mạnh sẽ là yếu tố quan trọng giúp cho tờ báo chiếm ƣu thế trong cạnh tranh trên thị trƣờng truyền thông hiện nay. Quy mô ở đây đƣợc hiểu từ nguồn nhân lực chất lƣợng cao đến cơ sở vật chất, công nghệ - kỹ thuật hiện đại của tòa soạn. Quy mô, vị thế là một cách PR vô cùng hiệu quả cho thƣơng hiệu của tờ báo. Khi một tờ báo có thƣơng hiệu, nókhông chỉ giúp tăng lƣợng độc giả hay nâng cao số lƣợng phát hành (tiara), thƣơng hiệu tờ báo còn đem lại sự nhận biết của công chúng với tờ báo từ đó thu hút thêm nhiều lớp độc giả mới, đem lại cho tờ báo những độc giả trung thành, bồi đắp niềm tin cho công chúng, chất lƣợng của tờ báo đƣợc cảm nhận một cách toàn diện và đặc biệt là lợi ích từ những liên hệ mà thƣơng hiệu tờ báo đó mang lại.

Vị thế, thƣơng hiệu của tờ báo đƣợc bồi đắp và duy trì bằng sự uy tín của chính tờ báo đó để tạo niềm tin tƣởng của độc giả. Trong bối cảnh hoạt động báo chí - truyền thông Việt Nam hiện nay, uy tín của một tờ báo phải đƣợc đánh giá ở các góc độ nhƣ sau:

Thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị: Nắm bắt kịp thời đƣờng lối, chủ trƣơng lãnh đạo của Đảng, Nhà nƣớc từ đó định hƣớng thông tin đúng theo tôn chỉ, mục đích; Là chủ thể trong việc tham gia, vận động, tổ chức các chƣơng trình, sự kiện, mối quan hệ gắn bó giữa tờ báo, cán bộ viên chức với hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, với các ngành, doanh nghiệp, tổ chức…

Thực hiện tố nhiệm vụ kinh tế: Tạo đƣợc nguồn thu tài chính để dần tiến tới tự chủ mà không cần phụ thuộc vào nguồn ngân sách Nhà nƣớc; Chăm lo, nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên để họ an tâm công tác, cống hiến cho sự nghiệp của đơn vị.

Thực hiện tốt trách nhiệm cộng đồng: Đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội; Thực hiện đƣợc các chƣơng trình hành động nhƣ đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội, uống nƣớc nhớ nguồn; Nâng cao nhận thức ngƣời dân, tạo đƣợc sự đồng thuận

của nhân dân đối với chủ trƣơng, đƣờng đối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc.

Tiềm lự tài hính

Để phát triển bất cứ lĩnh vực nào, yếu tố tài chính luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Khi nguồn tài chính suy giảm, nhà quản lý sẽ phải xem xét đến việc cắt giảm chi phí cho các hoạt động báo chí. Khi đơn vị hoạt động tốt, nhu cầu về mở rộng hoạt động đƣợc nâng cao hơn. Với xu thế truyền thông hiện nay, đặc biệt là sự bùng nổ của mạng xã hội, khi một tờ báo yếu về năng lực tài chính sẽ bị thua thiệt hầu nhƣ ở mọi mặt trận trong cuộc chạy đua giành lấy thị phần. Tài chính mạnh sẽ là điều kiện tốt nhất để tờ báo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, thực hiện các chiến lƣợc hoạt động kinh tế báo chí, đầu tƣ cho nguồn nhân lực, trang thiết bị công nghệ - kỹ thuật hiện đại đến các chính sách thu hút doanh nghiệp, nhà quảng cáo và các đơn vị liên kết kinh doanh.

1.3. Kinh nghiệm thự tiễn về quản lý hoạt động kinh tế báo hí

1.3.1. Công tác quản lý hoạt động kinh tế báo chí tại một số nước trên thế giới

Giữa thế kỷ XIX, những ngƣời làm báo trên thế giới đã bắt đầu chú ý đến mục tiêu kinh tế trong hoạt động báo chí. Các hoạt động kinh tế báo chí đƣợc hình thành và phát triển mạnh mẽ từ đó. Các cơ quan báo chí trên thế giới bắt đầu chú ý đến các mục tiêu và định hƣớng cải tiến nội dung bài vở để tăng doanh thu và lợi nhuận từ các ấn phẩm. Sau đó, với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh, các cơ quan báo chí đã có những liên kết mới với các đơn vị truyền thông, thành lập nên các tập đoàn báo chí và thể hiện rõ xu hƣớng tự chủ tài chính rõ rệt cũng nhƣ biểu hiện xu hƣớng kinh tế tài chính một cách chi tiết trên thế giới.

Trong phạm vi của luận văn, tác giả tập trung khai thác nội dung quản lý hoạt động kinh tế báo chí tại một trong những nền kinh tế phát triển hàng đầu trên thế giới và luôn đón đầu trong các xu hƣớng kinh tế báo chí là Mỹ. Giữa thế kỷ XIX, báo chí Mỹ đã thành lập và phát triển những doanh nghiệp hùng mạnh hoạt động trong lĩnh vực này. Theo đó, các đơn vị này hoàn toàn có thể tự chủ về tài chính, phát huy tối đa hiệu quả làm báo, vẫn phát huy đƣợc chức năng của nghề báo

và vẫn tạo ra đƣợc lợi nhuận rất cao từ các ấn phẩm và các sản phẩm báo chí khác. Có thể nói, báo chí Mỹ là một minh họa cụ thể về sự thành công vƣợt trội trong lĩnh vực kinh tế báo chí.

Theo định hƣớng phát triển ngành báo, ngƣời Mỹ luôn coi báo chí và truyền thông nhƣ một ngành công nghiệp nặng và luôn có những chiến lƣợc để nó phát triển đến mức tối đa. Đến cuối thế kỷ này, báo chí đã trở thành một nền kinh doanh lớn ở Mỹ, có tính độc lập tƣơng đối trong đời sống xã hội.Các định hƣớng trong công tác quản lý để cho hoạt động kinh tế báo chí Mỹ đã trải qua những giai đoạn chuẩn bị, hình thành, phát triển và lớn mạnh nhƣ hiện nay:

Đổi mới tƣ duy theo hƣớng chú trọng mục tiêu kinh tế. Mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực truyền thông.

Mở rộng năng lực điều hành đối nội và đối ngoại ở nhiều tờ báo.

Tham gia năng động vào nền kinh tế nhƣ những doanh nghiệp thực thụ. Nền báo chí Mỹ đã tuân theo quy luật phát triển đó, đƣợc đánh giá là một trong những nền báo chí mạnh nhất thế giới và cũng từ quy luật phát triển đó mà nƣớc Mỹ đƣợc đánh giá là cái nôi ra đời của các tập đoàn báo chí - truyền thông hàng đầu thế giới. Đặc biệt, các tập đoàn báo chí lớn mạnh tại Mỹ hoạt động với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kinh tế báo chí của báo nhân dân​ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)