động XNK Việt Nam
Việt Nam sau một quá trình dài trong hội nhập và phát triển với nền kinh tế, thương mại của thế giới đã đạt được những ổn định nhất định trong việc điều hành chính sách tiền tệ trong nước nói chung cũng như chính sách TGHĐ nói riêng. Nhờ đó, chỉ số lạm phát được duy trì khá ổn định hàng năm và duy trì ở mức thấp dao động trong khoảng 4%. Bên cạnh đó, cán cân thanh toán của nước ta cũng đã đạt giá trị thặng dư, cùng với nguồn dự trữ ngoại tệ của Nhà nước ở giá trị cao. Điểm đáng chú ý là, Bộ tài chính Mỹ công bố danh sách liệt kê những nước trong diện cần theo dõi về tình hình thao túng tiền tệ, thì Việt Nam vẫn nằm trong mười quốc gia của danh sách đó. Chính vì vậy, có thể dự báo rằng tỷ giá của VNĐ/USD không chỉ trong
năm 2020 này mà trong cả những năm tới sẽ có khuynh hướng tiếp tục ổn định như trong giai đoạn vừa qua.
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế, thương mại toàn cầu mà tăng trưởng chậm lại, cũng có nghĩa là hoạt động XK và đầu tư của những quốc gia, khu vực kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài theo đó mà được dự báo cũng sẽ giảm tỷ lệ tăng trưởng. Hệ quả dẫn đến hoạt động NK các máy móc, thiết bị, NVL và cả hàng hóa cũng từ đó mà trở nên dễ dàng hơn. Từ đó giảm sức ép lên nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu cũng như máy móc. Tác động cũng tương đương và giống với trường hợp giải ngân chậm của hoạt động đầu tư công. Đặc biệt, những mặt hàng thuộc danh mục xuất khẩu của nước ta chủ yếu là gạo, nông sản, rau củ quả- những nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày. Cho nên, có thể nói, trong thời kì tới, cán cân TM của Việt Nam sẽ tiếp tục ổn định, duy trì ở trạng thái cân bằng, thậm chí xa hơn có thể đạt tới mức độ thặng dư.
Chính vì vậy, có thể dự báo rằng, chính sách TGHĐ của đồng tiền VNĐ thời gian tới vẫn sẽ tiếp tục có xu hướng ổn định với đồng Dollar Mỹ. Nhờ vậy mà nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như hoạt động XNK của Việt Nam nói riêng trong giai đoạn tới sẽ đạt được những triển vọng đáng kỳ vọng.