của Việt Nam từ 1995-2019
2.2.2.1. Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá đến giá trị nhập khẩu a. Giá trị nhập khẩu của Việt Nam
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thì bên cạnh hoạt động xuất khẩu, hoạt
động nhập khẩu cũng có những tác động tích cực nhằm giúp phát triển nền kinh tế nước nhà. Do lợi thế tương đối ở mỗi quốc gia khác nhau là không giống nhau. Chính
vì vậy, thay vì tốn nhiều nguồn lực để tự mình sản xuất những mặt hàng, sản phẩm mà quốc gia mình không có lợi thế, thì nước đó có thể lựa chọn nhập khẩu chúng và xuất khẩu đi sang các quốc gia khác những dòng sản phẩm, dịch vụ mà mình có lợi thế tương đối. Đây là sự hợp tác trong thương mại mà cả đôi bên tham gia đều có lợi,
tức tổng lợi ích thương mại luôn lớn không không, không phải là một bên có lợi thì bên kia bị thiệt theo giả thuyết kinh tế học trọng thương cổ điển.
Do đó, xét trên phương diện khách quan, khi hoạt động ngoại thương diễn ra dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại thì chưa chắc là không tốt. Đặc biệt với những quốc gia đang phát triển, trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì hoạt động
nhập khẩu máy móc, hàng hóa thể hiện sự đầu tư của quốc gia đó cho sự phát triển đất nước. Tuy nhiên, với trường hợp của Việt Nam thì phân tích cho thấy lại là sự phản ánh ngược lại. Biểu đồ 2.6 dưới đây biểu thị mức giá trị về nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam thời kì từ năm 1995-2019.
Biểu đồ 2.6: Giá trị nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam thời kì 1995-2019
600,000
Giá trị XNK Giá trị NK — Cán cân TM Đơn vị: Triệu USD
(Nguồn: Người viết thu thập từ Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan qua các năm)
Nhìn vào bảng số liệu thống kê về giá trị nhập khẩu của các mặt hàng Việt Nam, ta có thể thấy trong những thời điểm đầu tham gia ngoại thương, kim ngạch giá
trị NK của Việt Nam luôn lớn hơn so với giá trị XK, tại mức lớn hơn khoảng 10% trong vòng từ 1995-2015. Càng những năm về sau thì xu hướng nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam càng có xu hướng tăng lên một cách mạnh mẽ. Từ giá trị 8,155 triệu USD vào năm 1995, đến năm 2011 đã tăng lên 13.1 lần, đạt mức 106.750 triệu USD.
Tính trong thời kì 4 năm từ năm 2011 đến 2014, thì tốc độ NK các mặt hàng về nước trung bình chiếm mức 14.6%/ năm. Nhưng kể từ năm 2016, khi mà hoạt động XK của các mặt hàng Việt Nam được đẩy mạnh tiêu thụ trên trường quốc tế, cán cân TM cũng từ đó mà được cải thiện, tăng lên một cách tích cực, “lội ngược dòng” đạt giá trị dương kể từ năm này. Năm đầu tiên đạt thăng dư thương mại là năm
2012 với mức 749 triệu USD thì tính đến cuối năm 2019, con số này đã tăng lên đáng
kinh ngạc, đạt ngưỡng 11,118 triệu USD, tức tăng gấp gần 15 lần so với năm 2012.
b. Đánh giá tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến giá trị nhập khẩu
Có thể thấy rằng, trong thời điểm những năm 2008-2009, khi mà tỷ giá giữa USD và VNĐ liên tục tăng nhanh, đồng VNĐ không ngừng bị phá giá so với đồng USD, cuộc khủng hoảng tài chính thì đang diễn ra. Thế nhưng, tình trạng nhập siêu lại đạt mức đỉnh điểm cao nhất chưa từng thấy. Những năm về sau, tình trạng phá giá
đồng tiền Việt vẫn tiếp tục xảy ra, tỷ giá giữa USD và VNĐ tiếp tục tăng lên. Xét trên
góc độ lý thuyết, điều đó có nghĩa là, khi nhập khẩu hàng hóa nươc ngoài về thì giá cả trong nước sẽ trở lên đắt hơn tương đối so với thế giới. Như vậy, người Việt mua phải chi trả bằng tiền Việt sẽ bất lợi. Thế nhưng, nhập siêu không ngừng tăng cao và đến năm 2012 trở đi thì có xu hướng xuất siêu nhiều hơn.
Điểm đáng chú ý là trong những năm này, chỉ số cán cân thâm hụt nghiêm trọng, đỉnh điểm vào năm 2008 khi mức thâm hụt lên tới hơn 18 tỷ USD. Con số cao kỉ lục này bắt nguồn từ nhiều yếu tố mà trong đó, một phần là do Việt Nam đang trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước nên cần nhập khẩu nhiều nguyên
liệu sản xuất, máy móc, công nghệ,.. .Tuy nhiên, phần lớn nguyên nhân của sự tăng lên này lại đến từ tâm lý “sính hàng ngoại” của Việt Nam, nhiều mặt hàng r õ ràng Việt Nam có thể tự sản xuất được nhưng vẫn nhập khẩu ồ ạt về; nhiều máy móc, thiết
bị khi nhập khẩu về rõ ràng có giá cao hơn nhiều so với giá cả thế giới nhưng người dân vẫn sẵn sàng chi trả.
Qua đó, ta có thể nhận xét rằng chính sách TGHĐ không phải là nhân tố duy nhất và quan trọng nhất để có thể tác động đáng kể đến giá trị NK hàng hóa từ quốc tế về Việt Nam. Nó phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố kết hợp lại với nhau. Hơn nữa, do xu hướng “chuộng hàng ngoại” vốn đã thấm nhầm vào tiềm thức, sở thích của
người dân Việt thì khi đời sống được cải thiện, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng hàng ngoại ắt có xu hướng tăng theo từng năm.
2.2.2.2. Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá đến cơ cấu nhập khẩu a. Cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam
Như đã tìm hiểu ở những phần trên, thương mại quốc tế có lợi cho cả hai quốc gia tham gia. Nếu như nước đó không có lợi thế tương đối về một loại hàng nào thì thay vì tốn kém để tự sản xuất, quốc gia đó nên nhập khẩu mặt hàng từ nước thâm dụng về hàng hóa mà nước mình có nhu cầu. Nhưng trong thời kì cận đại, hoạt động ngoại thương được diễn ra trong bối cảnh hàng hóa được giao thương với đơn vị thanh
toán là vàng. Thời nay, thay vì sử dụng vàng là phương tiện thanh toán chủ yếu, các nước sử dụng tiền giấy. Điểm đặc biệt là mỗi quốc gia lại sử dụng một đồng tiền riêng, tượng trưng cho chủ quyền của dân tộc. Chính vì không còn sự đồng nhất trong
đơn vị thanh toán, đồng thời tỷ giá giữa những đồng tiền của những quốc gia phát triển, đang phát triển hay kém phát triển sẽ khác nhau.
Chính vì vậy, khi dựa trên lý thuyết, có thể quốc gia đó sẽ có lợi khi nhập khẩu một mặt hàng từ một nước ngoại quốc, nhưng sau khi xét đến yếu tố tỷ giá, thì điều đó lại có thể thay đổi trở thành trường hợp ngược lại. Trong phần này, người viết sẽ đi phân tích để làm rõ ảnh hưởng của chính sách TGHĐ đến cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam. Để có sự thống nhất giữa các phần và làm rõ được hai mặt của vấn đề, tác giả sẽ tìm hiểu về ảnh hưởng của chính sách TGHĐ tác động đến cơ cấu NK theo khu
vực kinh tế của Việt Nam theo chu kì 20 năm từ năm 1995 đến 2015, được thể hiện cụ thể tại biểu đồ 2.7 dưới đây:
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu nhập khẩu theo khu vực kinh tế của Việt Nam thời kì 1995-2015
□ Khu vực kinh tế trong nước (%) □ Khu vực kinh tế FDI (%)
Ạ / / / / √? ///∕, / √>v
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2020)
Qua những số liệu thống kê, cũng như nhìn vào xu hướng từ biểu đồ về cơ cấu
NK theo khu vực kinh tế của Việt Nam chỉ trong hai thập kỷ đã có chiều hướng thay đổi rõ rệt.
Thời điểm những năm 1995, khi tỉ lệ nhập khẩu của khu vực có luồng vốn FDI
chỉ là 18 %, nghĩa là chỉ tương đương mức 1/4 so với khu vực nội địa. Tuy nhiên, tính đến năm 2015, con số này đã lội ngược dòng tăng lên con số cao đáng kinh ngạc tại mức 58.7%, tức cao hơn so với tỷ trọng NK của khu vực nội địa. Ngược lại, nếu như khu vực kinh doanh nội địa ban đầu vào năm 1995, nhập khẩu chiếm tỷ lệ cao tới mức 82%, thì hai thập kỷ sau, con số này chỉ còn ở mức 41.3%.
b. Đánh giá tác động của chính sách tỷ giá hối đoái tới cơ cấu nhập khẩu
Trên thềm mở cửa hội nhập nền kinh tế toàn cầu, dòng vốn FDI không chỉ giúp tăng an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động ở trong nước mà còn giúp cho nước nhà có cơ hội tiếp cận với nền khoa học hiện đại, tiên tiến. Đặc biệt, phải kể đến là những lợi ích to lớn của nguồn vốn FDI mang lại cho lĩnh vực nhập khẩu khi các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài có xu hướng nhập khẩu nhiều
Thị trường Nhập khẩu
hàng hóa hay sử dụng lao động Việt Nam. Khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, họ sẽ cần phải xây dựng nhà xưởng, mua sắm nguyên vật liệu hay trả tiền thuê nhân công. Khi đó, do không thể chi trả bằng đồng ngoại tệ, các doanh nghiệp sẽ cần chuyển đổi từ ngoại tệ sang đồng nội tệ của Việt Nam. Từ đó tạo lên dòng luân chuyển giữa đồng tiền ngoại tệ và tiền Việt Nam đồng càng mạnh mẽ.
Xét trên góc độ yếu tố tâm lý từ các nhà đầu tư, họ luôn muốn cắt giảm tối đa các loại chi phí nhằm tăng lợi nhuận. Chính vì thế, nếu như những chi phí cho xây dựng nhà xưởng, mua sắm nguyên vật liệu hay giá thuê nhân công, vv... tại thị trường
nội địa của Việt Nam rẻ hơn tương đối so với những quốc gia khác, họ sẽ có xu hướng
nhập khẩu nhiều hơn từ Việt Nam, góp phần tăng trưởng nền kinh tế Việt.
Như vậy, có thể thấy được rằng, khi Nhà nước Việt Nam chuyển đổi chính sách TGHĐ từ cố định-đa tỷ giá sang chế độ neo tỷ giá, với mức TGHĐ giữa USD và VNĐ ngày càng tăng, khuyến khích các nhà đầu tư ngoại quốc đầu tư sâu, nhập khẩu nhiều hơn tại Việt Nam. Mặc dù còn rất nhiều yếu tố khác tác động đến xu hướng của dòng vốn FDI xem có quyết định nhập khẩu tại Việt Nam hay không, như:
trình độ tiên tiến của khoa học, công nghệ nước nhà hay trình độ chuyên môn của người lao động, chất lượng nguyên vật liệu có đáp ứng được tiêu chuẩn của nhà đầu tư đặt ra,.... Tuy nhiên, việc ban hành chính sách TGHĐ là một trong những yếu tố điển hình, có tác động mật thiết đến dòng chảy của luồng FDI để xác định yếu tố nhập
khẩu ngay tại Việt Nam hay mua sắm từ nước ngoài.
2.2.2.3. Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá đến thị trường nhập khẩu a. Thị trường nhập khẩu của Việt Nam
Theo những thông tin được cung cấp từ Tổng cục Thống kê và các kênh báo trực tuyến, các quốc gia thuộc TOP thị trường nhập khẩu nhiều nhất của Việt Nam phải kể đến bao gồm: Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông, Đức, vv.Trong đó, hai thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta vào thời điểm năm 2015 là Trung Quốc, Hàn Quốc, lần lượt là 75.45 tỷ USDvà 46.93 tỷ USD,
số liệu được biểu thị cụ thể như bảng dưới đây:
Bảng 2.5: Giá trị nhập khẩu và tỷ trọng XNK theo châu lục, các khối quốc gia và một số thị trường lớn của Việt Nam năm 2019
Kim ngạch (Tỷ USD) So với năm 2018 (%) Tỷ trọng (%) Châu Á 202.90 6.6 80.2 - ASEAN 32.09 0.9 12.7 - Trung Quốc 75.45 15.2 29.8 - Nhật Bản 19.53 2.5 7.7 - Hàn Quốc 46.93 -1.4 18.5 Châu Âu 18.63 4.9 7.4 - EU(28) 14.91 7.4 5.9 Châu Đại Dương 5.14 16.4 2.0 Châu Mỹ 22.46 10.6 8.9 - Hoa Kỳ 14.37 12.7 5.7 Châu Phi 3.95 -3.7 1.6 Tổng 253.07 6.8 100.0
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Nhìn từ số liệu từ bảng trên có thể thấy các nước bạn hàng mà Việt Nam lựa chọn làm thị trường chiến lược để nhập khẩu hàng hóa về tiêu dùng trong nước lại có khuynh hướng đi ngược lại so với các bạn hàng chiến lược để Việt Nam xuất khẩu.
Dù cho giá trị, sản lượng và cơ cấu XK của Việt Nam ngày càng tăng sang thị trường
các nước Châu Mỹ, Châu Âu, tuy nhiên, cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam nói chung từ các nước bạn hàng Châu Á càng về sau lại ngày càng có xu hướng tăng lên nhanh,
trở thành vai trò mang tính chiến lược, cốt lõi của Việt Nam. Những máy móc, thiết bị mà nước ta nhập về từ những nước cùng châu lục này đa phần là từ các thị trường mới nổi, vươn lên tầm thế giới về công nghệ, giữ vị trí trung gian giữa các quốc gia có nền công nghệ hiện đại, tân tiến với những quốc gia đang trong thời kì tiếp thu nền
khoa học công nghệ hiện đại. Những quốc gia trong khu vực đó có thể kể đến là Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Thái Lan, vv....
Hoạt động NK của nước ta không có xu hướng tăng đều ở cả hai phân khúc thị trường mà tăng dần lên ở khu vực Châu A, giảm dần ở các nước Châu Âu. Tốc đổ
suy giảm bình quân hàng năm trong vòng một thập kỉ tính từ năm 1995 dao động ở mức 5%. Nguyên nhân của sự dịch chuyển khuynh hướng nhập khẩu này là do sự dịch chuyển của yếu tố FDI vào Việt Nam từ những nước Châu Á ngày càng tăng. Có nghĩa là nếu nước ta xuất khẩu chủ đạo sang quốc gia nào thì cũng sẽ nhập khẩu chủ yếu từ quốc gia đó. Nguyên nhân sâu xa xuất phát từ bản chất nhập khẩu máy móc của các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam. Những doanh nghiệp Châu Á đầu tư sang Việt Nam dưới hình thức liên doanh thường sẽ sử dụng, nhập khẩu những
máy móc, công nghệ được sản xuất, xuất khẩu từ chính quốc gia của họ. Con số nhập
khẩu các máy móc, thiết bị chỉ tính riêng khu vực có vốn đầu tư FDI đã đạt mức trên 29%, chiếm gần 1/3 so với tổng cơ cấu NK của nước ta. Hơn thế nữa, giai đoạn từ khi tham gia các tổ chức, kí kết FTA với nước ngoài thì dòng vốn hỗ trợ ODA dành cho Việt Nam cũng theo đó mà gia tăng. Sự gia tăng của dòng vốn ODA cũng đồng nghĩa với việc NK những công nghệ, trang thiết bị hay các NVL cung ứng đầu vào từ nước của họ tăng lên theo.
b. Đánh giá tác động của chính sách tỷ giá tới thị trường nhập khẩu
Khi xét theo lý thuyết về “Lợi thế tương đối của Heckscher - Ohlin ”, thì Việt Nam là quốc gia không có lợi thế để sản xuất những hàng hóa thâm dụng về vốn và công nghệ. Như vậy, thay vì tốn nhiều nguồn lực để tự sản xuất những mặt hàng đó, Việt Nam nên chọn NK từ những quốc gia có lợi thế so sanh về tư bản. Như vậy, trên
phương diện lý thuyết, thì Mỹ hay Liên minh Châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản đều là những quốc gia đạt được tiêu chuẩn đó, trở thành những quốc gia triển vọng để Việt Nam lựa chọn nhập khẩu.
Khi xét trên phương diện về chính sách TGHĐ, do sự không thống nhất giữa các đồng tiền, kết hợp với việc bản chất của neo đồng tiền Việt Nam đồng với đồng tiền Dollar Mỹ. Chính vì vây, việc tăng hay giảm TGHĐ sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động NK. Nếu tỷ giá USD/VNĐ mà tăng thì có nghĩa, khi NK từ Mỹ, người kinh doanh Việt sẽ cần phải chuyển đổi nhiều hơn từ đồng VNĐ sang cùng một lượng USD nhằm phục vụ cho mục đích thanh toán. Tỷ giá tăng này khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phải bỏ ra nhiều hơn VNĐ để có thể đổi lấy 1 USD, giá cả trong nước cũng vì thế mà trở nên đắt hơn tương đối so với giá thế giới. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý ở đây là khi kinh doanh trên trường quốc tế, kí kết các hợp đồng thương mại quốc tế thì đồng tiền dung làm phương tiện thanh toán hầu hết sẽ là đồng Dollar Mỹ, dù cho Việt Nam NK từ những quốc gia không phải là Hoa