Vực ngành nghề

Một phần của tài liệu 130 đánh giá thực trạng tín dụng doanh nghiệp tại NHTM VIB sở giao dịch trong bối cảnh dịch covid 19 (Trang 40 - 46)

(Biểu đồ 1.2.2.1: Tỷ lệ doanh nghiệp bị tác động trong từng khu vực)

Tỷ lệ doanh nghiệp bị tác động trong từngkhu khu

vực ngành nghề

100% 97.10% 95.50% 95.70% 93.90%86.10% 85.90% 86.10% 85.90%

Il

Công Xây Dựng Nông- Lâm - Hàng không DV ăn DV lưu trú Du lịch

Nghiệp Thủy Sản uống

Giáo dục đào tạo

STT Tổ chức 2019 2020 2021

Như vậy, gần như toàn bộ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch với hầu hết các doanh nghiệp trong từng ngành nghề đang đối mặt với rất nhiều khó khăn có thể kể đến như sụt giảm nguồn thu để bù đắp cho các chi phí khác hoặc hoạt động kinh doanh sản xuất vận hàng dưới mức bình thường. Đồng thời, trong báo cáo mới nhất của Tổng cục thống kê, khoảng 43,4 % doanh nghiệp trong các ngành nghề chịu tác động lớn nhất của đại dịch như khu vực hàng không và du lịch không có nguồn thu từ hoạt động kinh doanh trong khi 39,4% doanh nghiệp trong khu vực Giáo dục đào tạo không thể thực hiện hoạt động kinh doanh do bắt buộc phải đóng cửa trường lớp theo quy định của pháp luật.

Sự sụt giảm doanh thu của các doanh nghiệp đang đặt nền kinh tế chung vào một tình thế khó khăn khi có tới 20,25% số doanh nghiệp được khảo sát bởi Tổng cục Thống kê báo cáo suy giảm hơn 80% doanh thu; 35% số doanh nghiệp suy giảm từ 30% -50 % doanh thu so với cùng kỳ năm trước trong khi số doanh nghiệp báo cáo doanh thu sụt giảm dưới 10% chỉ vỏn vẹn ở mức 13,91%.

Việc sụt giảm doanh thu của các doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực từ đại dịch COVID khiến các doanh nghiệp đối mặt với việc cắt giảm nhân sự để tiết kiệm chi phí, đồng thời bù đắp những chi phí không thể cắt giảm như: chi phí thuê mặt bằng, chi phí trả lãi vay ngân hàng thương mại,... Hoạt động này của doanh nghiệp là cần thiết trong bối cảnh dịch bùng phát và chưa có dấu hiệu khởi sắc tính đến tháng 05 năm 2021 song cũng đẩy tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam lên 10,8% trong trường hợp chặn dịch ngắn hạn và tỷ lệ này dự báo có thể tăng cao đến 13,2% nếu như sử dụng chiến lược ngăn chặn dịch dài hạn. Rất nhiều lao động đã xin trợ cấp thất nghiệp trong dịch từ Chính Phủ qua những gói cứu trợ thất nghiệp trong mùa dịch, được đánh giá là những hành động giúp ổn định nền kinh tế, kiểm chế khả năng tăng cao lạm phát, ổn định tình hình xã hội song việc tỷ lệ thất nghiệp tăng cao do ảnh hưởng đại dịch đang ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách quốc gia vốn cũng đang gặp khó khăn trong bối cảnh đại dịch như hiện nay.

Những dấu hiệu tích cực đối với nên kinh tế Việt Nam xuất hiện kể từ quý III năm 2020, đánh dấu sự hồi phục tuy rằng còn mong manh song rất cần thiết để Việt Nam hội tụ đủ cơ sở và nguồn lực để bứt phá vươn lên vị trí những nền kinh tế mới nổi của thế giới. Những con số biết nói liên tục mang lại những tin vui cho nền kinh tế Việt Nam khi chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ hàng hóa tăng lần lượt 6,6% và 6,7% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm 2019 ( nguồn: Thống kê Chính phủ). Cũng căn cứ theo báo cáo thống kê kinh tế chính phủ của Cục thống kê Chính Phủ Hải Phòng, thặng dư thương mại hàng hóa mặc dù chịu sự ảnh hưởng lớn của đại dịch COVID song vẫn đạt những thành tích nổi bật trong hoạt động kinh doanh khi đạt 17,7 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2020; chỉ riêng trong tháng 10 năm 2020 ( đầu quý II), thặng dư tháng 10 đạt 1,4 tỷ USD.

Căn cứ theo số liệu thu thập của Cục Thống kê Hải Phòng, dự báo của các tổ chức kinh tế về sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID như sau

1 Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF) 7,0 24 6,5 2 Ngân Hàng phát triển châu Á 7,0 23 6,1 3 Ngân hàng Thế giới ( WB) 7,0 28 6,8

1.3. Tác động của đại dịch COVID đến Ngành Ngân Hàng Việt Nam

Ngành Ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID đã có những dấu ấn đáng ghi nhận, góp phần rất lớn vào công cuộc kiềm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn do ảnh hưởng chung từ đại dịch.

Trong phiên Hội nghị Triển khai nhiệm vụ Ngân Hàng ngày 26/12/2020, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương những thành tựu của toàn ngành Ngân Hàng đạt được trong năm vừa qua bằng những lời phát biểu như sau: “ Trong thành tựu chung của đất nước có sự đóng góp to lớn, rất quan trọng của ngành Ngân Hàng. Với vai trò huyết mạch nền kinh tế, ngành Ngân hàng đã vào cuộc từ rất sớm với tinh thần chống dịch như chống giặc, chủ động có giải pháp ứng phó với tác

động của dịch Covid-19, bão lũ, khắc phục khó khăn và hỗ trợ nền kinh tế. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động linh hoạt, khéo léo, góp phần duy trì ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời giữ mức tăng trưởng tín dụng đạt 11 %”.

Lời biểu dương của Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khái quát toàn bộ những thành tựu, cố gắng của đội ngũ cán bộ nhân viên ngành Ngân hàng, từ hoạt động huy động đến tín dụng của NHTM dưới những chính sách kịp thời, linh hoạt của NHNN để đối phó với những khó khăn do đại dịch mang lại như tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, sụt giảm doanh thu từ hầu hết các doanh nghiệp trong nền kinh tế,...

Tuy vậy, ngành Ngân Hàng vẫn phải đối diện với những khó khăn lớn do dịch đem lại như:

- Hoạt động tại các cơ sở chi nhánh, hội sở, cụ thể ở quầy giao dịch trực tiếp gặp nhiều khó khăn khi tốc độ lây lan của dịch có thể tính theo cấp số nhân. Cùng với sự khó khăn trong giao dịch trực tiếp, khó khăn trong công tác quản lý, trong cơ cấu vận hành cũng gặp nhiều bất lợi do đặc thù công việc phải tiếp xúc với khách hàng, đồng nghiệp rất nhiều dẫn đến nếu trong số những người tiếp xúc có đối tượng nhiễm Sar-covi thì số lượng người có liên quan sẽ rất lớn khiến hoạt động của cơ sở làm việc gián đoạn, thậm chí phải tạm dừng hoạt động. Bên cạnh đó, Ngân hàng có người nhiễm Covid cũng gây ra tâm lý hoang mang lo lắng cho người đến giao dịch trực tiếp tại NHTM, gián tiếp gây ra sự suy giảm về hoạt động kinh doanh.

- Sụt giảm mức tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh dịch Covid được đánh giá là khó khăn chung khi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các khối ngành khác cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Theo báo cáo thống kê của NHNN về mức tăng trưởng tín dụng năm 2020 chi đạt 0,43%- mức tăng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Căn cứ theo thống kê từ Tạp chí Ngân hàng, tổng vay tiêu dùng trên dư nợ của Việt Nam ở mức 11,4% ( tương đương với khoảng 0,93 triệu đồng) do sức mua người dân giảm mạnh dưới sự ảnh hưởng của đại dịch.

Tuy vậy, trong bối cảnh đại dịch có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, việc duy trì mức tăng trưởng tín dụng dương đồng thời giữ ổn định chỉ số tổng vay tiêu dùng trên dư nợ được đánh giá là một dấu hiệu tích cực cho ngành Ngân hàng.

- Sự gia tăng của nợ xấu là một trong những khó khăn lớn nhất của NHTM khi trong bối cảnh đại dịch, các nền kinh tế bị ảnh hưởng rất lớn, hàng hóa không thể tự do luận chuyển lưu thông như trước, dẫn đến sản xuất kinh doanh bị đình trệ; nhiều doanh nghiệp sụt giảm doanh thu dẫn đến việc không thể hoàn thành nghĩa vụ nợ đúng thời hạn đặc biệt là các doanh nghiệp trong các ngành như du lịch, xuất nhập khẩu,... Như vậy, tỷ lệ gia tăng nợ xấu trong giai đoạn từ 2019 đến 2020 là khó tránh khỏi đối với ngành Ngân hàng.

Tuy vậy, nhìn chung, quan hệ tín dụng giữa NHTM và các DN vẫn duy trì được ở trạng thái ổn định theo báo cáo của NHNN. Mức tăng trưởng tín dụng dương trong cả quý I, quý II - thời gian đại dịch ảnh hưởng nặng nề nhất đến Ngành Ngân hàng đã tạo tiền đề, cơ sở cho toàn ngành bứt phá trong quý III khi đến tháng 9 năm 2020, tín dụng toàn ngành tăng từ 0,01% trong tháng 1 lên đến 6,09%, báo hiệu việc doanh nghiệp đã tiếp cận được nguồn vốn và tổ chức, cơ cấu lại hoạt động kinh doanh. Đồng thời, đó cũng là những minh chứng rõ ràng nhất về những chính sách kịp thời của toàn ngành, đặc biệt là NHNN dưới sự chỉ đạo của Chính Phủ đã hỗ trợ, tạo ổn định cho nền kinh tế vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất.

Căn cứ theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN về Quy định tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng đang chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19 ngày 13 tháng 3 năm 2020, NHNN đã kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp với hình thức giảm lãi, cơ cấu lại thời gian trả nợ, đồng thời đưa thêm nhiều nguồn vốn chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong thời kỳ đại dịch. Thực hiện chủ trương chỉ đạo từ NHNN, các ngân hàng thương mại đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng. Số liệu thống kê của NHNN cho thấy, tính đến 14/9/2020, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 271 nghìn khách hàng với dư nợ 321 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 485 nghìn khách hàng với dư nợ 1,18 triệu tỷ

đồng; đặc biệt các tổ chức tín dụng đã cho vay với lãi suất ưu đãi (thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước khi dịch COVID-19 xảy ra) với doanh số lũy kế từ ngày 23/01/2020 đến nay đạt 1,6 triệu tỷ đồng cho 310 nghìn khách hàng. Điều này cho thấy, tăng trưởng tín dụng, doanh số vay mới và dòng tiền tín dụng vẫn lưu thông tốt. NHNN nhận định, những lần giảm lãi suất này đã giúp tạo nguồn vốn rẻ cho các ngân hàng thương mại. Đồng thời, các ngân hàng thương mại cũng tiết giảm chi phí hoạt động, có điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vay lãi suất thấp hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn, mở rộng tín dụng.

Một phần của tài liệu 130 đánh giá thực trạng tín dụng doanh nghiệp tại NHTM VIB sở giao dịch trong bối cảnh dịch covid 19 (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w