Khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu 128 đánh giá tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của vệt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27 - 29)

Chính sách tỷ giá là một bộ phận của chính sách kinh tế, nên về khái niệm, mục tiêu, nội dung và công cụ điều hành, chính sách tỷ giá phải nhất quán với chính sách kinh tế của chính phủ.

Theo nghĩa rộng, chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính phủ (mà đại diện thường là NHTW thông qua một chế độ tỷ giá nhất định hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì 1 mức tỷ giá cố định hay

tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách kinh tế quốc gia. (GS.TS. Đỗ Đức Bình, 2008)

Là một bộ phận của chính sách kinh tế, chính sách tỷ giá theo nghĩa rộng cũng phải có mục tiêu phù hợp với mục tiêu của chính sách kinh tế. Nhìn chung, mục

tiêu của chính sách kinh tế của một quốc gia thường bao gồm:

- Ôn định giá cả

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm đầyđủ.

- Cân bằng cán cân vãng lai.

Chính vì vậy, theo nghĩa hẹp, chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính

phủ thông qua cơ chế điều hành tỷ giá và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm đạt được một mức tỷ giá nhất định, để tỷ giá tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của quốc gia. (GS.TS. Đỗ Đức Bình, 2008)

1.4.2.Mục tiêu của chính sách tỷ giá

Chính sách tỷ giá hối đoái là một bộ phận của hệ thống chính sách tài chính, tiền tệ, thực hiện các mục tiêu cuối cùng của nền kinh tế. Trong nền kinh tế mở, mục tiêu của việc hoạch định chính sách nói chung, chính sách tài chính, tiền tệ và chính sách tỷ giá nói riêng là nhằm đạt được các cân đối bên trong và bên ngoài của nền kinh tế.

Cân bằng nội đạt được khi các nguồn lực kinh tế của một quốc gia được sử dụng đầy đủ với mức giá ổn định. Việc sử dụng không thiếu hoặc quá nguồn lực dẫn đến lãng phí, không đem lại hiệu quả cao. Ngoài ta còn làm cho mức giá chung biến động, giá trị thực tế của đồng tiền không ổn định, dẫn đến giảm hiệu quả của nền kinh

tế. Sự không ổn định của giá cả còn có tác động làm thay đổi hoặc tăng tính rủi ro cao của các món nợ.

Vì vậy, với mục tiêu tránh tình trạng mất ổn định của giá cả và ngăn chặn sự dao động lớn trong tổng sản phẩm, chính sách tỷ giá đã tránh cho nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát hoặc giảm phát kéo dài và đảm bảo việc cung ứng tiền không quá nhanh hoặc quá chậm.

Khác với cân bằng nội, cân bằng ngoại đạt được lại dựa vào trạng thái của cán cân tài khoản vãng lai. Một sự thâm hụt tài khoản vãng lai cho thấy rằng nước đó đang đi vay nợ của nước ngoài. Khoản nợ này, sẽ đáng lo ngại khi nó được dử dụng để đầu tư có hiệu quả, bảo đảm trả được nợ trong tương lai và có lãi. Nhưng nếu tài khoản thâm hụt này kéo dài và không tạo ra được những cơ hội đầu tư có hiệu quả thì

nó sẽ tạo ra nguy hiểm đến nền kinh tế. Ngược lại, khi tài khoản vãng lai dư thừa cho thấy rằng nước đó đang tích tụ tài sản của mình ở nước ngoài, nghĩa là họ là người

cho vay. Neu sự dư thừa này diễn ra liên tục có thể dẫn đến có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân đối bên trong nền kinh tế, đồng thời tăng rủi ro về thu hồi các khoản cho vay. Sẽ có nhiều nguồn lực bị bỏ lãng phí mà không được sử dụng, đồng thời sản

xuất một số ngành bị đình trệ, tăng trưởng giảm và thất nghiệp gia tăng.

Như vậy, mục tiêu cân đối bên ngoài đòi hỏi chính sách tỷ giá phải duy trì tài khoản vãng lai không thâm hụt hoặc dư thừa quá mức để tránh những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế quốc gia.

Một phần của tài liệu 128 đánh giá tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của vệt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w