II Dưnợ tíndụn gI iTổng tài sản Linear (Dư nợ tíndụn g)
Tỷ trọng tíndụng
* 2018 *
Tỷ trọng tín dụng
* 2019 *
■ Tín dụng bán lẻ ■Tín dụng doanh nghiệp ■ Tín dụng bán lẻ ■Tín dụng doanh nghiệp
(Biểu đồ 2.4.2: Cơ cấu tỷ trọng hoạt động tín dụng của NHTM VIB trong giai đoạn trước khi đại dịch bùng phát)
Ngay từ trước khi dịch bùng phát trong giai đoạn 2018 đến quý III năm 2019, về cơ bản, VIB đã thực hiện chuyển đổi khối lượng doanh thu từ khách hàng doanh nghiệp sang doanh thu bán lẻ, đồng thời liên tục đứng đầu top ngân hàng thương mại trong hệ thống có doanh thu bán lẻ cao nhất. Để thực hiện dịch chuyển cơ cấu và tăng doanh thu khi hạn mức tín dụng được quản lý ở mức thấp theo NHNN, VIB giảm bớt tỷ trọng cho vay các hợp đồng cấp tín dụng lớn, cấp tín dụng cho các khách hàng doanh nghiệp.Theo đó, tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với KHDN giảm từ 25% xuống chỉ còn 18% - mức giảm lên đến 6%. Hoạt động tín dụng của VIB đối với KHDN không chỉ sụt giảm về doanh thu mà còn về số lượng khoảng hơn 15% ( theo số liệu được cung cấp từ Khối HO - VIB - SỞ GIAO DỊCH). Dư nợ tín dụng doanh nghiệp của toàn bộ ngân hàng giảm từ 24.663 tỷ đồng xuống còn 23.887 tỷ đồng cuối năm 2019. Mặc dù vậy, dư nợ tín dụng KHDN của VIB vẫn duy trì được trên 23.000 tỷ đồng trong thời kỳ trước khi đại dịch xuất hiện và diễn biến phức tạp.
Tỷ trọng tín dụng 2020
■ Tín dụng bán lẻ ■Tín dụng doanh nghiệp
Thời kỳ dịch COVID xuất hiện từ quý IV năm 2019 đến năm 2020 đánh dấu sự biến động rất lớn đến nền kinh tế khi sức mua và sức sản xuất đồng loạt giảm mạnh. Trên cơ sở nhận định những khó khăn và thách thức trong thời kỳ mới, nhận sự chỉ đạo từ NHNN, VIB đã xác định những bổ sung trong chiến lược cơ bản của ngân hàng, đồng thời tiếp tục dịch chuyển tỷ trọng dư nợ từ KHDN sang ngân hàng bán lẻ. Trong bối cảnh dịch COVID, dư nợ tín dụng cá nhân ( ngân hàng bán lẻ) vẫn được cơ cấu dịch chuyển thêm 2% so với thời kỳ trước khi dịch xuất hiện, tạo điều kiện doanh thu tăng trưởng 42% bên cạnh sự tăng trưởng từ doanh thu ngoài lãi ( banca). Tuy vậy, điều đó không có nghĩa dư nợ tín dụng doanh nghiệp của VIB suy giảm trong bối cảnh đại dịch mặc dù có sự dịch chuyển giảm cơ cấu dư nợ tín dụng đối với KHDN. Dư nợ tín dụng doanh nghiệp của toàn ngân hàng tăng từ 23.887 tỷ đồng lên mức 27.575 tỷ đồng - tương đương với mức tăng trưởng 15%; thể hiện việc các doanh nghiệp đã tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ dễ dàng hơn, khắc phục khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh dưới sự ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch. Dựa trên chỉ đạo và chính sách của NHNN, VIB cũng tái cơ cấu nợ KHDN, đồng thời tăng cường trích lập dự phòng rủi ro, nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng doanh nghiệp. Tuy nhiên, dưới sự biến động không ngừng của đại dịch, các doanh nghiệp đã tiếp cận với nguồn vốn hỗ trợ có thể không kịp hồi phục sau đại dịch, dẫn đến việc tăng tỷ lệ nợ xấu khi chính sách của NHNN kết thúc.
Đồng thời, hoạt động tín dụng doanh nghiệp dù tỷ trọng dư nợ tín dụng suy giảm song vẫn được quan tâm lớn từ NHTM VIB trong các hình thức giải ngân nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp. Các Doanh nghiệp VIB hợp tác từ lâu như FPT,
FTI, NOVALAND, VNLL,... vẫn luôn được ưu tiên trong công tác tín dụng doanh nghiệp của VIB.
b. Thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp của VIB - SỞ GIAO DỊCH trong bối cảnh đại dịch COVID
b.1. Tổng quan hoạt động tín dụng của VIB - SỞ GIAO DỊCH
Các hoạt động cấp tín dụng doanh nghiệp của VIB - SỞ GIAO DỊCH từ trước đại dịch trong năm 2018 phụ thuộc khá nhiều vào các doanh nghiệp đã có thời gian hợp tác với VIB lâu. Đến giai đoạn từ quý IV năm 2019 đến 2020, số lượng doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn cảu VIB gia tăng, dẫn đến SGD mở rộng được một lượng khách hàng mới giàu tiềm năng.
Là một trong những đơn vị chủ chốt của NHTM VIB, VIB - SỞ GIAO DỊCH với tiền thân là Hội sở chính của VIB vẫn luôn duy trì tốt danh hiệu lá cờ đầu trong công tác hoạt động kinh doanh của toàn ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng khu vực miền Bắc. Trên cơ sở thực hiện chiến lược tập trung bán lẻ của ĐHĐCĐ VIB đề ra, về cơ bản dư nợ tín dụng của VIB chiếm phần lớn bởi dư nợ mảng ngân hàng bán lẻ song xét trên tổng dư nợ thì tỷ trọng cân bằng hơn so với toàn ngân hàng. Kết quả hoạt động tín dụng của VIB luôn duy trì mức tăng trưởng ổn định hơn 10% mỗi giai đoạn, đặc biệt trong giai đoạn quý III năm 2020 khi kinh tế Việt Nam có sự hồi phục nhất định.
Dư nợ tín dụng 2018 2019 2020 VIB - SỞ GIAO DỊCH 21.214 25.932 39.455 VIB 101.160 132.512 171.545 Tỷ lệ tương ứng 21,02% 19,57% 23%
(Biểu đồ 2.4.3 : Tương quan doanh thu của VIB - SỞ GIAO DỊCH với tổng doanh thu toàn ngân hàng trong giai đoạn trước và trong đại dịch)
(nguồn : Khối ngân quỹ VIB - SỞ GIAO DỊCH)
Căn cứ theo số liệu được cung cấp bởi Khối Ngân quỹ VIB - SỞ GIAO DỊCH và biểu đồ 2.4.3 về tương quan doanh thu của riêng SGD so sánh với doanh thu của toàn VIB, có thể thấy, kể từ ngay từ trước dịch giai đoạn 2018 đến quý III năm 2019, VIB - SỞ GIAO DỊCH có mức tăng trưởng rất tốt từ 1110 tỷ đồng lên mức 1678 tỷ đồng - tương đương 27 % doanh thu lãi thuần của VIB ( mức 6213 tỷ đồng). Cũng căn cứ theo phân tích của Khối HO VIB, doanh thu của SGD tập trung chủ yếu là doanh thu lãi thuần, chỉ khoảng 5% trong tổng doanh thu SGD đến từ thu nhập ngoài lãi năm 2018 và 4,7% tính đến hết năm 2019 ( tương đương mức 55,5 tỷ đồng năm 2018 và 78,9 tỷ đồng năm 2019).
Mức tăng doanh thu này trong bối cảnh thị trường thuận lợi trước đại dịch được xem là kết quả của việc triển khai tốt mô hình tích hợp trong phát triển hoạt động phân phối bảo hiểm, tạo điều kiện mở rộng và chiếm lĩnh thị phần bảo hiểm theo chiến lược của VIB. Cùng với đó, khu vực Hà Nội tập trung nhiều dân cư, đa dạng thành phần dân cư, nguồn vốn dồi dào, nhu cầu về bảo hiểm lớn nên việc khai thác thị phần bảo hiểm góp phần không nhỏ trong việc tăng trưởng doanh thu cho VIB - SỞ GIAO DỊCH nói riêng và toàn VIB nói chung.
Trong thời kỳ đại dịch xuất hiện cuối năm 2019 đến 2020, VIB vẫn có sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu trên cơ sở các chi nhánh, phòng giao dịch thuận lợi trong công tác bán sản phẩm bán lẻ, lãi suất tín dụng được hạ và thời gian trả nợ được cơ cấu lại theo NHNN. VIB - SỞ GIAO DỊCH cũng ghi nhận mức tăng trưởng gần 67% từ 1678 tỷ đồng cuối năm 2019 lên 2804 tỷ đồng tính đến hết năm 2020. Doanh thu được ghi nhận với đóng góp chủ yếu từ doanh thu lãi thuần khi nhiều doanh nghiệp vay vốn hỗ trợ tạo điều kiện tăng trưởng về tín dụng doanh nghiệp. Đồng thời, khối ngân hàng bán lẻ vẫn tiếp tục dẫn đầu toàn hệ thống về thị phần bảo hiểm tạo sức tăng mạnh cho doanh thu của VIB - SỞ GIAO DỊCH.
Đợn vị: tỷ đồng (Biểu đồ 2.4.4 : Tương quan dư nợ tín dụng của VIB - SỞ GIAO DỊCH với toàn
ngân hàng trong giai đoạn trước và trong đại dịch)
(Nguồn: Khối Tín dụng VIB - SỞ GIAO DỊCH)
Ngay từ trước đại dịch, VIB - SỞ GIAO DỊCH đã đóng góp khoảng hơn 20% dư nợ của toàn VIB trên cơ sở là trung tâm đầu mối bán hàng của NHTM Quốc tế VIB. Tuy vậy, đến cuối năm 2019, VIB - SỞ GIAO DỊCH ghi nhận sự sụt giảm nhẹ mức tương quan so với dư nợ tín dụng chung của toàn ngân hàng, song vẫn tăng trưởng từ 21.214 tỷ đồng cuối 2018 lên 25.932 tỷ đồng tại quý IV năm 2019 ( mức tăng khoảng 22%).
Kể từ giai đoạn 2019 đến 2020, trước sự diễn biến phức tạp của đại dịch, tính đến hết năm 2020, VIB - SỞ GIAO DỊCH vẫn ghi nhận mức tăng mạnh trong dư nợ tín dụng với mức tăng trưởng đạt xấp xỉ 50% trên cơ sở đẩy mạnh hoạt động bán lẻ
[VALU∣V ∣V ALUE W ; IP >ERC [PERC TAG∣ kNTA
và tạo điều kiện tiếp cận vốn cho doanh nghiệp. Đến hết năm 2020, VIB - SỞ GIAO DỊCH đã đóng góp đến 23% dư nợ của toàn ngân hàng, dẫn đầu trong các chi nhánh, phòng giao dịch ở khu vực miền Bắc bao gồm cả thủ đô Hà Nội. Có thể thấy, mặc dù toàn ngành Ngân hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID song mỗi ngân hàng trong hệ thống dưới sự chỉ đạo của NHNN và Chính Phủ đã có những biện pháp kịp thời để không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp mà còn giữ tăng trưởng ổn định. Theo sự tăng trưởng đó, VIB - SỞ GIAO DỊCH cũng đạt được mức tăng đáng ghi nhận và có nhiều thành tích trong hoạt động kinh doanh của VIB.
b.2. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp và tính cạnh tranh tại VIB - SỞ GIAO DỊCH
Các hoạt động cấp tín dụng doanh nghiệp của VIB - SỞ GIAO DỊCH từ trước