Mối quan hệ giữa cổ tức và giá cổ phiếu

Một phần của tài liệu 127 đánh giá tác động của chính sách chi trả cổ tức tới giá cổ phiếu nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK TP HCM,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 27 - 30)

1.5.1. Chính sách cổ tức có tác động tới giá cổ phiếu

Baskin (1989) là một trong những người nghiên cứu đầu tiên về mối liên hệ giữa chính sách chi trả cổ tức và dao động giá cổ phiếu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chính sách cổ tức ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thông qua tỉ lệ chi trả cổ tức và lợi tức của cổ phiếu thực nghiệm trên 2344 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ.

Allen và Michaely (2003) bằng nghiên cứu của mình, tác giả chỉ ra rằng sự thay đổi của giá cổ phiếu gắn liền với sự thay đổi của cổ tức với cùng một tín hiệu và

sự phản ứng giá cổ phiếu liên quan trực tiếp tới mức độ thay đổi của cổ tức. Cùng quan điểm, bằng sự nghiên cứu sự tác động của thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt đối với giá cổ phiếu trên TTCK Karachi ở Pakistan, nghiên cứu của Shahid M.

và các cộng sự (2011) đã đưa ra nhận định rằng cổ tức là một thông báo hấp dẫn, gắn liền với việc tạo ra lợi nhuận bất thường sau thông báo chi trả cổ tức.

Shulian và Yanhong (2005) với nghiên cứu trên 299 công ty niêm yết trên sàn giao dịch Shanghai, Trung Quốc thì nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chi trả cổ tức có mối quan hệ trực tiếp với tỉ suất sinh lời hiện tại của mỗi cổ phiếu và tổng tài sản và tỉ lệ nghịch với hệ số nợ.

Võ Xuân Vinh (2014) sử dụng mô hình hồi quy phân tích với dữ liệu từ 103 công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2012, kết quả cho thấy tác động có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và lợi tức cổ phiếu đến dao động giá cổ phiếu. Cụ thể tỉ lệ chi trả cổ tức có tác động cùng chiều với dao động giá cổ phiếu còn lợi tức cổ phiếu có tác động ngược chiều.

Võ Xuân Vinh và Đoàn Minh Thái (2015) trong nghiên cứu với mẫu là các Doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh

giai đoạn 2014-2018, nghiên cứu đã chỉ ra rằng thị trường thường phản ứng chậm thông qua giá cổ phiếu tăng trong một giai đoạn sau khi thông tin chính sách cổ tức được thông báo và xảy ra rò rỉ thông tin thông qua khối lượng giao dịch khi công ty trả cổ tức tiền mặt.

Đặng Thị Quỳnh Anh và Phạm Thị Yến Nhi (2015) từ dữ liệu của 165 công ty niêm yết trên HOSE và HNX giai đoạn từ 2009 đến năm 2013, bằng việc sử dụng mô hình hồi quy, hiệu ứng tác động cố định FEM, tác giả chỉ ra rằng mối quan hệ cùng chiều giữa tỉ suất cổ tức và tỉ lệ chi trả cổ tức cùng chiều với biến động giá cổ phiếu.

1.5.2. Chính sách cổ tức không tác động tới giá cổ phiếu

Black và Scholes (1974) đã sử dụng mô hình định giá tài sản vốn để nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách chi trả cổ tức và lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được

sau khi điều chỉnh rủi ro và thuế trên 25 danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán

New York trong khoảng thời gian từ 1936-1966. Kết quả cho thấy không có mối quan

hệ nào giữa chính sách cổ tức và biến động giá cổ phiếu.

Hoàng Mai Phuong và Nguyễn Thanh Hồng Ân (2018), bằng phương pháp ước lượng GMM, kiểm định trên dữ liệu của 133 doanh nghiệp niêm yết trên sàn

HOSE, nghiên cứu đã cho thấy chính sách cổ tức của doanh nghiệp dường như không

có tác động lên giá cổ phiếu của doanh nghiệp bởi lợi ích của việc trả cổ tức có thể bị trung hoà bởi các chi phí mà doanh nghiệp phải gánh chịu do cạn kiệt nguồn tiền mặt.

Mục tiêu cơ bản nhất của bất kì công việc kinh doanh nào là tạo ra và đem lại lợi nhuận cho chủ sở hữu của doanh nghiệp kinh doanh đó và cổ tức chính là hình thức quan trọng để doanh nghiệp thể hiện rõ nhiệm vụ này của mình. Xung quanh chính sách cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu cũng tồn tại khá nhiều ý kiến. Cổ tức bằng tiền mặt là khoản thu nhập bị động, an nhàn và không cần phải mua bán liên tục, đây là hình thức khiến cho nhà đầu tư tin rằng doanh nghiệp đang phát triển, kinh

doanh tốt và dòng tiền cho hoạt động tái đầu tư ổn định. Mặt khác nhiều nhà đầu tư cho rằng: việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho thấy doanh nghiệp giữ lại tiền mặt để thực hiện việc phát triển các dự án , giúp tăng quy mô và mang lại giá trị dài hạn cho cổ đông. Việc nhận cổ tức bằng tiền mặt phải chịu thuế thu nhập trong khi việc nhận cổ tức bằng cổ phiếu giúp cho nhà đầu tư có thể trì hoãn ghi nhận lợi nhuận từ việc bán cổ phiếu và chờ cơ hội tăng giá khi thị trường tăng trưởng tốt hơn. Nhưng tuy nhiên những nhận định này liệu lúc nào cũng đúng và hợp lý trong mọi giai đoạn thị trường khác nhau hay không ? Hay tuỳ vào giai đoạn thị trường và doanh nghiệp, nhà

đầu tư có những kì vọng khác nhau về phương thức chi trả cổ tức của doanh nghiệp? Tác giả đã tổng hợp và đưa ra các thực nghiệm ở phần trên, bao gồm cả thực nghiệm tác động và không có tác động nhưng tuy nghiên các thực nghiệm trên, các tác giả mới chỉ phân tích trên bộ dữ liệu ở một khoảng thời gian ngắn nhất định và thực hiện đa số trên thông báo chính sách chi trả cổ tức tiền mặt, ít nói đến chính sách

chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và chưa chia giai đoạn một cách cụ thể. Chính vì vậy nghiên cứu sau đây của tác giả sẽ kiểm định 2 hình thức chi trả cổ tức tiền mặt và cổ phiếu trong hai giai đoạn thị trường khủng hoảng và tăng trưởng để kiểm chứng phản

ứng dao động giá với công bố thông tin qua đó thấy được tâm lý và kỳ vọng của nhà đầu tư trong từng giai đoạn để từ đó doanh nghiệp cân nhắc trong việc lựa chọn hình thức chi trả cổ tức cho phù hợp.

THỐNG KÊ CÁC ĐỢT CHI TRẢ CỔ TỨC TỪ 2009-2018 Hình thức GĐ 2009-2013 GĐ 2014-2018

Tiền mặt 90 đợt 108 đợt

Cổ phiếu 21 đợt 31 đợt

CHƯƠNG 2

SỚ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU •

Một phần của tài liệu 127 đánh giá tác động của chính sách chi trả cổ tức tới giá cổ phiếu nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK TP HCM,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w