Giai đoạn từ 1999-2019

Một phần của tài liệu 128 đánh giá tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của vệt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 40 - 47)

- Tỷ giá hoi đoái:

Kể từ khi thực hiện chế độ mở cửa, hội nhập nền kinh tế năm 1986, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn với nền kinh tế toàn cầu. Bước ngoặt quan trọng đầu tiên trong việc Việt Nam đổi mình, hội nhập với nền kinh tế thế giới, là khi chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tiếp đó, NHNN

cũng đã không ngừng nỗ lực, tiếp tục tích cực tham gia thỏa thuận, đàm phán và ký kết thành công nhiều FTA - các Hiệp định tự do thương mại thế hệ mới với nội dung liên quan đến ngành Ngân hàng. Có thể nói đây là những dấu mốc quan trọng khi

Tháng 01/2005 Tháng 12/2005

EUR 21,107 18,988

GBP 30,076 28,101

JPY 152.47 136.42

USD 15,793 15,909

tính đến thời điểm hiện tại dã có tổng cộng 16 FTAs của Việt Nam với 12 FTAs đã được ký kết và có hiệu lực (AFTA, ACFTA, AKFTA, AJCEP, VJEPA, AIFTA, AANZFTA, VCFTA, VKFTA, VN - EAEU FTA, CPTPP, AHKFTA); 1 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực (EVFTA) và 3 FTAs đang trong vòng đàm phán (RCEP, Việt Nam - EFTA FTA, Việt Nam - Israel FTA).

Những FTAs này đã góp phần quan trọng tạo ra bước ngoặt lớn đối với thị trường

ngoại hối của Việt Nam. NHNN đã thay đổi toàn bộ cơ chế xác định TGHĐ. Thay vì

TGHĐ sẽ được xác định mang tính chất chủ quan theo kế hoạch của NHNN như trước

kia, thì đến nay, TGHĐ đã được xác định một cách khách quan hơn dựa trên cơ sở của

quy luật cung cầu trên thị trường tự do và cơ chế thả nổi có điều tiết của Chính phủ. Tỷ

giá từ đó mà có xu hướng tăng đều theo từng năm. Biểu đồ 2.2 dưới đây biểu diễn xu thế của tỷ giá qua từng năm từ 1999 - 2018.

Biểu đồ 2.2: Sự thay đổi tỷ giá qua các năm 1999-2018

10,000 5,000

0

v Ạ Ạ Ạ Ạ

(Nguồn: “Official Exchange rate-Vietnam”, data.worldbank.org, 2020)

Kể từ năm 1999-2004, TGHĐ vẫn tiếp tục được duy trì tương đối ổn định.

TGHĐ bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng của VNĐ so với USD cũng

tăng nhẹ hàng năm. Tỷ giá giao dịch trên thị trường NTLNH gần như theo sát và tương khớp với tỷ giá trên thị trường tự do.

Chính nhờ việc ổn định TGHĐ mà các cá nhân, tổ chức kinh doanh đã yên tâm hơn, không còn hiện tượng chuyển đổi đồng VNĐ sang USD nữa, hay nói cách

29

khác là giúp giảm thiểu tâm lý đầu cơ, ôm giữ nhiều đồng ngoại tệ USD. Ngoài ra, NHNN cũng đã cố gắng, hoàn thiện liên tục các công cụ ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro về TGHĐ kỳ hạn theo hướng tự do hóa để giúp cho luồng ngoại tệ có thể tiến gần đến cân bằng với thị trường tự do...

Năm 2005 là năm có dấu mốc quan trọng trong việc Việt Nam thúc đẩy

mạnh

mẽ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và đàm phán để có thể gia nhập WTO. Đây là một năm tiền đề đạt những thành tựu tốt đẹp với tốc độ tăng trưởng nền kinh tế đạt ngưỡng 8.43% - mức cao nhất trong vòng 9 năm qua. Nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đặt ra không những đạt được mục tiêu theo kế hoạch đặt ra mà còn vượt mức kế hoạch, các hoạt động XNK, FDI cũng như quan hệ ngoại giao không ngừng được mở rộng.. ..Đây là một năm khó có thể lường trước được của nền kinh tế khi đồng USD tăng giá so với các đồng tiền khác do năm này kinh tế Mỹ phát triển rực rỡ. Chính vì vậy, mà TGHĐ đồng VNĐ của Việt Nam so với USD đã tăng lên trong khi đó thì so với những ngoại tệ mạnh khác như JPY của Nhật Bản, EUR của Châu Âu và GBP của Anh lại giảm, được biểu thị như bảng 2.2 sau đây:

(Nguồn: Báo cáo của Vietcombank năm 2005)

Từ 2006 - 2009, trải qua hai năm kinh tế phát triển ổn định của thời kì tiền

thân hội nhập nền kinh tế thế giới, phát triển mậu dịch thương mại tự do, các nhà đầu tư đã đổ mạnh FDI, FPI vào Việt Nam khiến cho nguồn ngoại tệ tăng nhanh “chóng mặt” vào năm 2007 và năm 2008. Lúc này, đồng tiền Việt Nam trở lên tăng giá khiến cho tỷ giá NHTM luôn nằm ở ngưỡng dưới so với biên độ cho phép. Thế nhưng, cuộc suy trầm kinh tế toàn cầu năm 2008 với khởi nguồn từ sự sụp đổ của bong bóng bất động sản Mỹ đã khiến cho nguồn đầu tư FPI ở Việt Nam trở lên “lội

ngược dòng” kể từ thời điểm nửa sau của năm 2008.

Không chỉ dừng lại ở đó, kết hợp với một loạt những tác động tiêu cực từ lạm phát, xuất siêu thuyên giảm và nhập siêu ngày càng nhiều, dung sai giữa giá vàng trong nước và thế giới thì ngày càng lớn. Những nhân tố tác động tiêu cực này đã khiến cho các nhà đầu tư quan ngại về việc đầu tư mang tính ngoại hối, sợ đồng Việt Nam sẽ bị phá giá. Vậy nên, VNĐ chỉ trong một thời gian ngăn nhanh chóng bị giảm

TGHĐ danh nghĩa, dẫn đến TGHĐ chính thức của NHTW sai biệt với tỷ giá cung cầu tự do một cách trầm trọng. TGHĐ luôn ở trong tình trạng tiệm cận với mức trần của biên độ do NHTW qui định trong suốt 12 tháng của năm 2009.

Giai đoạn 2010-2014, tín dụng đồng ngoại tệ tăng lên cao, dẫn đến TGHĐ cũng ở mức cao hơn hẳn so với thời điểm trước đó.

Giai đoạn năm 2015 - 2019 có thể nói là giai đoạn có rất nhiều biến động

của

nền kinh tế toàn cầu. Cụ thể:

- Năm 2015, đồng tiền Nhân dân tệ của Trung Quốc bị điều chỉnh giảm giá còn FED - Cục Dự trữ liên bang Mỹ thì điều chỉnh việc tăng lãi suất.

- Chiến thắng vang dội của tân ông chủ Nhà Trắng Donald Trump trong cuộc bầu cử chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 8-11-2016, và cũng là một năm vô cùng

nhạy cảm khi Anh đưa ra quyết định rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) hay còn được

biết đến với tên gọi “BREXIT”.

- Cuộc chiến tranh thương mại của hai cường quốc lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc năm 2018, đã khiến cho chủ nghĩa bảo hộ nền kinh tế quay trở lại, thay thế cho chủ nghĩa mở cửa, tự do hóa thương mại.

Thế nhưng, thị trường ngoại hối Việt Nam năm này tương đối ổn định. TGHĐ

cũng tiếp tục tăng lên ổn định mặc dù cuộc chiến tranh giữa hai cường quốc Mỹ - Trung vẫn đang diễn ra phức tạp.

Tính đến thời điểm cuối năm 2019, TGHĐ trung tâm của NHTW so với thời điểm đầu năm lên 1.4%, mặc dù trong năm đã có tới tổng cộng 81 lần giảm TGHĐ trung tâm. Biểu đồ 2.3 thể hiện sự thay đổi của TGHĐ trung tâm trong suốt 12 tháng năm 2019:

Biểu đồ 2.3: Diễn biến TGHĐ trung tâm USD/VNĐ năm 2019

(Nguồn: finance. Viietstock. vn)

Mặc dù cuộc chiến thương trường giữa Mỹ và Trung Quốc đã gây sức ép khiến

cho đồng CNY bị phá giá. Đồng thời, trong năm FED lại tiếp tục giảm lãi suất liên tục ba lần. Cụ thể, bước vào đầu tháng 8, Donald Trump công bố Mỹ sẽ áp dụng mức

thuế là 10% đối với 300 tỷ USD đến từ nguồn hàng của Trung Quốc. Điều đó trở thành nhân tố khiến cho tỷ giá giữa CNY và USD rớt xuống tới ngưỡng 7CNY/USD - mức nhỏ nhất trong vòng hơn 10 năm. Trong khi đó, đồng tiền Nhân dân tệ của Trung Quốc lại là một trong 8 đồng tiền để tính TGHĐ trung tâm của NHNN Việt Nam. Vì vậy, NHNN đã phải điều chỉnh thay đổi mức TGHĐ trung tâm tới mức USD/VNĐ = 23.115 vào ngày 6 tháng 8. Có thể nói, trong năm 2019, tuy FED đã giảm lãi suất liên tục 3 lần nhưng chỉ số USD trung bình cả năm vẫn tăng gần 1%, đạt mức 0.99% so với năm trước đó. Tuy nhiên, do đồng Dollar Mỹ lên giá, trong khi

NHNN Việt Nam vẫn cố duy trì TGHĐ không đổi. Cho nên, thực tế là đồng tiền của Việt Nam đã trở lên tăng giá tương đối so với đồng tiền của các nước khác, khiến cho

các mặt hàng của nước ta trở nên kém cạnh hơn.

Với những biến động của TGHĐ, Chính sách TGHĐ từ giai đoạn 1999-

2019

đã có những biến động mạnh mẽ so với các giai đoạn trước. Sau khi Quyết định 64/1999/QĐ - NHNN7 và Quyết định số 65//1999/QĐ-NHNN7 được ban hành, kể từ tháng 02-1999, TGHĐ chính thức hàng ngày do NHNN công bố sẽ được xác định dựa trên nền tảng của TGHĐ bình quân được trao đổi thực tế trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất. Trong đó, thì TGHĐ của các NHTM là trong biên độ +/- 0.1% của TGHĐ bình quân liên Ngân hàng. Và biên độ này được điều chỉnh lên mức cao hơn vào năm 2002 tại mức +/- 0.25%. (Quyết định số 679/2002/QĐ-NH7NN, 2002)

Trong việc ban hành, áp dụng chính sách TGHĐ thả nổi có điều tiết, để điều chỉnh tỷ giá, NHNN đưa ra hai phương hướng điều chỉnh cung cầu trên thị trường: hoặc mua vào khi thị trường có xu hướng cung ngoại tệ và bán ra khi thị trường liên ngân hàng có xu hướng cầu ngoại tệ. Hành động này của NGNN đã giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân tham gia thị trường Forex yên tâm hơn,

giảm thiểu tâm lý hoang mang, e ngại do những lần thay đổi chính sách TGHĐ thời kì về trước. Có thể thấy rằng, cơ chế vận hành này linh động hơn, theo sát, và phù hợp với các tập quán quốc tế, góp phần tích cực vào việc giúp đất nước “mới trở mình

đứng dậy” như Việt Nam có thể tiến gần hơn, hòa nhập hơn với năm châu bốn bể. Nhìn chung, nhờ việc thay đổi và áp dụng chính sách TGHĐ theo hướng linh động hơn mà thị trường Forex thời kì này của Việt Nam có thể nói là tương đối ổn định.

Điểm đáng lưu ý, trước tình trạng TGHĐ chính thức của NHTW sai biệt với tỷ giá cung cầu tự do một cách trầm trọng, TGHĐ luôn ở trong tình trạng tiệm cận với mức trần của biên độ do NHTW qui định trong suốt 12 tháng của năm 2009. Để nhanh chóng giải quyết vấn đề “hóc búa” này, NHTW đã bắt buộc phải không ngừng tăng TGHĐ chính thức, đồng thời kết hợp với việc dãn cách biên độ giao dịch cho phép lên tới 0.75% trong suốt gần 3 tháng từ tháng 12/2007 đến ngày 9/3/2008. Không dừng lại tại đó, do tình hình vẫn chưa được cải thiện, ngay ngày hôm sau, NHNN đã phải tiếp tục tăng mức tỷ giá chính thức và tiếp tục nới lỏng tới mức 1%; kéo dài đến 26/5 tiếp tục điều chỉnh tăng gấp 2 lần lên 2% và điều chỉnh tăng kịch

trần lên 5.4%, gấp 7.2 lần so với mức nới lỏng ước tính ban đầu. Đây là mức tỷ lệ điều chỉnh đạt ngưỡng cao nhất trong vòng 10 năm qua. (Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN năm 2008, 2009)

Nhận thấy việc duy trì tăng TGHĐ chính thức và dãn cách biên độ cho phép không có tác dụng, trong những năm 2011-2012, NHNN đã phải thay đổi hướng giải quyết, ban hành một loạt các Nghị định, Thông tư mới nhằm thay đổi cơ chế TGHĐ và can thiệp sâu hơn vào cơ chế hoạt động của thị trường tự do.

Quyết định đầu tiên được ban hành thời điểm này là Quyết định số 230/QĐ - NHNN về việc điều chỉnh TGHĐ bình quân liên ngân hàng ban đầu từ 18,932 VND lên mức 20,693 VND, đạt ngưỡng tăng cao gần ngưỡng 10%. Không những thế, biên độ giao dịch cũng được thu hẹp đáng kể từ +/-3% giảm chỉ còn +/-1%. (Nguồn: Quyết

định SỐ230/QĐ-NHNN, 2011)

Tiếp đó, nhằm can thiệp vào đối tượng mua bán trên thị trường FOREX, NHTW tiếp tục ban hành Thông tư 07/TT - NHNN nhằm mục đích giới hạn các thành viên cho vay ngoại hối của các TCTD khi cho người cư trú vay. Đồng thời, thiết lập và áp dụng một loạt các công văn về việc giảm mức trần lãi suất huy động đồng Dollar Mỹ xuống 2%/ năm so với mức 6%/năm trước đó. Thêm vào đó, Nhà nước cũng chuyển đổi cơ chế hoạt động từ việc chủ yếu là huy động và cho vay chuyển sang hoạt động mua bán- trao đổi ngoại hối, kết hợp với việc giải quyết những

cuộc trao đổi ngoại hối phi pháp tại thị trường FOREX.

Nhờ đó, chỉ trong vòng một năm, TGHĐ đã tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm

2010. Tổng thể cán cân thanh toán cũng từ mức thâm hụt trước đó mà đạt giá trị thặng

dư gần 3.2 tỷ Dollar Mỹ. (Báo cáo thường niên NHNNnăm 2011)

Để có thể tiếp tục duy trì TGHĐ với biên độ trong ngưỡng cho phép trong khoảng từ 2 đến 3% / năm và kìm hãm việc các nhà đầu cơ có xu hướng gom giữ đồng Dollar Mỹ, gây ảnh hưởng xấu đến giá trị đồng VNĐ nói riêng và nền kinh tế nói chung, NHTW tiếp tục xây dựng và áp dụng Thông tư 03/TT - NHNN vào tháng 2- 2012. Từ sau Thông tư này, các cá nhân cũng như các tổ chức kinh doanh không được tự do trao đổi, mua bán đồng USD như trước nữa mà chỉ được vay nếu như kết quả kinh doanh của họ có thể chứng minh được rằng họ có đủ khả năng có thể trả nợ.

Thời kì Cách thức Đặc điểm của Chính sách TGHĐ

Trước năm 1989 Áp dụng nhiều TGHĐ khác nhau

-Có tổng cộng là ba TGHĐ chính thức: (1) tỷ giá cố định;

(2) tỷ giá kết toán nội bộ; (3) tỷ giá phi mậu dịch.

-TGHĐ của NHNN tồn tại độc lập và song song với TGHĐ dựa theo qui luật cung cầu trên thị trường tự do.

Trong trường hợp các đối tượng không thể chứng minh được mà muốn được vay thì bất buộc phải có văn bản chấp thuận của NHNN. Có thể nói, việc cho vay ngoại tệ từ

Thông tư này đã trở nên khó khăn hơn nhiều cho các nhà kinh doanh ngoại hối.

(Báo

cáo thường niên NHNN năm 2012)

Nhìn chung, trước nhiều biến động, thách thức của nền kinh tế nói chung và đặc biệt từ những ảnh hưởng của thị trường ngoại hối, nhưng NHNN hành động nhằm

thực hiện đồng bộ các giải pháp về chính sách TGHĐ, để đạt được mục tiêu không chỉ kìm hãm được biến động của tình hình lạm phát trong nước mà còn có thể ổn định

được nền kinh tế nói chung cũng như sự an toàn của các TCTD nói riêng. Thực hiện hóa những mục tiêu đó, những kênh cung ứng tiền của NHNN đã theo đó mà áp dụng

linh hoạt giữa việc duy trì TGHĐ, tăng mức tín dụng một cách hợp lý, bên cạnh đó điều hành lãi suất để có thể tiếp tục duy trì mức hợp lý về sự khác biệt giữa lãi suất của đồng tiền hai nước Việt Nam và Mỹ. NHNN cũng nêu cao tinh thần trong việc chủ động, đồng bộ hóa các công cụ thuộc về chính sách TGHĐ, cùng với việc tiếp tục duy trì điều hành TGHĐ trung tâm linh động hàng ngày theo tỷ giá tự do được điều tiết bởi qui luật cung cầu trên thị trường FOREX.

Một phần của tài liệu 128 đánh giá tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của vệt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 40 - 47)

w