Các kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 128 đánh giá tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của vệt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 73 - 75)

Thứ nhất, chính sách TGHĐ của Việt Nam luôn hoạt động xoay quanh chế

độ neo TGHĐ theo đồng tiền Dollar Mỹ - USD. Theo đó, TGHĐ chính thức và biên độ dao động sẽ biến động theo từng thời kì để có thể thích ứng với những thay đổi, biến động của thị trường.

Nếu xét trên phương diện lý thuyết của “Tam nan kinh tế” hay còn gọi là “Bộ ba chính sách không thể đồng thời”, việc NHNN Việt Nam áp dụng cơ chế chính sách

TGHĐ này sẽ giúp cho việc giảm thiểu các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình giao dịch và cả những rủi ro phát sinh liên quan đến TGHĐ. Những lợi ích này có thể

nói đều cần thiết và thích hợp với những quốc gia mới nổi, đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ chế chính sách TGHĐ như vậy sẽ dễ bị ảnh hưởng trước các hành vi đầu cơ. Bên cạnh đó, kinh tế nước nhà cũng sẽ phải đánh đổi giữa việc kinh tế Việt Nam hòa vào nền kinh tế- tài chính thế giới hay mang tính chất độc lập đối với chính sách TGHĐ.

Thứ hai, đối với cơ cấu xuất khẩu theo khu vực kinh tế, khi Nhà nước Việt

Nam chuyển đổi chính sách TGHĐ từ cố định - đa tỷ giá sang chế độ neo tỷ giá, với mức TGHĐ giữa USD và VNĐ ngày càng tăng, khuyến khích các nhà đầu tư ngoại

quốc đầu tư sâu hơn vào các lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam. Mặc dù còn rất nhiều yếu tố khác tác động đến xu hướng của dòng vốn FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên, việc ban hàng chính sách TGHĐ là một trong những yếu tố điển hình, có tác động mật thiết đến dòng chảy của luồng FDI.

Thứ ba, trong thời điểm những năm 2011-2018, Việt Nam đã không ngừng

đẩy mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu, kí kết thêm nhiều các FTAs và giao thương xuất khẩu với các nước bạn hàng mới. Chính vì vậy, cho đến thời điểm hiện nay, đã có hơn 200 nước cũng như các vùng lãnh thổ mà tại đó có sự hiện diện của hàng hóa được XK từ Việt Nam sang. Điều đáng chú ý là, giá trị XK của những bạn hàng lớn nhất của nước ta, bao gồm: Mỹ, EU, ASEAN, Hàn Quốc và Nhật đều tăng đều, đạt mức giá trị thặng dư.

Thứ tư, số liệu từ Tổng cục Thống kê qua các năm cho thấy Mỹ tuy là một

trong những thị trường khó tính nhất, nhưng liên tục nhiều năm liền, đều là thị trường

xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam, với kim ngạch trung bình hàng năm đều trên mức 10%.

Như vậy, có thể thấy, chính sách TGHĐ và thị trường xuất khẩu mục tiêu có mối quan hệ qua lại, mật thiết và cùng chiều với nhau. Với việc ban hành và áp dụng chính sách TGHĐ của NHNN thời gian qua, dựa trên việc neo TGHĐ dựa theo đồng tiền của nước Hoa Kỳ, Việt Nam có xu hướng xuất khẩu sang thị trường này với khối

lượng lớn nhằm thu được nhiều lợi ích kinh tế và ngược lại.

Thứ năm, xu hướng nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam càng

có xu hướng tăng lên một cách mạnh mẽ: một phần là do Việt Nam đang trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước nên cần nhập khẩu nhiều nguyên liệu sản xuất, máy móc, công nghệ,.. .Tuy nhiên, phần lớn nguyên nhân của sự tăng lên này lại đến từ tâm lý “sính hàng ngoại” của Việt Nam, nhiều mặt hàng rõ ràng Việt Nam có thể tự sản xuất được nhưng vẫn nhập khẩu ồ ạt về; nhiều máy móc, thiết bị khi nhập khẩu về rõ ràng có giá cao hơn nhiều so với giá cả thế giới nhưng người dân vẫn

sẵn sàng chi trả.

Tình trạng phá giá đồng tiền Việt vẫn tiếp tục xảy ra, tỷ giá giữa USD và VNĐ

Vậy nên, chính sách TGHĐ là một trong các nhân tố có tác động đáng kể đến giá trị NK hàng hóa từ quốc tế về Việt Nam. Ngoài ra, nó phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố kết hợp lại với nhau. Nhưng nguyên nhân chủ yếu tác động đến giá trị NK là do xu hướng “chuộng hàng ngoại” vốn đã thấm nhầm vào tiềm thức, sở thích của người dân Việt thì khi đời sống được cải thiện, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng hàng ngoại ắt có xu hướng tăng theo từng năm.

Thứ sáu, khi Nhà nước Việt Nam chuyển đổi chính sách TGHĐ từ cố định -

đa tỷ giá sang chế độ neo tỷ giá, với mức TGHĐ giữa USD và VNĐ ngày càng tăng, khuyến khích các nhà đầu tư ngoại quốc đầu tư sâu, nhập khẩu nhiều hơn tại Việt Nam. Mặc dù còn rất nhiều yếu tố khác tác động đến xu hướng của dòng vốn FDI xem có quyết định nhập khẩu tại Việt Nam hay không, như: trình độ tiên tiến của khoa học, công nghệ nước nhà hay trình độ chuyên môn của người lao động, chất lượng nguyên vật liệu có đáp ứng được tiêu chuẩn của nhà đầu tư đặt ra,.... Tuy nhiên,

việc ban hành chính sách TGHĐ là một trong những yếu tố điển hình, có tác động mật thiết đến dòng chảy của luồng FDI để xác định yếu tố nhập khẩu ngay tại Việt Nam hay mua sắm từ nước ngoài.

Thứ bảy, hoạt động NK của nước ta không có xu hướng tăng đều ở cả hai

phân khúc thị trường mà tăng dần lên ở khu vực Châu Á, giảm dần ở các nước Châu Âu. Tốc đổ suy giảm bình quân hàng năm trong vòng một thập kỉ tính từ năm 1995 dao động ở mức 5%. Nguyên nhân của sự dịch chuyển khuynh hướng nhập khẩu này là do sự dịch chuyển của yếu tố FDI vào Việt Nam từ những nước Châu Á ngày càng tăng. Có nghĩa là nếu nước ta xuất khẩu chủ đạo sang quốc gia nào thì cũng sẽ nhập khẩu chủ yếu từ quốc gia đó, chủ yếu từ hoạt động NK máy móc của các doanh nghiệp

liên doanh VN cũng như từ hoạt động hỗ trợ ODA.

Một phần của tài liệu 128 đánh giá tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của vệt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 73 - 75)

w