Đánh giá tác động của chính sách tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu của

Một phần của tài liệu 128 đánh giá tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của vệt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 54 - 63)

Việt Nam từ 1995-2019

2.2.1.1. Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam a. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có lợi thế vô cùng đắc địa với đường bờ biển dài 3,260 km, được Ngân hàng Thế giới - World Bank (WB) xếp hạng là nước thứ 75/189

quốc gia có điều kiện giao thương, mậu dịch quốc tế trong “Doing Business 2015”. Đây là nền tảng vô cùng chiến lược để nước ta có thể tận dụng lợi thế, xuất khẩu những mặt hàng, sản phẩm mà nước ta có lợi thế so sánh. Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam qua từng giai đoạn không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn giá trị. Biểu đồ 2.4 dưới đây biểu thị giá trị xuất khẩu của Việt Nam qua từng năm từ 1995-2019:

Biểu đồ 2.4: Giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thời kì 1995-2019

600,000

^^■Giá trị XNK Giá trị XK Cán cân TM Đơn vị: Triệu USD

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2020)

Dựa trên các số liệu được thống kê, biểu thị thông qua hai bảng biểu, ta thấy rằng, qua từng năm, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu sắc với mậu dịch thương mại toàn cầu. Cụ thể qua các thời kì sau:

Thời kì 1995 kéo dài đến năm 2000: Đây chính là những trang sách đầu tiên

chứng minh cho sự hội nhập quốc tế của nền kinh tế non trẻ Việt Nam. Chính vì vậy,

giá trị xuất khẩu các mặt hàng nói chung của Việt Nam thời kì này vẫn còn giữ ở mức

thấp. Cả nước vẫn đang dần quen với sự chuyển mình, đổi mới với cơ chế hoạt động của kinh tế thị trường. Khởi đầu cho mốc thời kì đầu vào năm 1995, tổng kim ngạch XNK chỉ mới đạt ở ngưỡng 13,604 triệu USD, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 5,449 triệu USD, chiếm 40.05% so với tổng giá trị XNK. Nhưng đến năm 2000, giá trị XK đã có sự tăng nhẹ đồng đều hàng năm và đạt mức 14,449triệu USD, chiếm 48.03% so với mức giá trị tổng XNK 30,084 triệu USD. Kết quả là, tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu trung bình thời kì này đạt mức 22%.

Thế nhưng, sang thời kì tiếp theo từ năm 2001 đến năm 2011, tổng giá trị kim ngạch XNK của Việt Nam đã gia tăng lên một cách nhanh chóng. Từ giá trị XNK

là 31,189 triệu USD của năm 2001, chỉ sau 10 năm, con số này tăng lên những 203,656 triệu USD, gấp hơn 6.5 lần. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là những chỉ số này tăng lên lại không phải do giá trị XK tăng lên đáng kể mà là do giá trị NK.

Từ thời điểm năm 2012 trở đi lại có sự chuyển hướng mạnh mẽ khi cán cân thương mại so sánh giá trị giữa XK và NK lại chuyển về dương. Năm 2012 và 2013 thì giá trị của kim ngạch XK và NK gần như tương đương nhau, thu thập số liệu làm tròn cho thấy đã đạt cán cân bằng 0 tại năm 2013.

Từ thời kì năm 2016 trở đi, giá trị XK không ngừng tăng mạnh mẽ. Nhờ đó mà giá trị cán cân TM cũng thặng dư và tăng lên nhanh chóng. Năm 2019 đạt mức thặng dư kỉ lục cao nhất trong vòng 25 năm kể từ khi tham gia hoạt động xuất khẩu là ngưỡng 11,118 triệu USD, tăng gấp 7.72 lần chỉ trong vòng 3 năm. Cú huých lớn này của nền kinh tế Việt Nam đến từ ảnh hưởng của cuộc chiến trên thương trường và chính trường của hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc diễn biến phức tạp và kéo dài. Do việc áp thuế cao với nhiều mặt hàng của Trung Quốc mà Mỹ và nhiều nước trên thế giới đã chuyển sang quốc gia lân cận để nhập khẩu những mặt hàng tương tự, và Việt Nam chính là một trong những quốc gia đó. Giá trị xuất khẩu cũng từ đó ngày càng tăng. Thêm vào đó, chất lượng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày

càng cải thiện, dần đáp ứng được nhu cầu cao của các thị trường khó tính như Liên

minh Châu Âu (EU), đồng thời kí kết được hàng loạt FTA mang tính chiến lược. Kết quả đó đã giúp cho giá trị XK của Việt Nam chỉ trong thời gian 3 năm ngắn ngủi trở lại đây đã tăng với dấu hiệu vô cùng tích cực và khả quan.

b. Đánh giá tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến giá trị xuất khẩu

Khi đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính sách TGHĐ đến hoạt động XK của

Việt Nam thì không hề đơn giản, dễ đo lường. Bởi lẽ, những mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao là những mặt hàng thâm dụng về lao động và tài nguyên

như cao su, cà phê, dầu thô,... Không những thế, trong cơ cấu của những mặt hàng XK chủ yếu đó lại có tới gần 70% là những nguyên liệu nhập khẩu của mặt hàng nhập

khẩu. Vì vậy, việc đánh giá ảnh hưởng của chính sách TGHĐ đến giá trị xuất khẩu lại càng tồn đọng nhiều những hạn chế, bất cập hơn.

Khi xét đến tỷ trọng của những mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu thì các sản phẩm may mặc, gạo, thủy sản và dầu thô là những mặt hàng chính, chiếm tới gần 40% trong tổng cơ cấu hàng hóa XK. Trong khi đó, quá trình phân tích nêu trên cho thấy việc tăng lên của giá trị xuất khẩu của Việt Nam hầu hết là dựa vào những thành tựu đến từ hoạt động sản xuất các mặt hàng chủ chốt và việc hàng hóa Việt đáp ứng được nhu cầu của quốc tế chứ không phải hoàn toàn do TGHĐ. Chính vì vậy, hành động giảm giá đồng tiền Việt Nam của NHNN chưa chắc đã là nguyên nhân để có thể giúp cho hàng hóa xuất khẩu của nước ta gia tăng tính cạnh tranh so với các đối thủ khác trên trường quốc tế. Bởi lẽ, muốn hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể cạnh tranh được với các nước bạn có hàng hóa tương đương thì không chỉ từ yếu tố tỷ giá khiến hàng hóa Việt Nam rẻ hơn tương đối mà mua. Nó phụ thuộc

vào rất nhiều nhân tố kết hợp lại với nhau. Không những thế, những tiêu chuẩn kĩ thuật đặt ra của các nước trên thế giới lại có xu hướng ngày càng cao, nên việc hàng hóa của Việt Nam đáp ứng được để có thể xuất khẩu thì vẫn còn nhiều hạn chế.

Có thể nói, sau khi Việt Nam kí kết một loạt các FTA, điển hình là FTA Việt- Mỹ năm 2001 và dấu mốc gia nhập tổ chức WTO năm 2006 có thể trở thành đòn bẩy vững chắc để Việt Nam phát huy tiềm lực vốn có của quốc gia, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng về thâm dụng lao động mà Việt Nam có lợi thế so sánh nhờ qui mô và nhập khẩu những mặt hàng nước ta không có thế mạnh về tư bản.

Bao nhiêu năm Việt Nam tham gia quá trình thương mại quốc tế, Việt Nam luôn bị thâm hụt cán cân thương mại. Nếu giai đoạn đầu mức thâm hụt này chưa đáng

kể do mức xuất khẩu tuy kém hơn nhưng cũng xấp xỉ mức giá trị NK. Đến thời kì từ 2001 đến 2011 thì sự chênh lệch này đã khập khiễng đến mức đáng kể. Đỉnh điểm của sự chênh lệch này phải kể đến là vào năm 2008 là 18,029 triệu USD, tức hơn 18 tỷ USD.

Xét trên góc độ lý thuyết, nếu chính sách TGHĐ của Việt Nam được ban hành

trong thời kì này mà có xu hướng nâng giá đồng nội tệ, giảm giá đồng ngoại tệ khiến cho tỷ giá USD/ VNĐ giảm. Người dân sẽ có nhu cầu tiêu thụ hàng nhập khẩu nhiều hơn. Tuy nhiên, thực tế thì đây là giai đoạn mà tín dụng đồng ngoại tệ tăng lên cao, dẫn đến TGHĐ cũng ở mức cao hơn hẳn so với thời điểm trước đó. Như vậy, mặc dù phải bỏ ra nhiều nội tệ hơn để mua được hàng nhập khẩu, nhưng giá trị NK thời điểm

này vẫn tăng một cách nhanh chóng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập

siêu nghiêm trọng này? Con số cao kỉ lục này bắt nguồn từ nhiều yếu tố mà trong đó,

một phần là do Việt Nam đang trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước nên cần nhập khẩu nhiều nguyên liệu sản xuất, máy móc, công nghệ,.. .Tuy nhiên, phần lớn nguyên nhân của sự tăng lên này lại đến từ tâm lý “sính hàng ngoại” của Việt Nam, nhiều mặt hàng rõ ràng Việt Nam có thể tự sản xuất được nhưng vẫn nhập khẩu ồ ạt về; nhiều máy móc, thiết bị khi nhập khẩu về rõ ràng có giá cao hơn nhiều so với giá cả thế giới nhưng người dân vẫn sẵn sàng chi trả.

Như vậy, có thể rút ra kết luận rằng, hành động phá giá đồng tiền Việt Nam

không những chưa chắc có thể gia tăng được giá trị XK mà còn có khả năng khiến lạm phát tăng cao do nhập khẩu tràn lan, đặc biệt là đối với những mặt hàng được sản

xuất ra nhằm tiêu dùng trong nội địa nhưng lại cần NK đầu vào từ nước ngoài.

2.2.1.2. Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá đến cơ cấu xuất khẩu Việt Nam a. Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam

Có thể nói, luồng vốn được trực tiếp đầu tư từ nước ngoài hay còn gọi là FDI

(Foreign Direct Investment) trong những năm trở lại đây đã có nhiều ảnh hưởng tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói riêng và “bộ mặt” nền kinh tế nói chung:

không chỉ riêng đối với ngành xuất khẩu mà còn giúp tạo việc làm cho người dân cũng như góp phần chuyển dịch nền kinh tế sang hướng hiện đại...

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ cơ cấu XK về khu vực kinh tế của Việt Nam qua từng năm từ 1995-2017

Ξ Khu vực kinh tế trong nước (%) E3 Khu vực kinh tế FDI (%)

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2020)

Từ biểu đồ và các số liệu cho thấy tỷ lệ xuất khẩu theo từng khu vực kinh tế bao gồm trong nước và khu vực có nguồn vốn FDI của nước ta qua từng năm đã có những thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Thời điểm những năm 1995, khi tỉ lệ xuất khẩu của khu vực có luồng vốn FDI chỉ là 27 %, nghĩa là chỉ tương đương mức 1/3 so với khu vực nội địa. Tuy nhiên, tính đến năm 2016, con số này đã lội ngược dòng tăng lên con số cao đáng kinh ngạc tại mức 72.5%, tức chiếm mức tương đương

2/3 so với khu vực của kinh tế nội địa.

b. Đánh giá tác động của chính sách tỷ giá tới cơ cấu xuất khẩu

Trên thềm mở cửa hội nhập nền kinh tế toàn cầu, dòng vốn FDI không chỉ giúp tăng an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động ở trong nước mà còn giúp cho nước nhà có cơ hội tiếp cận với nền khoa học hiện đại, tiên tiến. Đặc biệt, phải kể đến là những lợi ích to lớn của nguồn vốn FDI mang lại cho lĩnh vực xuất khẩu.

Nếu như tính đến năm 1995, cơ cấu XK của khu vực FDI chỉ mới dừng ở ngưỡng 27% so với tổng cơ cấu XK của cả nước, chỉ sau hơn hai thập kỷ, tỷ trọng

Thị trường Xuất khẩu

này đã có sự bứt phá vượt bậc tăng lên ngưỡng 72.5% vào năm 2017. Qua đó có thể thấy, dòng vốn đầu tư vào Việt Nam từ nước ngoài đóng vai trò cô cùng quan trọng trong việc nâng cao vị thế xuất khẩu của Việt Nam. Bởi lẽ, một quốc gia có được nguồn FDI lớn chảy vào khi và chỉ khi nước đó có tiềm lực phát triển lớn, giúp các nhà đầu tư nước ngoài tạo ra nhiều lợi nhuận. Chính việc hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài đã hình thành nên các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty liên doanh, các tổ chức nhượng quyền thương hiệu, cấp phép hay hàng loạt các doanh nghiệp chế xuất,.. .Đó đã trở thành bàn đạp vững chắc giúp cho Việt Nam có được cơ hội hợp tác với nhiều tập đoàn lớn và các quốc gia trên thế giới, góp phần giúp chuyển dịch cán cân thương mại của Việt Nam từ thế thâm hụt đảo chiều sang xuất siêu thành thặng dư trong thời kì trở lại đây.

Như vậy, có thể thấy, khi Nhà nước Việt Nam chuyển đổi chính sách TGHĐ từ cố định-đa tỷ giá sang chế độ neo tỷ giá, với mức TGHĐ giữa USD và VNĐ ngày càng tăng, đã khuyến khích các nhà đầu tư ngoại quốc đầu tư sâu hơn vào các lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam. Tỷ trọng FDI vào Việt Nam càng tăng, mà chủ yếu là các doanh nghiệp chế xuất, liên doanh, nhượng quyền thương mại - sản xuất tại Việt Nam và tiếp tục xuất khẩu đi thị trường thế giới. Mặc dù còn rất nhiều yếu tố khác tác động đến xu hướng của dòng vốn FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên, việc ban hành chính sách TGHĐ là một trong những yếu tố điển hình, có tác động mật thiết đến dòng chảy của luồng FDI.

2.2.1.3. Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá đến thị trường xuất khẩu

Cơ chế hoạt động, biến động của TGHĐ và chính sách TGHĐ không chỉ tác động mạnh mẽ đến kim ngạch XNK của quốc gia đó, mà còn tác động đáng kể đến cơ cấu XNK nói chung cũng như đến các thị trường mà quốc gia đó giao thương nói riêng. Bởi lẽ, về bản chất, TGHĐ của một quốc gia với những quốc gia khác nhau là khác nhau.

Chính vì vậy, tìm hiểu ảnh hưởng của chính sách TGHĐ đến các thị trường xuất khẩu cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Mục này sẽ đi làm rõ điều đó.

a. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam

Bảng 2.4: Giá trị xuất khẩu và tỷ trọng XNK theo châu lục, các khối quốc gia và một số thị trường lớn của Việt Nam năm 2019

Kim ngạch (Tỷ USD) So với năm 2018 (%) Tỷ trọng (%) Châu Á 135.45 2.9 51.3 - ASEAN 24.96 1.3 9.4 - Trung Quốc 41.41 0.1 15.7 - Nhật Bản 20.41 8.4 7.7 - Hàn Quốc 19.72 8.1 7.5 Châu Âu 47.27 2.0 17.9 - EU(28) 41.48 -1.0 15.7

Châu Đại Dương

4.46 -7.4 1.7

Châu Mỹ 73.89 27.3 28.0

- Hoa Kỳ 61.35 29.1 23.2

Châu Phi 3.12 8.1 1.2

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Vào những năm thời kì đầu của hội nhập mậu dịch thương mại tự do, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường lân cận như ASEAN; một số nước Châu Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Indonesia, Nhật Bản,..; và sang thị trường Mỹ, Châu Âu. Tuy nhiên, thời kì này hoạt động XK chưa đạt được nhiều hiệu quả khi có được thặng dư từ thị trường Châu Âu và Mỹ thì lại thâm hụt rất lớn từ các nước

của thị trường Châu Á.

Cụ thể, năm 1995, Việt Nam xuất khẩu sang nước Mỹ đạt mức thặng dư 40 triệu USD. Thế nhưng, đối với các bạn hàng lân cận như ASEAN nói riêng hay Châu Á nói chung thì Việt Nam lại thâm hụt ở mức tương đương bình quân khoảng 80 triệu

USD ở mỗi quốc gia. (Tổng cục Thống kê, 2005)

Thế nhưng, sau giai đoạn hội nhập sâu hơn với cơ chế hội nhập, trở thành một

thành viên của tổ chức WTO, tính đến năm 2011, nước ta đã xuất khẩu tới tổng cộng 24 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, giá trị XNK đạt ngưỡng hơn 1 tỷ Dollar Mỹ. Chỉ sau đó một năm, con số này cũng đã tăng lên gần 10 quốc gia nữa, Việt Nam

XK tổng cộng tới 31 nước. Trong đó, có tới 17 quốc gia mà Việt Nam đạt kim ngạch từ 5 tỷ Dollar Mỹ trở lên. (Th.S Lê Thị Thanh, 2019)

Nhìn chung, trong thời điểm những năm 2011-2018, Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu, kí kết thêm nhiều các FTA và giao thương

xuất khẩu với các nước bạn hàng mới. Chính vì vậy, cho đến thời điểm hiện nay, đã có hơn 200 nước cũng như các vùng lãnh thổ mà tại đó có sự hiện diện của hàng hóa được XK từ Việt Nam sang. Điều đáng chú ý là, giá trị XK của những bạn hàng lớn nhất của nước ta, bao gồm: Mỹ, EU, ASEAN, Hàn Quốc và Nhật đều tăng đều, đạt mức giá trị thặng dư.

Bước sang dấu mốc năm 2019 với nhiều biến động vô cùng phức tạp, kéo dài

Một phần của tài liệu 128 đánh giá tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của vệt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 54 - 63)

w