Giai đoạn từ 1989-1999

Một phần của tài liệu 128 đánh giá tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của vệt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 38 - 40)

Neu như trong giai đoạn trước 1989, do việc xây dựng và áp dụng chế độ tỷ giá cố định - đa tỷ giá được độc quyền bởi nhà nước mà không tính đến các yếu tố cung cầu trên thị trường đã gây ra không ít khó khăn cho việc quản lý, điều hành trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ. Ngược lại, giai đoạn từ 1989-1999 thì theo Tạ Thu Thúy (2017), “Cớ thể nói đây là giai đoạn, thời kì đặt dấu mốc quan trọng trong việc

lần đầu tiên Nhà nước phá bỏ thế độc quyền trong kinh doanh ngoại hối”.

- Tỷ giá hối đoái:

Trong giai đoạn này, có nhiều sự kiện đã xảy ra, đặc biệt là từ cuộc khủng hoảng

tài chính Châu Á (1997) đã làm cho tiền tệ của các nước bị ảnh hưởng là bạn hàng của Việt Nam bị phá giá liên tục, tỷ giá đồng Việt giảm khiến TGHĐ cũng từ đó tăng lên mạnh mẽ hàng năm, từ E (USD/VND)= 4,502 năm 1989 tăng lên gấp 3.1 lần vào năm 1999, giữ mức tỷ giá là E (USD/VND)= 13,943. Biểu đồ 2.1 thể hiện diễn biến tình hình thay đổi tỷ giá hối đoái từ 1989-1999:

E (USD/VND) 16,000 ' 14,000 12,000 10,000 8,000 6,000 4,000 2,000 0 1988 1990 1992 1994 1996 1998 2000

(Nguồn: Tác giả thu thập từ “Official Exchange rate-Vietnam ”, data.worldbank.org,

2020)

- Chính sách tỷ giá hối đoái:

Trước đó, mọi hoạt động của ngành Ngân hàng đều phụ thuộc vào Hội Đồng Bộ Trưởng và qui trình đổi mới cơ chế trong ngành Ngân hàng phải trải qua quá trình

(26/3/1988) của Hội đồng Bộ Trưởng ra đời về “tổ chức, bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt nam”. Theo Nghị Định này: “Ngân hàng Nhà nước Việt nam là cơ quan của Hội Đồng Bộ trưởng được tổ chức thành hệ thống thống nhất trong cả nước, gồm

2 cấp: Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng chuyên doanh trực thuộc. (Đại Lai, 2008), tại Nghị Định số 53-HĐBT này, lần đầu tiên cụm từ “Ngân hàng chuyên nghiệp” được đổi thành “Ngân hàng chuyên doanh”. Hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt nam hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa.” (Điều 1). “NHNNVN thực hiện quản lý Nhà nước về công tác tiền tệ, tín dụng và Ngân hàng đối với nền kinh tế quốc dân” (Điều 2.1); “Các Ngân hàng chuyên doanh là tổ chức kinh doanh trực tiếp đối với nền kinh tế quốc dân; có tư cách pháp nhân; bình đẳng trong quan hệ kinh doanh đối với các đơn vị và các thành phần kinh tế; thực hiện hạch toán kinh tế từ cơ sở và trong hệ thống mỗi Ngân hàng chuyên doanh.”

(Điều 3).

Như vậy, đây là thời kỳ toàn hệ thống Ngân hàng bước đầu thực hiện cơ chế hai cấp. Tuy vậy trong bối cảnh ấy: Cấu trúc của NHVN vẫn là: "một hệ thống thống nhất trong cả nước" được chia cắt một cách hành chính thành 2 cấp: (i) cấp quản lý Nhà nước do NHNN đảm nhiệm; (ii) cấp hạch toán kinh doanh do các Ngân hàng chuyên doanh đảm nhiệm dưới sự chỉ huy thống nhất của Tổng giám đốc NHNN. Với cấu trúc này, lần đầu tiên trong lịch sử, NHNN được tách ra thành một cấp và có hệ thống riêng từ Trung ương đến tỉnh, thành phố để thực hiện hai chức năng quản lý

Nhà nước và NHTW. Điều đáng chú ý là tỷ giá ngoại tệ do NHNN công bố được xác định dựa trên tổng hợp các yếu tố như lãi suất, lạm phát, cung cầu ngoại hối.. .Các NHTM kinh doanh, mua bán tỷ giá với nhau được phép dựa trên cơ sở của TGHĐ chính thức do NHNN công bố cộng trừ trong biên độ cho phép.

Đồng thời, trong thời kì này, hai trung tâm giao dịch đã được thành lập, tại hai

trung tâm kinh tế chính, lớn nhất cả nước: (1) tại TP.HCM và (2) tại Hà Nội. Có thể nói, cách thức hoạt động của hai trung tâm này đã manh nha hình thành nên thị trường

FOREX tại Việt Nam. Bởi lẽ NHNN lập nên hai trung tâm này nhằm mục đích cho các ngân hàng và các tổ chức kinh doanh mua bán, trao đổi ngoại tệ theo giá thỏa

chính sách TGHĐ, góp phần kích thích đầu tư tăng trưởng kinh tế của Việt Nam... Mặc dù vậy, hai trung tâm này khi đi vào hoạt động cũng không thể tránh khỏi việc nảy sinh những nhược điểm do chưa thể đáp ứng được nhu cầu vềtrao đổi ngoại tệ của quốc gia cũng như sự biến động, thay đổi không ngừng trong giao dịch, thanh toán của cơ chế thị trường tự do. Nhu cầu tất yếu lúc này là phải có một cách thức vận hành mới tốt hơn để đáp ứng được nhu cầu mua bán, trao đổi trong phạm vi của toàn bộ quốc gia. Ngày 20/9/1994, Quyết định 203/QĐ-NH9 và Quyết định 203/QĐ - NH13 ra đời đã giải quyết được vấn đề này. Hai Quyết định này xây dựng nhằm thành lập, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng. Tỷ giá hối đoái chính thức kể từ thời điểm này được xác định dựa trên cơ sở của TGHĐ liên Ngân hàng.

Mục tiêu tiên quyết của việc điều chỉnh chính sách TGHĐ những năm 1992- 1997 là nhằm giảm chỉ số lạm phát và thu hút đầu tư nước ngoài, giúp phát triển nền kinh tế. Do trong giai đoạn trước năm 1989, vào đầu những năm đổi mới 1986-1988, áp lực lạm phát là rất lớn - Lạm phát hàng năm vẫn ở 3 con số (năm 1986: 774.7%; năm 1987 là 323.1%, năm 1988 là 393%).

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á năm 1997 đã khiến cho một loạt các đồng tiền của các quốc gia thành viên giảm giá mạnh mẽ so với cả đồng USD và VND của Việt Nam. Như vậy, trước đó đồng VND đã bị đánh giá cao thì nay còn bị đánh giá cao hơn nữa. Trong khi đó, Việt Nam lại thực hiện hoạt động ngoại thương chủ yếu với các nước trong khu vực. Đây là nguyên nhân chính khiến cho giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang các nước nội khối sụt giảm một cách trầm trọng, từ 2.58 tỷ USD năm 1996 xuống còn 2.07 tỷ USD.

Một phần của tài liệu 128 đánh giá tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của vệt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w