Tỷ trọng loại hình doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 130 đánh giá thực trạng tín dụng doanh nghiệp tại NHTM VIB sở giao dịch trong bối cảnh dịch covid 19 (Trang 68 - 77)

II Dưnợ tíndụn gI iTổng tài sản Linear (Dư nợ tíndụn g)

Tỷ trọng loại hình doanh nghiệp

DNNN5% 5% DNNN CT TNHH 33% DNTN 19% CTCP 43% - CTCP CT TNHH - DNTN

CTTNHH40% 40%

Tỷ trọng loại hình doanh nghiệp 2020

DNNN N 4% DNTN 20% CTCP 36% CTCP - CT TNHH - DNTN ■ DNNN

(Biểu đồ 2.4.8: Tỷ trọng hoạt động tín dụng theo loại hình DN của VIB - SỞ GIAO DỊCH trong giai đoạn trước và trong đại dịch )

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh Khối tín dụng VIB - SỞ GIAO DỊCH)

Tính đến thời điểm hết năm 2019, khi dịch còn chưa xuất hiện, sự dịch chuyển tỷ trọng doanh nghiệp đối tác của VIB - SỞ GIAO DỊCH đáng chú ý nhất ở mức tăng 4% từ 29% lên 33% của nhóm DN TNHH. Đồng thời, nhóm DNTN cũng giảm số lượng khi từ 1388 doanh nghiệp năm 2018 xuống còn 1046 doanh nghiệp còn dư nợ tại VIB - SỞ GIAO DỊCH ( mức giảm 342 doanh nghiệp tương đương với 5% dịch chuyển tỷ trọng). Trong giai đoạn 2018 - 2019, thị trường không có quá nhiều biến động ảnh hưởng tới DN nguy hiểm như đại dịch COVID, chính vì vậy, doanh nghiệp không gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không cần cơ cấu giãn nợ',... VIB - SỞ GIAO DỊCH chú trọng đến nhóm DN TNHH hơn DN tư nhân do bản chất kiểm soát dư nợ vốn đã bị quản lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh với hạn mức dư nợ có hạn.

Trong khi đó, DN TNHH được đánh giá có rủi ro thấp hơn DN tư nhân, đồng thời có tỉ lệ sinh lời cao hơn, tỷ lệ nợ xấu thấp. Chính vì vậy, với chiến lược chung trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam của VIB, hạn mức tín dụng bị thu hẹp cho đối tượng KHDN, VIB - SỞ GIAO DỊCH đã dịch chuyển tỷ trọng hợp

tác nâng cao dư nợ của nhóm DN TNHH và CTCP với mức tăng lần lượt là 4% và 1% từ 2018 đến cuối năm 2019.

Thời điểm quý IV năm 2019 đến hết năm 2020, trong bối cảnh Đại dịch COVID, VIB đã đặt những biến động kinh tế của các DN vào tình hình đặc biệt, tạo nhiều thuận lợi để các nhóm DN có khả năng tiếp cận nguồn vốn, tăng cường số lượng hợp tác với các doanh nghiệp thuộc nhiều nhóm khác nhau.

Sự thay đổi này được thể hiện rõ qua việc dịch chuyển trong tỷ trọng hợp tác các loại hình doanh nghiệp của VIB - SỞ GIAO DỊCH khi số lượng các công ty trách nhiệm hữu hạn tăng đến 7% từ mức chiếm 33% trong năm 2019 đến 40% tính đến thời điểm hết năm 2020. Về bản chất, CTCP có nguồn vốn hóa lớn, tính an toàn cao, xong điêu kiện hợp tác cấp tín dụng có nhiều khó khăn hơn đồng thời trong bối cảnh dịch, các công ty CP phần nào vẫn có những dự án triển khai được, nên tỷ trọng giảm từ 43% xuống 36% trong tổng số DN hợp tác với VIB - SỞ GIAO DỊCH năm 2020.

Tuy vậy, sự sụt giảm này không đồng nghĩa với việc VIB - SỞ GIAO DỊCH không thu hút được các đối tác khách hàng CTCP mới khi ghi nhận mức tăng trưởng số lượng ở 8,7% tại nhóm khách hàng này với hơn 200 CTCP. Đây được đánh giá là tín hiệu rất tích cực trong bối cảnh đại dịch khi các CTCP đóng góp dư nợ khá lớn cho VIB - SỞ GIAO DỊCH, tạo tính cạnh tranh lớn cho VIB - SỞ GIAO DỊCH với các chi nhánh ngân hàng khác cùng hệ thống.

Sự ổn định nhất trong cả giai đoạn trước và trong dịch 2018 -2020 đến từ tỷ trọng số lượng DN có vốn đầu tư nước ngoài khi luôn duy trì mức 4 -5 % xuyên suốt giai đoạn với mức tăng trưởng lần lượt là 7,01% và 8,71%. Như vậy, số lượng doanh nghiệp nước ngoài không bị sụt giảm đồng thời còn được tăng lên ( trong đó có cộng lũy kế các doanh nghiệp nước ngoài đã hợp tác từ trước) đánh giá được mức độ cạnh tranh của VIB - SỞ GIAO DỊCH ở mức tương đối cao, đáp ứng đủ nhu cầu và tạo sự hài lòng cho các đối tác nước ngoài có trụ sở kinh doanh tại Việt Nam.

Phân tích tình hình nợ xấu tín dụng doanh nghiệp tại VIB - SỞ GIAO DỊCH trong giai đoạn trước và trong đại dịch 2018 - 2020

Chỉ tiêu 2018 2019 2020 So sánh 2019/2018 2020/2019 Dư nợ TDDN 8485 9854 13809 16,13% 40,13% Nợ xấu TDDN 203 177 165 -13,2% -6,77% Tỷ lệ nợ xấu toàn VIB 2,42% 1,68% 1,46% Tỷ lệ nợ xấu 2,39% 1,79% 1,2%

Là đơn vị kinh doanh cấp cao nhất trong chuỗi chi nhánh và PGD của VIB, VIB - SỞ GIAO DỊCH có nhiệm vụ duy trì và tăng trưởng hoạt động tín dụng ngân hàng, trong đó có hoạt động tín dụng doanh nghiệp kết hợp quản lý một số chi nhánh lớn trực thuộc trên địa bàn thủ đô Hà Nội và một số địa phương liên quan.

Trên cơ sở đó, việc quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp đối với VIB - SỞ GIAO DỊCH cực kỳ quan trọng bởi nếu chỉ tiêu rủi ro tín dụng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của toàn ngân hàng, đồng thời đẩy hệ số nợ xấu/ tổng dư nợ của ngân hàng VIB và của chính VIB - SỞ GIAO DỊCH lên mức khó kiểm soát, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói riêng và toàn bộ hệ thống NHTM dưới sự chỉ đạo của NHNN nói chung

■ Nợ xấu KHDN 203 177 165

■ Tổng dư nợ KHDN 8485 9854 13809

eNợxấu KHDN Tổng dư nợ KHDN _______ _______Linear (Nợ xấu KHDN)

(Biểu đồ 2.4.9: Nợ xấu KHDN và tổng dư nợ KHDN của VIB - SỞ GIAO DỊCH giai đoạn trước và trong đại dịch 2018 - 2020)

(Nguồn: Khối Tín dụng VIB - SỞ GIAO DỊCH)

Qua biểu đồ, ta có thể thấy nợ xấu của KHDN có xu hướng biến động từ trước giai đoạn bùng dịch tuy chỉ chiếm một số lượng khá nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng DN của VIB - SỞ GIAO DỊCH. Cụ thể nợ xấu của KHDN đã giảm từ 203 tỷ xuống 177 tỷ đồng - mức giảm khoảng 13% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, từ trước dịch, với công tác thắt chặt kiểm soát tín dụng trong đó bao gồm tín dụng doanh nghiệp, tỷ lệ nợ xấu của KHDN của VIB - SỞ GIAO DỊCH đã ghi nhận những số liệu tích cực.

Trong giai đoạn 2020, dưới sự chỉ đạo của NHNN về giãn thời gian trả nợ, cơ cấu lại nợ và không chuyển nhóm nợ, các DN được hỗ trợ nhiều về nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời có thời gian lưu động vốn dài hơn để ổn định tình hình trong dịch. Dư nợ tín dụng DN năm 2020 tăng trưởng mạnh trong khi đó tỷ lệ nợ xấu lại giữ được ở mức thấp. Để quan sát tỷ lệ của nợ xấu tín dụng doanh nghiệp với tổng dư nợ tín dụng doanh nghiệp của VIB - SỞ GIAO DỊCH, ta theo dõi biểu đồ sau:

(Biêu đô 2.4.10:Biên động Nợ xâu KHDN và tông dư nợ KHDN của VIB - Sơ GIAO DỊCH giai đoạn trước và trong đại dịch )

(Nguôn: Khối Tín dụng VIB - SỞ GIAO DỊCH)

Dựa vào những số liệu được khối Tín dụng của VIB - SỞ GIAO DỊCH thống kê, có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của VIB - SỞ GIAO DỊCH luôn duy trì ở mức dưới 2,5% - mức nợ xấu được đánh giá là an toàn so với tổng dư nợ tín dụng. Từ giai đoạn 2018 đến cuối quý III năm 2019, trước khi dịch bùng phát, thực hiện quản lý tốt tín dụng doanh nghiệp đã giảm tỷ lệ nợ xấu của VIB - SỞ GIAO DỊCH xuống mức 1,79% từ 2,39% trong tỷ lệ tương quan giữa nợ xấu và tổng tín dụng DN - ghi nhận mức giảm nợ xấu 13,2% từ 203 tỷ xuống 177 tỷ đồng. Cũng trong năm 2019, VIB -

Nhóm nợ 2018 2019 2020 Nợ xấu (tỷđổng) Tỷ lệ Nợ xấu (tỷđổng) Tỷ lệ Nợ xấu (tỷđổng) Tỷ lệ Nhóm 3 23 11,2% 4 2% 3 2%

SỞ GIAO DỊCH thực hiện cơ cấu lại tài sản, thanh lý tài sản nên góp phần đưa mức nợ xấu tín dụng DN nói riêng giảm mạnh, tạo sự an toàn hơn trong chiến lượt phát triển tín dụng DN của VIB - SỞ GIAO DỊCH.

Với đặc thù năm 2020 - năm đại dịch, việc thực hiện các chính sách của NHNN tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp tiếp cận vốn, tạo điều kiển đẩy tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp xuống mức rất thấp so với tổng dư nợ tín dụng DN. VIB - SỞ GIAO DỊCH cũng ghi nhận mức giảm từ 1,79% giai đoạn chưa dịch 2019 về 1,2% giai đoạn biến động căng thẳng của dịch năm 2020. Về cơ bản, mức nợ xấu tín dụng doanh nghiệp ở mức 1,2% là con số cực kỳ an toàn cho một tổ chức tín dụng song việc thực hiện giãn nợ và không nhảy nhóm nợ cho các doanh nghiệp phần nào đã khiến tỷ lệ nợ xấu tín dụng DN của VIB - SỞ GIAO DỊCH chưa phản ánh hết được thực trạng nợ xấu tín dụng DN, đồng thời chưa bao quát hết được rủi ro tín dụng trong các năm tiếp theo, ảnh hưởng đến chiến lược của năm sau nếu tình hình dịch vẫn biến động theo chiều hướng xấu như hiện nay.

Mặc dù VIB đã yêu cầu và thắt chặt lại hoạt động quản lý tín dụng doanh nghiệp, cấp tín dụng DN, và VIB - SỞ GIAO DỊCH cũng đưa những chú ý trong công tác tín dụng DN để đảm bảo chất lượng tín dụng, hạ thấp rủi ro tín dụng trong thời kỳ mới, song tình hình dịch diễn biến hết sức phức tạp khiến nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ không trả nợ đúng thời hạn cho VIB - SỞ GIAO DỊCH. Tình hình diễn biến xấu hơn nếu những DN bị ảnh hưởng bởi dịch tuyên bố giải thể hoặc tạm dừng kinh doanh do không đủ kinh phí duy trì hoạt động thì việc trả vốn và lãi cho VIB - SỞ GIAO DỊCH nói riêng và toàn bộ VIB nói chung sẽ rất khó khăn. Điều này làm tăng nguy cơ tỷ lệ nợ xấu doanh nghiêp tăng mạnh trong tương lai, bắt buộc VIB - SỞ GIAO DỊCH phải lên kế hoạch thắt chặt tín dụng đồng thời nâng mức dự phòng rủi ro để không ảnh hưởng đến hoạt động tín dung doanh nghiệp nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung trong tương lai

Nợ xấu tín dụng DN theo nhóm nợ trong giai đoạn trước và trong đại dịch 2018 - 2020.

Nhóm 5 24 12% 12 6,8% 12 6,8%

Tổng nợ xấu TDDN

(Biểu đồ 2.4.11:Nợ xấu theo nhóm nợ của VIB - SỞ GIAO DỊCH giai đoạn trước và trong đại dịch )

(Nguồn: Khối Tín dụng VIB - SỞ GIAO DỊCH) thể thấy qua biểu đồ trên, phần lớn nợ xấu tín dụng doanh nghiệp của VIB - SỞ GIAO DỊCH trong giai đoạn trước và trong đại dịch được xếp vào nợ nhóm 4 ( nhóm nợ có nguy cơ mất vốn) với các đặc điểm như quá hạn từ 181 đến 360 ngày hoặc nợ cơ cấu lại quá hạn trên 90 ngày.

Trong giai đoạn 2018 đến 2019 ( giai đoạn trước khi đại dịch xuất hiện), nợ xấu nhóm 4 trong tín dụng DN của VIB - SỞ GIAO DỊCH luôn duy trì ở mức cao từ 76,8% trong năm 2018 đến 91,2% năm 2019 với mức nợ xấu lần lượt là 156 tỷ đồng và 161 tỷ đồng. Nợ nhóm 3 ( nợ dưới tiêu chuẩn) ghi nhận sự giảm đáng kể từ 23 tỷ đồng năm 2018 còn lại 4 tỷ đồng năm 2019. Có sự suy giảm này một phần bởi một số lượng lớn nợ nhóm 3 đã không còn đủ tiêu chuẩn, bắt buộc phải chuyển các khoản cấp tín dụng cho DN đó sang nợ nhóm 4 ( nhóm nghi ngờ khả năng mất vốn) do DN làm ăn thua lỗ, hoặc tuyên bố giải thể. Nhóm nợ số 5 ( nợ có khả năng mất vốn) giảm từ 24 tỷ đồng do VIB - SỞ GIAO DỊCH thanh lý một số khoản nợ của DN đã giải thể.

Mặc dù vậy, mức nợ xấu tín dụng DN của VIB - SỞ GIAO DỊCH vẫn nằm trong nợ xấu không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh vì đã có trích lập dự phòng đầy đủ cũng như nằm trong tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN.

Trong giai đoạn cuối năm 2019 đến năm 2020, khi tình hình dịch COVID làm nền kinh tế bị tác động tiêu cực, theo chỉ đạo của NHNN, có thể thấy tỷ lệ của VIB - SỞ GIAO DỊCH không có sự thay đổi về xếp nhóm các khoản nợ xấu tín dụng doanh nghiệp trên cơ sở dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh.

Mặc dù vậy, năm 2020 được đánh giá là năm đặc thù trong công cuộc chống dịch, giữ ổn định nền kinh tế. Vì vậy nếu chỉ căn cứ vào số lượng nợ xấu năm 2020 mà mức dư nợ tín dụng doanh nghiệp mà không có phương pháp quản lý, giảm rủi ro tín dụng doanh nghiệp trên mỗi khoản cấp tín dụng thì việc kiểm soát và tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại VIB - SỞ GIAO DỊCH trong những giai đoạn tiếp theo được đặt trước khả năng sẽ gặp nhiều khó khăn nếu tình hình đại dịch tiếp tục diễn biến phức tạp và nguy hiểm hơn với các biến thể mới đến từ Ản Độ - quốc gia đang phải gồng mình trước cơn sóng dữ mang tên biến thể COVID- 19.

Một phần của tài liệu 130 đánh giá thực trạng tín dụng doanh nghiệp tại NHTM VIB sở giao dịch trong bối cảnh dịch covid 19 (Trang 68 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w