Sự thay đổi củatín dụng doanh nghiệp trong giai đoạn trước và

Một phần của tài liệu 130 đánh giá thực trạng tín dụng doanh nghiệp tại NHTM VIB sở giao dịch trong bối cảnh dịch covid 19 (Trang 62 - 65)

II Dưnợ tíndụn gI iTổng tài sản Linear (Dư nợ tíndụn g)

Sự thay đổi củatín dụng doanh nghiệp trong giai đoạn trước và

trong đại dịch giai đoạn 2018 đến 2020.

(Biểu đồ 2.4.6:Biến động dư nợ tín dụng doanh nghiệp từ trước và trong đại dịch ) (Nguồn: Khối KHDN VIB - SỞ GIAO DỊCH)

Dựa trên bảng số liệu ta có thể thấy sự biến động rất lớn trong giai đoạn trước khi đại dịch bùng phát từ năm 2018 đến hết quý III năm 2019 trên chỉ tiểu dư nợ tín dụng doanh nghiệp tại VIB - SỞ GIAO DỊCH.

Về tổng thể, VIB - SỞ GIAO DỊCH đã ghi nhận mức tăng trưởng dư nợ tín dụng doanh nghiệp xuyên suốt giai đoạn 2018 đến cuối năm 2020 mới mức tăng lần lượt là 16,13% và 40,13% . Có thể tháy, dư nợ tín dụng doanh nghiệp VIB - SỞ GIAO DỊCH chiếm phần lớn là dư nợ ngắn hạn khi các doanh nghiệp thường vay nhanh trong vòng 3 đến 6 tháng để với mục đích để nguồn vốn lưu động, tối đa hóa hiệu quả kinh doanh.

Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn tín dụng doanh nghiệp VIB - SỞ GIAO DỊCH theo số liệu cung cấp bởi Khối KHDN VIB - SỞ GIAO DỊCH được ghi nhận lần lượt chiếm 80% trong năm 2018, 74 % đến hết năm 2019 và tăng mạnh trong thời kỳ đại dịch diễn biến căng thẳng nhất 2020 là 89%. Đây được đánh giá là tỷ trọng an toàn

cho VIB - SỞ GIAO DỊCH nói riêng và toàn ngân hàng nói chung trong công tác quản lý và xử lý rủi ro tín dụng trên cơ sở cấp tín dụng ngắn hạn có rủi ro thấp hơn và các khoản cấp tín dụng cũng nhỏ hơn, khả năng thu hồi vốn và tạo lợi nhuận tối ưu hơn các khoản cấp tín dụng trung và dài hạn.

Tuy vậy, trong năm 2019, tỷ lệ tăng trưởng của dư nợ trung và dài tín dụng doanh nghiệp tăng 50,97% - mức tăng trưởng lớn nhất trong vòng 05 năm tính đến thời điểm 2020 của VIB - SỞ GIAO DỊCH về chỉ tiêu này. Cơ sở ghi nhận tăng cao đột biến của dư nợ tín dụng trung và dài hạn đối với KHDN của VIB - SỞ GIAO DỊCH trong năm 2019 là do rất nhiều doanh nghiệp lớn và vừa của VIB triển khai dự án đầu tư dài trong năm 2019, cần nguồn vốn lớn. Đồng thời, cũng trong năm 2019, SGD cũng cấp tín dụng đồng tài trợ cho một số doanh nghiệp như FECON ( FCN) với dự án Điện Mặt trời Vĩnh Hảo, nhà máy sản xuất LED Hòa Lạc; Tổng công ty khoáng sản Việt Nam (TKV) với dự án xây dựng nhà máy khai thác khoáng sản tại Sơn La giai đoạn II,... Các dự án trên đều là các dự án trọng điểm với vốn đầu tư lớn, giai đoạn dầu tư lâu dài, thời gian thu hồi vốn lớn hơn 12 tháng, đồng thời chỉ là một trong số hơn 150 dự án của các doanh nghiệp vừa của VIB - SỞ GIAO DỊCH, góp phần đẩy mạnh dư nợ tín dụng trung và dài hạn của VIB - SỞ GIAO DỊCH lên mức 2562 tỷ đồng trong năm 2019.

Trong giai đoạn cuối năm 2019 đến 2020 khi đại dịch COVID xuất hiện và diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp, thực hiện chính sách giãn nợ, cơ cấu nợ, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ của NHNN, VIB - SỞ GIAO DỊCH đã giúp nhiều doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có rất nhiều những doanh nghiệp mới tiềm năng. Trên cơ sở đó, tín dụng doanh nghiệp ngắn hạn của VIB - SỞ GIAO DỊCH tăng trưởng mạnh với mức tăng gần 70% so với cùng kỳ năm 2019 với 12290 tỷ ghi nhận - đánh giá là năm thành công nhất trong 10 năm trở lại đây. Tuy vậy, việc dư nợ tín dụng doanh nghiệp ngắn hạn tăng cao vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, buộc VIB - SỞ GIAO DỊCH phải nâng mức dự phòng rủi ro theo tỷ lệ tăng trưởng của dư nợ. Bên cạnh đó, việc giãn cơ cấu nợ và không giảm nhóm nợ, đồng cũng góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cũ đã được cấp tín dụng được vay với thời gian lâu hơn, dẫn đến việc dư nợ tín dụng doanh nghiệp được tích lũy từ năm trước cũng được tính trong chỉ

Loại hình DN đối tác của VIB - SỞ GIAO DỊCH 2018 2019 2020 So sánh 2019/2018 2020/2019 CTCP 2390 2435 2647 1,88% 87% CT TNHH 1673 1865 2940 11,48% 57,64% DNTN 1388 1046 1453 -25% 38,91%

tiêu của 2020. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp mới dù nhiều tiềm năng xong vẫn đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn chưa hồi phục hoàn toàn nên tạo ra rủi ro cao hơn bình thường trong việc trả vốn và lãi vay của ngân hàng.

Dư nợ tín dụng doanh nghiệp trung và dài hạn giảm mạnh hơn 40% do các dự án đầu tư dài hoặc trung hạn của doanh nghiệp tạm dừng hoặc hoãn tiến độ, đồng thời các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch cũng không có kế hoạch vay vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh đầu tư dài hạn hoặc trung hạn khi tình hình dịch đang có nhiều tình huống chuyển biến xấu như hiện nay.

Một phần của tài liệu 130 đánh giá thực trạng tín dụng doanh nghiệp tại NHTM VIB sở giao dịch trong bối cảnh dịch covid 19 (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w