đổi trong chính sách quản lý tỷ giá của Việt Nam
Qua quá trình phân tích về thực trạng của TGHĐ cũng như mối quan hệ giữa sự biến động của TGHĐ đến dự thay đổi cách thức hoạt động của chính sách TGHĐ Việt Nam qua các thời kì. Người viết xin trình bày tóm tắt lại về cơ chế hoạt động của TGHĐ qua các thời kì từ năm 1989 tính đến thời điểm hiện tại thông qua bảng dưới đây:
35
Từ năm 1989 tính đến năm 1990 Áp dụng cơ chế neo TGHĐ với mức biên độ được điều chỉnh
-TGHĐ chính thức được NHTW điểu chỉnh theo sự thay đổi, biến động của các tác nhân, bao gồm: lạm phát, cán cân thanh toán, lãi suất cũng như TGHĐ được điều chỉnh tự do trên thị trường FOREX.
-Hệ thống ngân hàng tồn tại hai cấp, gồm NHNN và NHTM, trong đó: NHTM được phép thiết lập TGHĐ trong mức biên độ cho phép là +/-5%.
-Áp dụng kiểm soát nghiêm ngặt với việc trao đổi, mua bán ngoại tệ nhằm thắt chặt việc mang ngoại tệ ra khỏi lãnh thổ quốc gia.
Từ năm 1991 đến năm 1993
Áp dụng cơ chế neo TGHĐ
trong biên độ -Xây dựng lên Quỹ dự trữ ngoại hối chính thức để ổn định TGHĐ.
-Hai sàn giao dịch ngoại hối lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động tại Hà Nội và TP.HCM. => TGHĐ chính thức được thiết lập dựa trên TGHĐ đấu thầu tại hai sàn giao dịch này. Trong
đó, TGHĐ tại hai sàn này năm trong tâm kiểm soát của NHNN.
- TGHĐ của các NHTM được qui định thấp hơn 0.5% so với TGHĐ chính thức được phát hành của NHNN.
Từ năm 1994 đến
năm 1996 Áp dụng cơ chếTGHĐ neo cố định
-Nhăm mục đích thay thế hai sàn giao dịch TP HCM và HN, thị trường ngoại tệ liên NH được hình thành. Trong đó, NHNN vẫn nắm quyền kiểm soát lớn hoạt động giao dịch.
-TGHĐ trung tâm được quyết định dựa trên TGHĐ liên NH.
-So với TGHĐ trung tâm, các NHTM được phép công bố mức TGHĐ trong mức cho phép +/- 0.5%. Thời điểm cuối 2016 thì thay đổi là +/- 1%.
-TGHĐ trung tâm USD/ VNĐ được duy trì ở mức 11.100.
Từ năm 1997 đến
năm 1998 Áp dụng cơ chếneo tỷ giá với mức biên độ được điều chỉnh
-Biên độ TGHĐ giữa NHNN và các NHTM được điều chỉnh lên +/- 5% vào tháng 2/1997, tiếp tục tăng gấp đôi lên mức +/- 10% vào tháng 10 và cuối cùng giảm xuống còn +/- 7% vào tháng 8/1998.
- TGHĐ trung tâm USD/ VNĐ được tăng lên mức 12.998.
Từ năm 1999 đến năm 2000
Áp dụng cơ chế TGHĐ neo cố
định -TGHĐ trung tâm được công bố là TGHĐ liênNH của ngày làm việc hôm trước. -Biên độ TGHĐ giữa NHNN và các NHTM được điều chỉnh giảm còn trong mức +/- 0.1%.
-TGHĐ trung tâm USD/ VNĐ được duy trì ở mức 14.000. Từ năm 2001 đến năm 2007 Áp dụng cơ chế neo TGHĐ có
điều chỉnh -TGHĐ trung tâm USD/ VNĐ năm 2007 tănglên ở mức 16.100. -Biên độ TGHĐ giữa NHNN và các NHTM được thay đổi tại mức +/- 0.5%.
Từ năm 2008 đến năm 2011
Áp dụng cơ chế neo tỷ giá với mức biên độ được điều chỉnh
-TGHĐ trung tâm tăng lên hàng năm từ mức 16.100 thời điểm đầu 2008 lên mức 20.828 cuối 2011.
-Biên độ TGHĐ giữa NHNN và các NHTM thay đổi liên tục và cuối cùng đạt mức +/- 1%.
Từ năm 2012 đến năm 2013
Áp dụng cơ chế TGHĐ neo cố
định -TGHĐ trung tâm USD/ VNĐ năm 2007 tănglên ở mức 16.100. -Biên độ TGHĐ giữa NHNN và các NHTM được duy trì mức +/- 1%.
Từ năm 2014 đến
nay Áp dụng cơ chếneo tỷ giá với mức biên độ được điều chỉnh
-TGHĐ trung tâm USD/ VNĐ năm 2019 tăng lên ở mức 23.115 theo tỷ giá tự do được điều tiết bởi qui luật cung cầu trên thị trường FOREX.
-Biên độ TGHĐ giữa NHNN và các NHTM thay đổi và giữ mức +/- 3%.
(Nguồn: Tác giả thu thập dữ liệu từ Báo cáo thường niên qua các năm của NHNN)
Tóm lại, xét trên góc độ cốt lõi có thể thấy rằng chế độ TGHĐ của Việt Nam luôn hoạt động xoay quanh chế độ neo TGHĐ theo đồng tiền Dollar Mỹ - USD. Theo
đó, TGHĐ chính thức và biên độ dao động sẽ biến động theo từng thời kì để có thể thích ứng với những thay đổi, biến động của thị trường. Cụ thể:
- Trong thời kì những năm 1989 đến năm 1991, Việt Nam bước đầu chuyển đổi sang cơ chế mở cửa thị trường, do đó, biên độ TGHĐ được nới rộng hơn.
- Bước sang thời điểm nhạy cảm của cuộc khủng hoảng tài chính cũng như trước diễn
biến của sự suy thoái toàn cầu 2008 và 2009, biên độ TGHĐ cũng do đó mà được nới
rộng hơn.
- Trước những diễn biến phức tạp từ 2009 cho đến 2011, TGHĐ chính thức cũng được thay đổi.
Thế nhưng, ngay sau khi những ảnh hưởng từ các tình hình tài chính, chính trị
trên thế giới kết thúc, NHNN lại điều chỉnh, tiếp tục áp dụng chính sách TGHĐ theo hai hướng: (1) neo cố định, (2) neo có điều chỉnh.
Nếu xét trên phương diện lý thuyết của iiTam nan kinh tế” hay còn gọi là “Bộ ba chính sách không thể đồng thời” mà nói thì việc NHNN Việt Nam áp dụng cơ chế
chính sách TGHĐ này sẽ giúp cho việc giảm thiểu các chi phí phát sinh liên quan đến
quá trình giao dịch và cả những rủi ro phát sinh liên quan đến TGHĐ. Những lợi ích này có thể nói đều cần thiết và thích hợp với những quốc gia mới nổi, đang phát triển
như Việt Nam. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ chế chính sách TGHĐ như vậy sẽ dễ bị ảnh hưởng trước các hành vi đầu cơ. Bên cạnh đó, kinh tế nước nhà cũng sẽ phải đánh
đổi giữa việc kinh tế Việt Nam hòa vào nền kinh tế- tài chính thế giới hay mang tính chất độc lập đối với chính sách TGHĐ.
2.2. Đánh giá tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam
Với tư duy phát triển nền kinh tế đất nước không theo xu hướng “bế quan tỏa cảng”, “tự cung tự cấp” chỉ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Ngày nay, Việt Nam càng ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế mậu dịch tự do trên toàn cầu. Chính
vì vậy mà hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam những năm gần đây càng ngày càng hoạt động sôi nổi hơn, chiếm tỷ trọng cao góp phần tạo thặng dư giúp đất nước phát triển giàu mạnh hơn, đời sống nhân dân cũng ngày một ổn định, phồn vinh.
Và việc ban hành, điều chỉnh chính sách TGHĐ có ảnh hưởng vô cùng lớn, quan trọng đến hoạt động XNK của Việt Nam. Trong phần này, người viết sẽ tìm hiểu và đánh giá những tác động của chính sách TGHĐ đến hoạt động XNK của Việt Nam.
Tuy nhiên, trong suốt quá trình hội nhập KTQT của Việt Nam từ năm 1986 đến nay, tác giả sẽ tập trung phân tích, đánh giá những tác động của chính sách TGHĐ đến hoạt động XNK của Việt Nam từ 1995-2019 để có thể làm nổi bật được những tác động của chính sách TGHĐ đến hoạt động ngoại thương nước ta.