Các yếu tố ảnh hưởng đến dịchvụ tư vấn thuế

Một phần của tài liệu 135 dịch vụ tư vấn thuế tại công ty cổ phần tư vấn ernst young việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 31)

6. Kết cấu khóa luận

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịchvụ tư vấn thuế

a) Luật thuế

Năm 2011, sau hai thập kỷ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình với thu nhập bình quân đầu người là 1.260 USD và vẫn đang tiếp tục phấn đấu trở thành nước có thu nhập bình quân đạt ngưỡng trung bình

cao vào năm 2023 (Ngân hàng Thế giới, 2021). Cải cách chính sách thuế và quản lý thuế

sang một tỷ trọng lớn hơn về thu thuế nội địa, đặc biệt là đánh thuế vào lợi nhuận kinh doanh, thu nhập từ lao động và lợi nhuận từ bất động sản. Tuy nhiên, việc hoàn thành quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường sẽ đòi hỏi nhiều hơn là chỉ những thay đổi thủ tục quản lý và thu thuế mà còn những thay đổi đối với chính các công cụ thuế.

Từ đó trở đi, luật thuế Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng qua từng năm để đáp ứng yêu cầu về một hệ thống thuế đơn giản và minh bạch, đảm bảo dòng thu ổn định cho chính phủ, khuyến khích phân bổ nguồn lực hiệu quả và không có nguy cơ hình thành nguồn gốc của sự bất bình đẳng hoặc không công bằng. Tuy nhiên, sự thay đổi nhanh chóng của các luật và chính sách thuế đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn

trong việc cập nhật thông tin cho mục đích tuân thủ. Đó là lực đẩy khiến cho dịch vụ tư vấn thuế trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

b) Nguồn nhân lực

Có nhiều yếu tố góp phần tạo nên thành công trong kinh doanh. Việc có một chiến lược hợp lý, có một sản phẩm hoặc dịch vụ có thể bán được trên thị trường hay có

các quy trình hiệu quả đều vô cùng quan trọng. Nhưng các thành viên trong tổ chức phải

thực sự hiểu và thực hiện đúng các chiến lược, kế hoạch và quy trình đã được tạo ra thì mới có thể tạo nên thành công cho một doanh nghiệp. Con người là nguồn lợi thế cạnh tranh bền vững và ngày càng có giá trị theo thời gian cho các tổ chức hoạt động trong nền kinh tế toàn cầu.

Nguồn nhân lực ở đây được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố như số lượng, chất lượng, sự gắn bó... Nếu các tổ chức có những chính sách hợp lý, đảm bảo họ có thể thu hút, truyền cảm hứng, động viên, phát triển và khen thưởng một cách thích hợp dành cho đội ngũ nhân viên của mình thì họ dường như đã nắm chắc tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Đặc biệt trong ngành tư vấn, nguồn nhân lực là một trong những tài sản chiến lược quan trọng nhất, đảm bảo lợi thế cạnh tranh và thành công của tổ chức.

c) Phí dịch vụ

quảng cáo (Promotion) và địa điểm (Place). Giá là yếu tố liên quan đến việc tạo ra doanh

thu duy nhất, phần còn lại liên quan đến chi phí. Các công ty tư vấn trên toàn cầu phải thường xuyên giám sát các khoản phí mà họ tính cho khách hàng của mình. Chi phí này phụ thuộc vào dịch vụ mà khách hàng chọn lựa hay trình độ của chuyên gia tư vấn mà họ muốn nhận được lời khuyên... Các công ty tư vấn - đặc biệt là những công ty hoạt động trong các phân khúc cao hơn của thị trường - không tiết lộ cơ cấu chi phí của họ. Các nhà tư vấn coi tỷ giá là một trong những tài sản cạnh tranh chính và do đó, phương thức tính phí của họ được xem như là 'bí mật kinh doanh', tương tự như tiền lương, vốn cũng được các công ty tư vấn đảm bảo bí mật. Ngoài ra, phí thường thay đổi theo khu vực/ khách hàng/ dịch vụ, vì vậy, các công ty luôn kiểm soát chặt chẽ cơ cấu chi phí của

họ để giảm thiểu nguy cơ rủi ro danh tiếng, tranh luận công khai hoặc phải thương lượng

lại phí của họ với khách hàng.

d) Sự hợp tác của khách hàng

Tương tác giữa khách hàng và nhà tư vấn là yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của các dự án tư vấn và sự tồn tại của mọi công ty tư vấn. Nói cách khác, sự thành công của quá trình cung cấp dịch vụ tư vấn phụ thuộc vào cách thức mà khách hàng và nhà tư vấn trao đổi với nhau, bao gồm các vấn đề cần được tư vấn, mức độ tham gia của

mỗi bên và vai trò của mỗi bên được chỉ định trong từng dự án.

Vai trò của khách hàng là bên cung cấp thông tin trong quá trình vạch rõ vấn đề, đồng thời cũng tham gia vào góp ý kiến giải quyết vấn đề thực tế. Vai trò của các nhà tư vấn là sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của họ vào tình huống cụ thể của khách hàng để đưa ra giải pháp cho vấn đề phù hợp. Rõ ràng, khách hàng trực tiếp tham gia vào "giai đoạn trung tâm" của quá trình với các chuyên gia tư vấn và là những người đóng vai trò tích cực trong quá trình tìm hiểu và giải quyết vấn đề. Hơn nữa, khách hàng là người hiểu rõ nhất nội bộ doanh nghiệp, vốn là nền tảng phát sinh vấn đề, cần được kết hợp vào quá trình tìm giải pháp.

tương tác). Để việc tư vấn được thực hiện thành công, khách hàng phải cung cấp cho chuyên gia tư vấn thông tin, tài liệu, hồ sơ đầy đủ, chính xác và kịp thời, đồng thời chủ động tiếp cận những chuyên gia tư vấn để nêu quan điểm một cách hợp lý.

Khi quá trình tư vấn phát sinh một vấn đề mơ hồ, thiếu rõ ràng thì việc có mối quan hệ trao đổi, tương tác tốt với khách hàng càng trở nên quan trọng hơn. Do đó, hình

thành hình ảnh tích cực của khách hàng về công việc của các nhà tư vấn là yếu tố quan trọng để công việc tư vấn trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ERNST & YOUNG VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu Công ty Cổ phần Tư vấn Ernst & Young Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ernst & Young Quốc tế (Ernst & Young Global Limited)

Ernst & Young (EY) là thương hiệu chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán chuyên nghiệp đa quốc gia có trụ sở chính tại London, Vương quốc Anh. EY được xếp vào nhóm Big4 - một trong bốn hãng dịch vụ kiểm toán chuyên nghiệp hàng đầu lớn nhất trên thế giới, bên cạnh Deloitte, KPMG và PwC.

Ngoài cung cấp dịch vụ kiểm toán, EY cũng đã có sự dịch chuyển một phần trọng

tâm kinh doanh sang lĩnh vực tư vấn. Cụ thể, EY đã nâng cao sự hiện diện của mình trong tư vấn chiến lược và tham gia cạnh tranh trực tiếp với các hãng truyền thống đã và đang hoạt động trong lĩnh vực này là như Bain, McKinsey và BCG (hay còn gọi là “Big Three”). Thông qua một loạt các hoạt động mua lại và chuyển trọng tâm thị trường,

EY đã gây dựng hình ảnh và dần mở rộng thị phần của mình trong các lĩnh vực tư vấn bao gồm tư vấn vận hành, tư vấn chiến lược, tư vấn nhân sự, tư vấn tài chính & tư vấn công nghệ.

EY hoạt động dưới mô hình mạng lưới các công ty thành viên, với mỗi công ty thành viên là một pháp nhân riêng biệt ở từng quốc gia. Hiện này, EY có hơn 300.000 nhân viên tại hơn 700 văn phòng trên 150 quốc gia trên thế giới, cung cấp dịch vụ bảo đảm (bao gồm kiểm toán tài chính), thuế và tư vấn.

Tính đến năm 2019, EY là một trong 7 tổ chức tư nhân lớn nhất tại Hoa Kỳ. EY liên tục được tạp chí Fortune xếp hạng trong danh sách 100 công ty tốt nhất để làm việc trong 21 năm qua, lâu hơn bất kỳ công ty kế toán nào khác.

EY là kết quả của các chuỗi sáp nhập các tổ chức tiền thân. Tổ chức tiền thân lâu

Dịch vụ 2016 2017 2018 2019 2020 11.301 11.632 12.534 12.646 12.800

1903, công ty Ernst & Ernst được thành lập ở Cleveland bởi Alwin C.Ernst và em trai Theodore và trong năm 1906, Arthur Young & Co. được thành lập bởi Arthur Young tại Chicago. Vào năm 1979, Ernst & Ernst cùng Whinney Smith & Whinney tạo thành Ernst & Whinney, công ty kế toán lớn thứ 4 thế giới thời bấy giờ. Cùng vào năm đó, các

văn phòng của Arthur Young tại Châu Âu sáp nhập với nhiều công ty lớn ở Châu Âu mà sau đó trở thành công ty thành viên của Arthur Young International. Vào năm 1989, công ty lớn thứ 4 là Ernst & Whinney sáp nhập với công ty lớn thứ 5 là Arthur Young tạo nên Ernst & Young.

Vào năm 2002, sau sự sụp đổ của Arthur Andersen do liên quan trực tiếp đến vụ bê bối Enron, một lượng lớn doanh nghiệp đã chuyển qua trở thành khách hàng của Ernst & Young. Bốn năm sau, Ernst & Young trở thành thành viên duy nhất của Big Four có hai công ty thành viên tại Hoa Kỳ, với sự bao gồm của Mitchell & Titus, LLP vào năm 2006, công ty kế toán thuộc sở hữu thiểu số lớn nhất tại Hoa Kỳ. Mitchell & Titus chấm dứt tư cách thành viên của mình trong mạng EY có hiệu lực từ ngày 30 tháng

10 năm 2015.

Năm 2013, công ty chính thức đổi thương hiệu từ Ernst & Young thành EY, và đặt tên cho khẩu hiệu kèm theo: "Xây dựng một thế giới làm việc tốt hơn" (Building a better working world). Cũng trong năm 2013, EY mở rộng hơn nữa và mua lại tất cả các

hoạt động của KPMG Đan Mạch bao gồm 150 đối tác, 1500 nhân viên và 21 văn phòng.

Vào năm 2014, EY đã mua lại công ty tư vấn chiến lược toàn cầu The Parthenon Group, thu hút được 350 chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực Dịch vụ Tư vấn Giao dịch khi

đó để đẩy mạnh cung cấp dịch vụ tư vấn chiến lược nội bộ cho khách hàng của mình. Đơn vị kinh doanh sau đó đã được đổi tên thành EY-Parthenon và là một trong những đơn vị tư vấn chiến lược chọn lọc nhất trên toàn thế giới.

27 Mỗi khu vực đều có cơ cấu tổ chức kinh doanh giống nhau và một đội ngũ quản lý chuyên biệt. Đứng đầu mỗi khu vực là Chuyên viên quản lý cao cấp thuộc Ban điều hành EY Quốc tế.

Biểu đồ 2.1: Tổng doanh thu EY Quốc tế giai đoạn 2009 - 2020

Đơn vị: tỷ USD

Nguồn: Website của EY Quốc tế (ey.com)

EY đã công bố tổng doanh thu toàn cầu là 37,2 tỷ USD cho năm tài chính 2020 với tỷ lệ tăng trưởng 4,1%, bất chấp những tác động xấu ảnh hưởng lên kinh tế toàn cầu

do đại dịch COVID-19 gây ra. Trong bảy năm qua, EY đã ghi nhận mức tăng trưởng kép hàng năm mạnh mẽ đạt 7,7%.

Tư vấn chiến lược 7.846 8.526 9.621 10.236 10.500 Giao dịch tài chính 2.728 3.067 3.622 4.052 4.100

Ernst & Young Việt Nam

EY Việt Nam là hãng kiểm toán và tư vấn với 100% vốn đầu tư trực tiếp từ nước

ngoài được cấp phép hoạt động chính thức đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1992, trực thuộc EY Châu Á - Thái Bình Dương. Kể từ đó, EY Việt Nam đã được công nhận là đơn vị tư vấn uy tín hàng đầu - nhờ vào những kiến thức và sự am hiểu sâu rộng về môi trường kinh doanh tại Việt Nam, cùng với kinh nghiệm và năng lực tư vấn xuất sắc của đội ngũ nhân sự và những giá trị gia tăng EY Việt Nam mang đến cho khách hàng. Hiện

EY Việt Nam có văn phòng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với đội ngũ hơn 1.500 chuyên gia trong và ngoài nước.

EY Việt Nam hiện sở hữu hai văn phòng ở hai trung tâm kinh tế lớn nhất hiện nay là Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội:

❖ Trụ sở chính được đặt tại thành phố Hồ Chính Minh: Số 2 Hải Triều, phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

❖ Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 8, tòa nhà Cornerstone, số 16 Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ

Đối với Công ty

EY Việt Nam nói chung có cơ cấu tổ chức theo mô hình được áp dụng chung cho

toàn bộ hệ thống EY trên khắp thế giới. Bộ máy quản lý với người đứng đầu là Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc (Partners) có nhiệm vụ quản lý về mặt vĩ mô. Hệ thống tổ chức được chia thành 2 phần: Bộ phận quản lý nội bộ và bộ phận nghiệp vụ.

Bộ phận quản lý nội bộ gồm các phòng ban có chức năng duy trì hoạt động, tổ chức trong nội bộ công ty. Ví dụ như: bộ phận Nhân sự đảm nhận việc quản lý nhân sự, tổ chức các chương trình tuyển dụng theo nhu cầu của công ty, đảm bảo duy trì văn hóa nơi công sở...; bộ phận IT đảm nhận việc quản lý toàn bộ hệ thống lưu trữ dữ liệu nội bộ, hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống máy móc của công ty. Bộ phận nghiệp vụ là

Hệ thống tổ chức được phân cấp vô cùng cụ thể và chi tiết nhằm tăng tính chuyên môn hóa cũng như đạt được sự hiệu quả tối ưu trong từng hoạt động tại EY cũng như khuyến khích sự phát triển của các cá nhân, tạo nên một tập thể vững mạnh không chỉ về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn cả sự kết nối giữa các thành viên trong tổ chức. Mô hình tổ chức được khái quát lại như mô hình dưới đây:

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức tại Công ty EY Việt Nam

Chủ nhiệm (Manager) Cán sự (Senior) Trợ lý (Staff)

Nguồn: Tài liệu nội bộ từ Bộ phận Nhân sự EY Việt Nam Đối với bộ phận Tư vấn thuế

Ngoài ra, bộ phận Tư vấn thuế tại EY Việt Nam cũng được phân chia cụ thể thành các cấp nhằm đảm bảo tính chuyên trách trong nhiệm vụ của mỗi cá nhân, đảm bảo các cá nhân hoàn thành tốt công việc trong phạm vi của mình, thể hiện tính thống nhất, chuyên nghiệp và đảm bảo bao trùm toàn bộ các công việc, nhiệm vụ trong quá trình cung cấp dịch vụ.

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ phận Tư vấn thuế

Nguồn: Tài liệu nội bộ EY Việt Nam

Với số lượng khách hàng lớn, các chuyên gia tư vấn thuế tại EY sẽ được phân chia thành các nhóm, chịu trách nhiệm với một hay nhiều dự án. Quy mô một nhóm dự án điển hình tại EY sẽ bao gồm một Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc (Partner), một Chủ nhiệm dự án (Senior Manager hoặc Manager), hai đến ba Cán sự (Senior) và các Trợ lý (Staff). Số lượng mỗi vai trò trong nhóm sẽ thay đổi tùy theo quy mô của mỗi

dự án.

“Partner” luôn là những người có nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường tư vấn sẽ là người tìm kiếm, kết nối khách hàng, tạo mối quan hệ với những người chủ doanh nghiệp khách hàng và kiểm soát toàn bộ công việc cũng giám sát đội ngũ nhân viên thông qua các Chủ nhiệm. Công việc của “Partner” thiên về phát triển và duy trì khách hàng nhiều hơn là giải quyết các vấn đề kỹ thuật.

Chủ nhiệm dự án có thể là “Senior Manager” hoặc “Manager”, chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ dự án bằng cách đảm bảo việc thực hiện đầy đủ những quy trình, thủ tục cần thiết và là người hướng dẫn, chỉ đạo cũng như dẫn dắt cả nhóm từng ngày trong

suốt khoảng thời gian diễn ra dự án. Nhìn chung, Chủ nhiệm dự án có hai nhiệm vụ chính: một là phối hợp công việc của các cán sự; hai là,trao đổi với khách hàng về những

vấn đề phát sinh trong quá trình tư vấn thuế.

Cán sự dự án có trách nhiệm phân công, phối hợp và giám sát các trợ lý của mình,

định hướng cụ thể các công việc và phân bổ đều cho các trợ lý, giám sát tiến trình hoàn thành công việc, phát hiện và sửa chữa kịp thời các sai sót nếu cần. Cán sự dự án cũng phải thực hiện những công việc khó hơn như phân tích hay đánh giá rủi ro... Ở vị trí Cán sự dự án yêu cầu bắt đầu phát triển khả năng làm việc với khách hàng, trao đổi hay

Một phần của tài liệu 135 dịch vụ tư vấn thuế tại công ty cổ phần tư vấn ernst young việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w