Bài học kinh nghiệm đối với BáoNhân Dân về quản lýhoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kinh tế báo chí của báo nhân dân​ (Trang 46)

báo chí

Qua phân tích về sự thành công của một số cơ quan báo chí nƣớc ngoài và trong nƣớc, tác giả xin đúc kết một số kinh nghiệm đối với Báo Nhân Dân về quản lý hoạt động kinh tế báo chí nhƣ sau:

Thứ nhất, Xây dựng các kế hoạch, chiến lƣợc phát triển các hoạt động kinh tế báo chí theo từng giai đoạn và cụ thể khác nhau, tuỳ thuộc vào tính chất hoạt động và mục tiêu doanh thu, lợi nhuận của từng báo. Cần cân đối để hài hoà các mục tiêu và phù hợp với tôn chỉ hoạt động của từng báo.

Thứ hai, Cần đề xuất các ý kiến và phƣơng án nhằm hoàn thiện các văn bản pháp luật về hoạt động kinh tế báo chí.

Thứ ba, Tìm hiểu các xu hƣớng phát triển chiều dọc và hàng ngang của xu hƣớng kinh tế báo chí trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc để xem xét, triển khai ứng dụng đối với tờ báo.

Thứ tƣ, Phải giữ vững tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, không tách rời chức năng nhiệm vụ của một cơ quan báo chí dù trong mọi hoàn cảnh. Đây chính là điểm khác biệt giữa báo chí với các loại hàng hóa thông thƣờng chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con ngƣời.

Thứ năm, Quan tâm đến vấn đề nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và nâng cao chất lƣợng của nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động kinh tế báo chí của tờ báo. Điều này tối quan trọng trong bối cảnh thị trƣờng báo chí đang và sẽ có những bƣớc thay đổi cực kỳ nhanh chóng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ.

chủ hoàn toàn về tài chính và có chiến lƣợc phát triển cụ thể. Điều này rất quan trọng để Báo Nhân Dân sẵn sàng và chủ động với những chuyển đổi trong cách thức tổ chức, quản lý và vận hành hoạt động của Báo cũng nhƣ sự thích nghi của đội ngũ cán bộ viên chức.

Thứ bảy, Công tác tự thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh tế báo chí của mỗi đơn vị trong lĩnh vực báo chí cần đƣợc duy trì thƣờng xuyên nhằm hạn chế tối đa những rủi ro và kẽ hở trong các hoạt động kinh tế, đặc biệt là hoạt động quảng cáo báo chí. Từ đó, góp phần quản lý hoạt động kinh tế báo chí đƣợc an toàn, đúng quy định của pháp luật.

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Quy trình nghiên ứu

Bƣớc 1: Bằng việc nghiên cứu tổng quan các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả sẽ tiến hành hệ thống hóa để hình thành khung lý thuyết về quản lý hoạt động kinh tế báo chí làm căn cứ cho phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động kinh tế báo chí tại Báo Nhân Dân.

Bƣớc 2: Trên cơ sở khung lý thuyết, tiến hành điều tra khảo sát, thu thập số liệu, sử dụng các công cụ thống kê để phản ánh, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động kinh tế báo chí tại Báo Nhân Dân.

Bƣớc 3: Phân tích các dữ liệu thu thập đƣợc, kết hợp với ý kiến của chuyên gia để rút ra các ƣu điểm cũng nhƣ hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý hoạt động kinh tế báo chí tại Báo Nhân Dân.

Bƣớc 4: Trên cơ sở phân tích hạn chế và nguyên nhân, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động kinh tế báo chí của Báo Nhân Dân.

2.2 Phƣơng pháp thu thập ữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thực hiện phƣơng pháp này, luận văn đã tiến hành thu thập, phân tích, đánh giá các tài liệu thứ cấp từ các nguồn sau:

- Các quy định của nhà nƣớc,các báo cáo của bộ, ngành… có liên quan. - Sách, báo, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các báo cáo khoa học có liên quan tới nội dung quản lý hoạt động kinh tế báo chí nói chung và tại Báo Nhân Dân nói riêng.

Nguồn tài liệu thứ cấp cũng đƣợc thu thập từ các báo cáo, các tài liệu thống kê chính thức của Ban Biên tập, Ban Trị sự, Văn phòng và các ban chức năng của Báo, các đơn vị trực thuộc Báo NhânDân.

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Luận văn tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp bằng bảng hỏi từ cuộc khảo sát trực tiếp CBCNV đang làm việc tại Báo Nhân

Dân. Bảng hỏi đƣợc thiết kế theo 02 mẫu, 01 mẫu dành cho nhân viên với 100 khách thể nghiên cứu trên tổng số 434 phóng viên, nhân viên đang làm việc tại Báo và 01 mẫu dành cho đội ngũ cán bộ quản lý với 30 khách thể nghiên cứu trên tổng số 89 cán bộ quản lý tại Báo Nhân Dân. Các khách thể nghiên cứu đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên tại tất cả các ban, đơn vị của Báo Nhân Dân để bảo đảm tính khách quan và có tính đại diện cao.

Thời gian khảo sát đƣợc thực hiện vào tháng 4 năm 2020, đều đảm bảo tính hợp lệ và đƣợc tổng hợp bằng phần mềm excel.

2.3 Phƣơng pháp phân tí h ữ liệu

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để phân tích đánh giá số liệu thống kê, từ đó rút ra các nhận xét đánh giá khách quanchính xác thực trạng công tác quản lý hoạt động kinh tế báo chí tại Báo Nhân Dân trong thời gian qua. Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trƣng, xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã đƣợc thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tƣợng, xu hƣớng biến động cũng nhƣ tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tƣợng, để từ đó rút ra đƣợc những kết luận khoa học về bản chất cũng nhƣ tính quy luật của hiện tƣợng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tƣợng trong thời gian ngắn.

2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp này nhằm thu thập, phân tích, trình bày và đánh giá về thực trạng công tác quản lý hoạt động kinh tế báo chí của Báo Nhân Dân các năm từ 2017 đến 2019. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu trong Chƣơng 3 của Luận văn.

2.3.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phƣơng pháp phân tích: Tác giả sử dụng phƣơng pháp này nhằm phân tích thực trạng quản lý hoạt động kinh tế báo chí của Báo Nhân Dân, trên cơ sở dữ liệu đã đƣợc thống kê, mô tả, nhằm tìm ra những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế yếu

kém, đồng thời xác định các nguyên nhân của những hạn chế tồn tại và đề xuất các giải pháp cho công tác này trong giai đoạn tiếp theo.

Phƣơng pháp tổng hợp: Phƣơng pháp tổng hợp giúp tác giả đƣa ra những nhận định và đánh giá khái quát về vấn đề nghiên cứu trong luận văn. Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp này để thu thập, tổng hợp số liệu về thực trạng quản lý công tác kinh tế báo chí các năm từ 2017 đến 2019 của Báo Nhân Dân.

2.3.3. Phương pháp so sánh

Liên kết các thông tin đặt cạnh nhau để thấy rõ hơn bức tranh thực trạng về quản lýhoạt động kinh tế báo chí của Báo Nhân Dân giữa các năm (năm 2018 so với 2017, năm 2019 so với 2018) thông qua các số tuyệt đối và số tƣơng đối (%) để thấy đƣợc sự chênh lệch giữa các năm, thấy đƣợc xu hƣớng tăng/giảm trong giai đoạn nghiên cứu. Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 3 của Luận văn khi phản ánh thực trạng hoạt động kinh tế báo chí và quản lý hoạt động kinh tế báo chí tại Báo Nhân Dân.

CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BÁO CHÍ CỦA BÁO NHÂN DÂN

3.1. Tổng qu n về Báo Nhân Dân

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Báo Nhân Dân, Cơ quan Trung ƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tiếng nói của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân Việt Nam, ra số đầu ngày 11-3-1951 tại Chiến khu Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Báo Nhân Dân kế tục truyền thống báo Thanh Niên do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ngày 21-6-1925 và các báo Tranh Đấu, Dân Chúng, Cờ Giải Phóng, Sự Thật.

Báo chủ yếu phát hành dài hạn đến hệ thống chi bộ và đƣợc bán ở các sạp báo. Báo Nhân Dân cùng với tạp chí Cộng sản là hai cơ quan ngôn luận chủ chốt của đảng Cộng sản Việt Nam. Chỉ thị 11 yêu cầu các chi bộ đảng phải mua, đọc và làm theo báo đảng này đã đƣợc đƣa vào thực hiện đƣợc 23 năm (tính tới thời điểm năm 2020). Việc chỉ thị này do chính Bộ chính trị ban hành chứng tỏ đảng Cộng sản rất đề cao vai trò của Báo Nhân Dân trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Do vị thế là tiếng nói của Đảng, Nhà nước..., nên vai trò của Báo Nhân Dân

rất quan trọng trong chính thể Việt Nam hiện nay. Nhiều chính khách nổi tiếng của Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng làm việc tại Báo Nhân Dân hoặc tham gia viết bài. Đồng chí Trƣờng Chinh và Đồng chí Tố Hữu đã từng làm chủ bút của báo này. Các thế hệ Tổng Biên tập của Báo đều giữ chức vụ từ Ủy viên Trung ƣơng Đảng trở lên, đồng thời kiêm nhiệm một số chức vụ quan trọng khác trong Đảng.

Báo Nhân Dân có quan hệ hữu nghị, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ với nhiều báo trên thế giới.

Trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nƣớc và trong sự nghiệp đổi mới xây dựng nƣớc Việt Nam vì "Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", Báo Nhân Dân luôn có mặt trên những trận tuyến nóng

bỏng bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, là tiếng nói của Đảng, Nhà nƣớc, đồng thời là diễn đàn tin cậy của nhân dân.

Tên và địa chỉ của Báo

Báo Nhân Dân:

Loại hình: Nhật báo

Chủ sở hữu: Đảng Cộng sản Việt Nam

Nhà xuất bản: Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam

Thành lập: 11 tháng 3 năm 1951

Ngôn ngữ: Tiếng Việt

Trụ sở: 71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Website chính thức: Nhân Dân điện tử

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Báo Nhân Dân

Căn cứ Quyết định số 70-QĐ/TW ngày 03/4/2003 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Báo Nhân Dân.

Chứ năng ủ Báo Nhân Dân:

Báo Nhân Dân là đơn vị sự nghiệp trung ƣơng của Đảng, đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp và thƣờng xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ, có chức năng là cơ quan ngôn luận Trung ƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân Việt Nam; ngọn cờ chính trị - tƣ tƣởng của Đảng trên mặt trận báo chí nƣớc ta; cầu nối giữa Đảng, Nhà nƣớc với nhân dân.

Đối tƣợng đọc Báo Nhân Dân là cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Nhiệm vụ ủ Báo Nhân Dân:

Trên cơ sở chức năng của Báo Nhân Dân, Ban Biên tập tổ chức xuất bản các ấn phẩm Nhân Dân (Nhân Dân hằng ngày, Nhân Dân cuối tuần, Nhân Dân hằng

tháng, Nhân Dân điện tử tiếng Việt và tiếng Anh), thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:

Tuyên truyền:

- Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc chân chính và chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân, giáo dục lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lối sống lành mạnh, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá của loài ngƣời trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; góp phần xây dựng con ngƣời mới Việt Nam.

- Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.

- Tuyên truyền đƣờng lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc ta; góp phần mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập dân tộc và chủ quyền đất nƣớc, tranh thủ và tạo môi trƣờng quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thông tin và bình luận kịp thời, chính xác với định hƣớng đúng đắn các sự kiện quan trọng trong nƣớc và trên thế giới.

Cổ động:

Cổ vũ những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến, hƣớng suy nghĩ và hành động của cán bộ, đảng viên, nhân dân vào những mục tiêu cụ thể và thiết thực của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tổ chức tập thể:

- Tham gia phát động, chỉ đạo và tổ chức các phong trào hoạt động cách mạng của quần chúng.

- Từ những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, tham gia tổng kết thực tiễn, góp phần vào việc hình thành, kiểm nghiệm, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện đƣờng lối của Đảng, các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; đƣa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

Là diễn đàn của nhân dân:

Phản ánh trung thực những tâm tƣ, nguyện vọng chính đáng, những kiến nghị, kinh nghiệm và sáng kiến của mọi tầng lớp nhân dân.

Đấu tranh, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đấu tranh chống tiêu cực:

- Bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, đồng thời đấu tranh kiên quyết, chủ động, kịp thời, sắc bén và có sức thuyết phục chống lại những luận điệu và hành động của các thế lực thù địch có hại đến sự nghiệp cách mạng nƣớc ta.

- Đấu tranh kiên quyết, có trọng tâm, trọng điểm, chính xác, đúng pháp luật, chống tiêu cực, tham nhũng, buôn lậu, quan liêu, lãng phí và các tệ nạn xã hội khác.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Báo Nhân Dân

Báo Nhân Dân là cơ quan sự nghiệp có thu, đƣợc tổ chức thành Bộ Biên tập với cơ cấu tổ chức nhƣ sau:

Ban Biên tập Báo Nhân Dân:

Cơ quan lãnh đạo, quản lý tờ báo, gồm: Tổng Biên tập, các Phó Tổng Biên tập, các Ủy viên Ban Biên tập.

Cơ cấu tổ chức của Báo Nhân Dân gồm 25 đầu mối là các ban biên tập chuyên môn, các vụ và đơn vị sau đây:

- Ban Xây dựng đảng - Ban Chính trị - Xã hội - Ban Kinh tế - Công nghiệp - Ban Nông nghiệp

- Ban Khoa giáo

- Ban Quốc tế - Ban Bạn đọc.

- Ban Nhân Dân điện tử - Ban Nhân Dân cuối tuần - Ban Nhân Dân hằng tháng - Ban Thƣ ký - Biên tập

- Ban Quản lý phóng viên thƣờng trú

- Cơ quan thƣờng trực tại Thành phố Hồ Chí Minh - Cơ quan thƣờng trực tại Đà Nẵng

- Cơ quan thƣờng trực tại Cần Thơ - Cơ quan thƣờng trú tại Pháp - Cơ quan thƣờng trú tại Lào

- Cơ quan thƣờng trú tại Trung Quốc - Cơ quan thƣờng trú tại Thái Lan - Cơ quan thƣờng trú tại Liên bang Nga - Ban Trị sự.

- Phòng Tƣ liệu - Thƣ viện. - Vụ Tổ chức - Cán bộ.

- Nhà in Báo Nhân Dân tại Hà Nội.

- Nhà in Báo Nhân Dân tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Nhà in Báo Nhân Dân tại Đà Nẵng.

Các ban, vụ, cơ quan thƣờng trực có cán bộ cấp vụ trƣởng là thủ trƣởng và một số phó vụ trƣởng. Các cơ quan thƣờng trú ngoài nƣớc có thủ trƣởng cơ quan (không nhất thiết phải là cấp vụ).

Các nhà in tự chủ sản xuất kinh doanh, hạch toán độc lập, thực hiện biên chế và quỹ tiền lƣơng theo những quy định đối với đơn vị SỰ NGHIỆP nhà nƣớc. Về cán bộ, Ban Biên tập quản lý ba chức danh giám đốc, phó giám đốc, kế toán trƣởng.

Ngoài cơ cấu tổ chức nhƣ trên, Báo Nhân Dân đƣợc thành lập bộ phận bổ trợ xuất bản (phát hành báo, kinh doanh các ấn phẩm, khai thác quảng cáo...).

Khi cần điều chỉnh, bổ sung cơ cấu tổ chức, Báo Nhân Dân thống nhất với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kinh tế báo chí của báo nhân dân​ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)