Giai đoạn trước 1989

Một phần của tài liệu 128 đánh giá tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của vệt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 34 - 38)

- Tỷ giá hoi đoái:

Là nền tảng đầu tiên cho việc hình thành các quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam, vào năm 1950, Việt Nam đã thiết lập thành công quan hệ đối ngoại với Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và với Trung Quốc. Kể từ đó, chỉ trong

vòng hai năm từ 1952 đến 1953, Việt Nam đã thỏa thuận và kí kết các hiệp định song

phương (FTA) và nghị định thư mậu dịch tiểu ngạch với “bạn hàng” Trung Quốc, thiết lập tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và đồng Nhân dân tệ. Cũng vào những năm 1955, tỷ giá đồng tiền RUP (SUR) của Liên Xô và đồng tiền Nhân dân tệ (CNY)

của Trung Quốc được thiết lập. Từ đó hình thành nên tỷ giá chéo tạm thời khi Việt Nam và Liên Xô giao thương với nhau. Nhưng do sau đó, Việt Nam diễn ra đợt

mới. Lúc này, tỷ giá hối đoái của đồng tiền hai nước Việt Nam và Liên Xô được cân đối lại.

Đến năm 1977, các nước chủ nghĩa xã hội đã đàm phán với nhau và đưa ra quyết định thanh toán mậu dịch với nhau bằng đồng tiền RUP chuyển nhượng. Ngoài

việc áp dụng tỷ giá Nhà nước, các nước xã hội khi trao đổi thương mại còn thực hiện chế độ “tỷ giá kết hối nội bộ ”, được áp dụng xuyên suốt cho đến năm 1986 khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế. Nhưng do sự biến động cung cầu của nền kinh tế thị trường,

chỉ sau một năm, mức tỷ giá này lại phải điều chỉnh và thay đổi một lần nữa. Tuy nhiên, mức tỷ giá này cũng không duy trì được lâu dài. Do sự mất giá đồng tiền Việt Nam, đến cuối năm 1988, mức tỷ giá lại được thay đổi và cuối cùng chế độ này bị hủy bỏ vào tháng 03/1989.

Kể từ năm 1985, dòng ngoại tệ Dollar Mỹ chảy vào Việt Nam nhờ vào chính sách thu hút vốn nước ngoài. Tuy nhiên, do chưa có cơ sở khách quan để đo lường tỷ giá tại thời điểm này. Cho nên, Việt Nam và Mỹ đã thỏa thuận xây dựng tỷ giá dựa trên tỷ giá hiện tại giữa đồng RUP và đồng Việt Nam tại mốc thời gian 1985. Và kể từ thời điểm này đã xuất hiện tỷ giá hối đoái trên thị trường chợ đen, chủ yếu là thị trường đồng Dollar Mỹ.

- Chính sách tỷ giá hối đoái:

Trong giai đoạn này, NHNN can thiệp trực tiếp vào việc xác định TGHĐ theo cơ chế quản lý độc quyền về ngoại thương và ngoại hối. Đồng thời, tồn tại song song

với chế độ tỷ giá cố định, đa tỷ giá (bao gồm cả tỷ giá mậu dịch, tỷ giá phi mậu dịch,

tỷ giá kết hối nội bộ và tỷ giá kiều hối). Trong đó:

- Tỷ giá mậu dịch (còn được gọi là chính thức) được dùng để chi trả khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ vật chất giữa các nước XHCN.

- Tỷ giá phi mậu dịch ngược lại so với TGHĐ mậu dịch, dùng để thanh toán các loại

hàng hóa, dịch vụ không mang tính thương mại, như: đào tạo,....

- Tỷ giá kết toán nội bộ = TGHĐ mậu dịch + hệ số phần trăm theo từng nhóm hàng với mục đích bù lỗ cho các đơn vị xuất khẩu. Về bản chất, tỷ giá này là một hình thức

Năm

Tỷ giá hối đoái chính

thức (VND/USD)

Tỷ giá hối đoái thị trường tự do (VND/USD) Chênh lệch TGHD trêm thị trường chính thức và tự do Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1985 15 115 100 666.6 1986 80 425 345 431.1 1987 368 1270 902 245.1 1988 3000 5000 2000 66.6

so với tỷ giá chính thức mà Nhà nước ban hành theo chính sách TGHĐ thời kì bấy giờ.

Mặt khác, theo TS. Nguyễn Đại Lai - 2008, do công nghệ thanh toán quá yếu kém nên cho đến cuối thế kỷ 20 nền “văn minh” Ngân hàng Việt nam vẫn cơ bản là một nền “văn minh” tiền mặt. Tình trạng Dola hóa rất nặng nề. Bộ máy cấu trúc Ngân

hàng quá cồng kềnh, kém hiệu lực. Đến những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ 20 vẫn chưa có khái niệm Marketting trong khu vực Ngân hàng “chuyên doanh”. Tính

chất “công chức” trong kinh doanh vẫn còn bao trùm - Biểu hiện ở phong cách cửa quyền, ban phát và “ấn định” mọi loại giá từ trên xuống. Sức mua đối ngoại giữa đồng

nội tệ của Việt nam so với đồng USD của Mỹ do đó giảm rất nhanh. Ví dụ: ngày 15/9/1985 - Một ngày sau ngày đổi tiền, tỷ giá giữa đồng nội tệ Việt nam với đồng Dola Mỹ là: 15đ/1USD. Tuy nhiên, tỷ giá bình quân các năm sau liên tục tăng với tốc

(Nguồn: Nguyễn Thị Quy, Đặng Thị Nhàn, Nguyễn Đình Thọ (2008), Biến động tỷ giá ngoại tệ (đồng USD, EUR) và hoạt động xuất khẩu, NXB Khoa học xã hội)

Nhìn chung, chính sách tỷ giá của Việt Nam giai đoạn trước năm 1989 là một hệ thống có thể nói là khá phức tạp. Chính sách TGHĐ thời kì này được xây dựng và áp dụng nhằm phục vụ kế hoạch của Nhà nước, chứ không hề lấy cơ sở từ qui luật cung cầu thực tại trong và ngoài nước. Chế độ tỷ giá này đã gây nhiều khó khăn trong việc quản lý, điều hành trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ. (Tạ Thị Thúy, 2017).

Đây cũng chính là sự ảnh hưởng của nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp.

Một phần của tài liệu 128 đánh giá tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của vệt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 34 - 38)

w