Biểu đồ số ca nhiễm và tử vong trên toàn thế giớ

Một phần của tài liệu 130 đánh giá thực trạng tín dụng doanh nghiệp tại NHTM VIB sở giao dịch trong bối cảnh dịch covid 19 (Trang 36 - 40)

□ Ca nhiễm □Ca tử vong

1.2. Tác động của dịch COVID tới tình hình kinh tế thế giới và kinh tế - xã hội Việt Nam

1.2.1. Tác động của đại dịch COVID đến tình hình kinh tế thế giới

Trước tình hình đại dịch Sar-covi đang diễn biến ngày một phức tạp với sự xuất hiện của các biến thể mới nguy hiểm hơn trong bối cảnh chưa có vaxin để đối phó với dịch, nền kinh tế thế giới- một trong những yếu tố chiụ sự tác động nặng nề nhất của dịch đã và đang rơi vào suy thoái nghiêm trọng.

Theo báo cáo của IMF ( 24/06/2020), nền kinh tế thế giới đã tăng trưởng âm khoảng 4.9% so mới mức dự báo được IMF đưa tra trước đó là âm 3% trong báo cáo tháng 4. Với mức suy giảm mới này, nền kinh tế thế giới đã ghi nhận mức suy thoái mạnh nhất kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến.

Hàng chục nền kinh tế lớn của thế giới đã lao dốc khi đại dịch phải kể đến như Mỹ, khối các nước Liên Minh Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,... Tại Mỹ, nền kinh tế đứng thứ nhất trên thế giới, GDP trong quý II/2020 suy giảm 31,4% so với cùng kỳ năm trước với mức chi tiêu tiêu dùng giảm 34%. Đây là những con số đáng báo động về mức ảnh hưởng của đại dịch CoVID-19 tác động lên không chỉ một mà toàn bộ các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới.

Tại châu Âu, tình hình cũng không kém phần ảm đạm khi trong quý II/2020, kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã bị tác động mạnh bởi cuộc khủng hoảng Covid -19 với GDP giảm 12,1%, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1995, sau khi giảm 3,8% trong quý I/2020 do hoạt động kinh doanh đình trệ khi các doanh nghiệp phải đóng cửa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID -19. ( theo tạp chí Con Số Sự kiện)

Tại khu vực Châu Á cũng xuất hiện những sự suy thoái nghiêm trọng từ một trong những nên kinh tế lớn của khu vực là Nhật Bản khi lần đầu tiên rơi vào suy thoái kể từ năm 2015 với tăng trưởng âm trong hai quý liên tiếp trước tác động của đại dịch COVID -19. So với cùng kỳ năm 2019 khi GDP của Nhật Bản giảm tới 3,4% trong quý II/2020. Tiêu dùng cá nhân, chi tiêu vốn và xuất khẩu của quốc gia này đều đồng loạt sụt giảm. Trong quý II, kinh tế nước này giảm 28,8% trong khi trước đó,kinh tế Nhật Bản đã giảm 7,3% ngay tại thời điểm đại dịch xuất hiện quý IV/2019.

Mặc dù vậy, theo báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới, World Bank đã ghi nhận sự hồi phục tích cực của nền kinh tế thế giới đặc biệt trọng giai đoạn quý III năm 2020. Một số nền kinh tế đã ghi nhận sự tăng trưởng dương, trong đó có Việt Nam, tạo điều kiện cho những chỉ số mua hàng toàn cầu như PMI tăng từ 52,5 lên đến 53,3 trong giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2020. Bên cạnh đó, IMF cũng đưa ra những dự báo tích cực với mức tăng trưởng 5,2 % trong năm 2021 cho nền kinh tế thế giới sau khi phân tích những số liệu thu thập được trong quý III năm 2020.

Những số liệu và các công trình nghiên cứ đã đưa ra những điểm đặc biệt trong tổng quan về nền kinh tế thế giới 2020 như sau:

- Thương mại thế giới đã và đang có những dấu hiệu hồi phục tuy còn khá nhỏ và vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng nếu như tình hình đại dịch chuyển biến xấu. Theo những báo cáo gần đây nhất của Tổ chức Thương Mại thế giới WTO, những chỉ số liên quan đến thương mại giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ đã có sự hồi phục mạnh mẽ trong quý III năm 2020 tiêu biểu như Chỉ số thương mại hàng hóa ở mốc 100,7 trong khi ở quý II, chỉ số này chỉ đạt mức 84,5 ( giảm 18,6 điểm so với quý II năm 2019 - thời điểm trước đại dịch).

- Sự ổn định và hồi phục của giá cả trên thị trường hàng hóa được chú trọng. Trên cơ sở số lượng vắc-xin được sản xuất tăng kéo theo sự kỳ vọng về mức độ hồi phục của nền kinh tế, Ngân hàng thế giới World Bank đã đưa ra những số liệu chứng mình giá cả hàng hóa, đặc biệt là những hàng hóa có tính thanh khoản cao, có tính chất quy đổi như dầu thô,... đang có những dấu hiệu hồi phục khả quan. Giá dầu thô đã tăng lên mức 48 USD/ thùng trong tháng 9 và tháng 10 từ mức 41 USD/ thùng thể hiện rõ nhất sự hồi phục của nền kinh tế thế giới dù vẫn ít hơn 25% so với mức trung bình năm ngoái theo IMF.

- Các chính sách tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường tài chính góp phần giữ lại niềm tin của nhà đầu tư. Một loạt các chính sách tài chính mới được ban hành ở các quốc gia, các vùng lãnh thổ nhằm giúp nền kinh tế của chính họ đủ khả năng đương đầu cũng như giảm thiểu thiệt hại gây

ra bởi Covid-19 có thể kể đến như quỹ phục hồi đại dịch của Liên minh châu Âu trị giá 750 tỷ Euro, gói cứu trợ 1000 tỷ USD của cục Dự trữ Liên bang Hoa Kì FED,...

- Dòng vốn đầu tư vào các nền kinh tế đang phát triển hoặc mới nổi được ghi nhận tăng hơn nhiều lần so với thời kỳ đại dịch chưa xuất hiện. Dòng vốn tích cực này đã giúp thị trường chứng khoán ở các quốc gia đang phát triển này hồi phục rất mạnh, trong đó có Việt Nam khi tại trung tuần tháng 7 năm 2020, VN-Index sụt giảm tại mức 700 điểm hơn nhưng vào cuối quý III, quý IV năm 2020 đã ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ trên thị trường nhờ các luồng tiền đầu tư dồi dào, kéo VN-Index lên tới 1.800 điểm.

- Lạm phát vẫn được duy trì ở mức ổn, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến tình hình kinh tế thế giới khi các quốc gia đã nỗ lực để kìm chế lạm phát gia tăng, tạo mức độ ổn định chung cho toàn bộ nền kinh tế thế giới mặc dù có sự gia tăng nhẹ mức lạm phát do tình hình đại dịch diễn biến hêt sức phức tạp với sự xuất hiện của nhiều lại biến thể virus mới nguy hiểm hơn. Căn cứ theo IMF, đồng USD đã có sự giảm nhẹ 4,5% từ cuối tháng 4 đến tháng 9 - một mức giảm chấp nhận được trong bối cảnh đại dịch như hiện nay.

1.2.2. Tác động của đại dịch COVID đến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam

Đại dịch COVID-19 làm ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới, gây ra sự suy giảm mạnh của các nền kinh tế lớn và nhỏ trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở kiểm soát tốt dịch ngay từ khi mới xuất hiện, nền kinh tế Việt Nam có sự suy thoái song không quá lớn với những dấu hiệu phục hồi rất tích cực. Đặc biệt, tổng sản phẩm quốc nội GDP của Việt Nam vẫn luôn tăng trưởng dương, là một trong những nước có được công nhận kiểm soát dịch hiệu quả với mức tăng 3,82% quý I/2020, giảm xuống 0,38% vào quý II/2020 do đợt bùng dịch thứ 2 và sau đó phục hồi mạnh với mức tăng trưởng 2,62% trong quý III/2020 ( theo Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam). Cũng theo nghiên cứu, mức tăng trưởng của Việt Năm trong 09 tháng năm 2020 đạt 2,12% - là dấu hiệu tích cực và biểu hiện rõ nét nhất về tình hình kiểm soát đại dịch ở Việt Nam.

Mặc dù vậy, đại dịch vẫn có những tác động rất lớn đến nền kinh tế của Việt Nam khi gây ra sự khó khăn trong lưu thông hàng hóa, đình trệ sản xuất, bất ổn trong thương mại và tăng cao tỷ lệ thất nghiệp,... Căn cứ theo số liệu của Tổng cục Thống Kê Việt Nam, tính đến hết tháng 07 năm 2020, trong cuộc khảo sát đối với 126.565 doanh nghiệp, đã có tới 85,7 % doanh nghiệp trả lời rằng dịch COVID đang tác động rất lớn đến việc kinh doanh sản xuất, gây những hệ lụy to lớn đến hoạt động thương mại của các doanh nghiệp.

Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân cũng khảo sát với hơn 510 doanh nghiệp và thu được kết quả với hơn 93,9% số doanh nghiệp tham gia trả lời bị tác động động tiêu cực của Covid tới hoạt động kinh doanh. Như vậy, đại dịch lần này có thể ghi nhận đã ảnh hưởng đến phần lớn các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh sản xuất theo chiều hướng tiêu cực, gây những hậu quả rất nghiêm trọng đến chính doanh nghiệp như giảm doanh thu, thậm chí phá sản.

Các loại hình ngành nghề doanh nghiệp chịu tác động của đại dịch theo số liệu từ Tổng Cục Thống Kê tính đến tháng 07 năm 2020: 120.00% 100.00% 80.00% 60.00% 40.00% 20.00% 0.00%

Một phần của tài liệu 130 đánh giá thực trạng tín dụng doanh nghiệp tại NHTM VIB sở giao dịch trong bối cảnh dịch covid 19 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w