Hạch toán, kế toán, kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học sư phạm đại học thái nguyên (Trang 54 - 77)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Hạch toán, kế toán, kiểm toán

Quản lý thu

Với mục tiêu xây dựng đội ngũ lao động có chất lượng cao, đặc biệt cung cấp cho xã hội một lực lượng giáo viên có trình độ chuyên môn, hội nhập và sáng tạo. Chính vì điều này, trường Đại học Sư phạm Thái đang tiếp tục mở rộng quy mô, hình thức và đa dạng hoá các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo để cung cấp cho xã hội những cán bộ có năng lực, phẩm chất, bản lĩnh hoàn thành

nhiệm vụ, đồng thời góp phần đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí cho xã hội. Trường Đại học Sư phạm trải qua một quá trình xây dựng và phát triển đến nay đã là một trong những trường có uy tín trong việc đào tạo lực lượng giáo viên cho các tỉnh.

Bên cạnh đó, Trường đã nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Đại học Thái Nguyên, việc đầu tư cũng được tăng lên. Hàng năm, NSNN cấp cho Trường Đại học Đại học Sử Phạm Thái Nguyên theo định mức, theo quy mô hiện có và các chương trình mục tiêu, các dự án… Đây là nguồn kinh phí quan trọng để xây dựng trường. Cùng với sự gia tăng NSNN cấp cho giáo dục - đào tạo, nguồn NSNN cấp cho Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên cũng tăng lên hàng năm, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.6: Tổng nguồn thu của Đại học Sư phạm Thái Nguyên

Đơn vị: triệu đồng, %

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Thu từ ngân sách 62.973 67.856 65.032 86.760 89.918 Thu từ ngoài ngân sách 60.713 65.322 64.799 94.660 62.058

Cơ cấu (%)

Thu từ ngân sách 51,7 51,7 50,8 48,3 59,9

Thu từ ngoài ngân sách 48,3 48,3 49,2 51,7 40,1

Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên

Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp là nguồn thu chính của trường, đây là nguồn chủ yếu để trường sử dụng vào việc xây dựng và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của trường. Trong những năm 2014 và 2015 nguồn thu từ ngân sách tăng lên cao vì trường tham gia thực hiện nhiều dự án mà chính phủ cấp kinh phí như: đào tạo giáo viên vùng sâu vùng xa, xóa mù chữ, dự án giáo dục cho các tỉnh nghèo…Chính vì vậy mà nguồn thu cũng tăng lên đáng kể.

Nguồn thu khác, đây là Nguồn thu từ học phí và lệ phí phụ thuộc vào nguồn sinh viên và trường Trung học cơ sở mà trường quản lý, vì vậy nguồn thu này tương đối ổn định và có xu hướng tăng vì nhà trường mở thêm nhiều hệ đào tạo và chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài, các chương trình giáo dục tiên tiến. Bước sang

năm 2015, nguồn thu này lại có xu hướng giảm chỉ còn 51.090 triệu đồng đây là do lượng sinh viên của trường giảm đáng kể do chính sách thay đổi trong cách thức tuyển sinh, nhiều học sinh lo sợ điểm cao khi đăng ký vào trường, do đó lượng sinh viên vào là tương đối thấp. Đây là điều đáng quan tâm của nhà trường trong việc thu hút sinh viên vào học, nâng cao nguồn thu cho nhà trường.

Đại học Sư Phạm Thái Nguyên thuộc Đại học Thái Nguyên, sử dụng nguồn ngân sách cấp cho các hạm mục về giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị của các chương trình mục tiêu đều do Đại học Thái Nguyên kiểm duyệt. Mặc dù trường đã tích cực xây dựng các dự án và ĐHTN đã có nhiều sự quan tâm đến việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, nhưng hiện tại tổng mức vốn đầu tư/năm của nhà trường vẫn còn ở mức rất thấp so với nhu cầu đầu tư xây dựng về cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị thí nghiệm. Kinh phí đầu tư từ ngân sách còn ít và còn dàn trải, làm cho tiến độ đầu tư xây dựng cơ bản và tốc độ xây dựng cơ sở vật chất còn chậm. Trường được thành lập từ lâu, nên chính vì vậy nhiều hạng mục công trình đã có nhiều biểu hiện xuống cấp, đây là một khó khăn rất lớn đối với nhà trường. Trước yêu cầu của việc mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo, lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã có nhiều dự án xây dựng cơ sở vật chất để nhà trường ngày càng hiện đại và khang trang hơn. Với diện tích xây dựng là 89,457 m2 với số phòng học là 140 phòng và 37 phòng thư viện và 37 phòng thí nghiệm phục vụ đầy đủ nhu cầu học tập nghiên cứu của giáo viên và sinh viên trong trường. Bên cạnh đó số lượng phòng ký túc xá là 476 phòng luôn được kiểm tra, sửa chữa kịp thời để không ảnh hưởng đến đời sống của các sinh viên trong trường. Thêm vào đó, khu vực sinh hoạt chuyên môn cũng như khu văn hóa thể thao luôn được nhà trường quan tâm, kiểm tra chất lượng thường xuyên. Và với chế độ, chính sách đối với cán bộ giảng viên và sinh viên được thực hiện đầy đủ. Các hoạt động thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ, các câu lạc bộ sinh viên được đẩy mạnh, bầu không khí dân chủ được bảo đảm, đoàn kết nội bộ được củng cố và tăng cường.

Dưới sự lãnh đạo của Đại học Thái Nguyên, sự giúp đỡ của Bộ giáo dục - Đào tạo, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ tài chính bằng nhiều nguồn vốn khác nhau Nhà

trường đã nâng cấp và xây dựng nhiều công trình, cơ sở hạ tầng. Góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, giảng viên, sinh viên, làm cho trường ngày một khang trang, xanh - sạch - đẹp, đảm bảo cảnh quan sư phạm, môi trường của một trường Đại học.

Bên cạnh nguồn NSNN thì các nguồn thu khác của trường cũng tăng đều góp phần cho các hoạt động chăm lo đời sống cán bộ, giảng viên công nhân viên và sinh viên trong Nhà trường được đẩy mạnh tốt hơn. Đời sống vật chất, tinh thần của mọi người được cải thiện. Hầu hết, thu nhập của cán bộ, giảng viên, công nhân viên đã được nâng lên. Các khoa, phòng, bộ môn có nhiều việc làm, tạo thêm nguồn thu, tổ chức nghỉ ngơi, tham quan, du lịch.

 Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Đại học Sư phạm Thái Nguyên

Hiện nay nguồn cung cấp tài chính từ nguồn ngân sách nhà nước cho đại học Sư phạm Thái Nguyên không qua các hình thức như sau: Đào tạo sau đại học, đào tạo đại học, đào tạo sinh viên Lào, Nghiên cứu khoa học và thông qua các dự án mà trường đang triển khai thực hiện.

Bảng 3.7: Nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Chương trình đào tạo sau đại học 2.756 2.567 2.851 2.777 3.540

Chương trình đào tạo đại học 58.361 63.713 60.347 78.640 74.389

Chương trình đào tạo sinh viên Lào 0 0 2,648 3.577 5.307

Chương trình nghiên cứu khoa học 1.856 1.576 2,037 1.766 2.330

Chương trình dự án 0 0 0 0 4.352

Cơ cấu (%)

Chương trình đào tạo sau đại học 4,3 3,7 4,1 3,2 3,9

Chương trình đào tạo đại học 92,8 93,9 88,9 90,6 82,7

Chương trình đào tạo sinh viên Lào 0 0 3.9 4,1 5,9

Chương trình nghiên cứu khoa học 2,9 2,4 3,1 2,1 2,6

Chương trình dự án 0 0 0 0 4,9

Qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn thu từ ngân sách nhà nước thông qua chương trình đào tạo đại học là lớn nhất, thường chiếm trên 85% lượng ngân sách cấp. Nhưng điều này lại phụ thuộc vào số lượng sinh viên nhà trường tuyển, nên lượng thu này ngày càng bị ảnh hưởng nhiều. Trong những năm gần đây, nhà trường đã chuyển dần từ chuyển đổi hình thức đào tạo từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ. Đã xây dựng và cải tiến các biện pháp về đổi mới đào tạo và quản lý đào tạo. Chương trình đào tạo đã được chuyển đổi từ niên chế sang tín chỉ cho tất cả các ngành đào tạo chính quy. Công tác phát triển chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp và tổ chức quản lý, biên soạn giáo trình từng bước được đầu tư, quan tâm để đảm bảo cho giảng viên, sinh viên được làm việc, học tập cống hiến đạt kết quả cao nhất. Tuy nhiên các phương tiện phục vụ cho việc đổi mới giảng dạy chưa phù hợp với hình thức đào tạo theo tín chỉ, nguồn kinh phí dành cho việc trang bị cơ sở vật chất còn hạn hẹp và gặp nhiều khó khăn. Nguồn tuyển sinh của Nhà trường chủ yếu là từ các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, đối tượng là người dân tộc nhiều nên mặt bằng điểm đầu vào thấp (bằng điểm sàn), ảnh hưởng nhiều đến kết quả đào tạo.

Là một trong những trường đào tạo trình độ trên đại học có uy tín, lượng học viên đăng ký học tại trường có xu hướng tăng nhưng đối tượng này ít được sự ưu đãi của ngân sách nhà nước nên nguồn thu ngân sách từ các đối tượng này không được cao. Bên cạnh đó, nhà trường cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển học viên của đối tượng này vì: thứ nhất, đối tượng chủ yếu là các giáo viên, thứ hai, trường phải cạnh tranh trong việc đào tạo với các trường khác như Đại học Sư phạm 1 Hà nội, Đại học Sư phạm 2…đây là những trường có cơ chế tuyển sinh rất năng động, nên thu hút được nhiều học viên học. Chính vì điều này ảnh hưởng khá lớn đến công tác tuyển sinh tại trường.

Công tác NCKH của Nhà trường luôn thực hiện đúng tiến độ về kế hoạch hàng năm và 5 năm theo sự chỉ đạo của cấp trên. Đặc biệt, trong công tác quản lí tiến độ, chất lượng và thanh quyết toán các đề tài, trường luôn đôn đốc, nhắc nhở và hướng dẫn kịp thời các chủ nhiệm đề tài thực hiện tốt, đúng tiến độ, không có đề tài tồn đọng, quá hạn. Trường đã tạo mọi điều kiện tốt nhất (trong phạm vi có thể) về cơ sở vật chất và trang thiết bị thí nghiệm phục vụ cho các chủ nhiệm đề tài thực

hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của mình, đặc biệt đối với các chủ nhiệm đề tài chuyên ngành Lý, Hoá, Sinh…Tuy nhiên công tác NCKH còn ít sản phẩm có tính ứng dụng cao, các sản phẩm yêu cầu hàm lượng k hoa học cao, từ đó công tác chuyển giao khoa học công nghệ với các địa phương, cơ sở sản suất còn hạn chế, chưa có sự gắn kết cao giữa đào tạo và chuyển giao công nghệ, do còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, công tác hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học còn bị hạn chế.

 Nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước

Đối với Trường đại học Khoa học - ĐHTN, nguồn thu sự nghiệp của trường bao gồm các khoản:

- Học phí hệ chính quy và học phí hệ không chính quy, học phí hệ vừa làm vừa học, học phí đào tạo theo địa chỉ, học phí đào tạo liên thông, học phí liên kết đào tạo.

- Lệ phí tuyển sinh

- Tiền thu ký túc xá sinh viên

- Nguồn thu từ các hoạt động của các trung tâm trực thuộc trường

- Các nguồn thu khác của Nhà trường (Căn cứ theo các quyết định của Hiệu trưởng).

Việc tăng cường quản lý tài chính đồng nghĩa với việc trường sẽ phải dần dần tự trang trải tốt hơn các khoản chi thường xuyên của đơn vị mình từ các nguồn thu ngoài Ngân sách và chủ yếu là các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp. Chính vì vậy, việc nâng cao nguồn thu sự nghiệp của đơn vị là hết sức cần thiết.

Bên cạnh đó, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên cũng tiến hành thu từ kết quả khai thác cơ sở vật chất và hoạt động dịch vụ, kinh tế của Nhà trường, thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, phát hành tài liệu, giáo trình và các khoản thu khác…

Quản lý tài chính tốt tạo điều kiện cho các trường đại học tăng cường huy động các nguồn thu sự nghiệp từ việc cung ứng dịch vụ công cho xã hội. Nguồn tài chính này tăng sẽ đảm bảo cho các trường đại học thực hiện hiệu quả quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đảm bảo cho trường đại học đứng vững trước những thay đổi của môi trường bên ngoài và bên trong trường đại học.

Các trường đại học công lập nói chung và trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên nói riêng, là những đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, học phí là nguồn thu quan trọng, đóng vai trò quan trọng trong việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư chiều sâu, trang thiết bị cho điều kiện giảng dạy, học tập cũng như nâng cao thu nhập cho cán bộ, công chức của Nhà trường. Hiện nay các trường đại học đang thực hiện việc thu, sử dụng và quản lý học phí theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2011 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015). Các quyết định trên đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thu hút nguồn tài chính từ việc đóng góp của dân cư, tạo nên nguồn tài chính đáng kể cho hoạt động của trường.

Bảng 3.8: Thu ngoài ngân sách

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Học phí hệ chính quy 6.393 7.835 6.586 15,208 8,622 Học phí hệ phi chính quy 49.857 58.856 52.787 72.805 44.468 Học phí trường THPT 2.465 2.584 2.600 2.362 2.746 Các dự án liên kết, dự án ADB 0 0 0 14.975 4.125 Nguồn thu khác 2.957 3.164 2.826 4.285 4.924

Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được rằng nguồn thu từ hệ phi chính quy chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các nguồn thu của trường. Với sứ mệnh cung cấp lực lượng giáo viên có chất lượng cho các tỉnh phía bắc nước ta, đại học Sư phạm đã có những lỗ lực đáng kể mở các lớp đào tạo cho các giáo viên vùng sâu vùng xa, giúp họ cập nhật kiến thức mới, nâng cao trình độ để giảng dậy cho con em vùng sâu vùng xa. Năm 2014, lượng thu tăng lên đột biến vì có trường mở nhiều lớp ngắn hạn đào tạo kỹ năng, các khóa học nâng cao trình độ cho các giáo viên vùng sâu vùng xa. Trong những năm gần đây, lượng thu này có xu hướng giảm xuống vì lượng giáo viên có nhu cầu học đang có xu hướng giảm và có sự cạnh tranh trong việc đào tạo với các trường khác.

Đối với sinh viên chính quy, thì sinh viên trường Đại học Sư phạm có đặc thù riêng vì sinh viên chính quy được hỗ trợ học phí từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn từ đối tượng này chủ yếu từ học lại và học cải thiện, ngoài ra trường cũng đã mở thêm các lớp học chất lượng cao cũng có thu học phí từ đối tượng này nên nhà trường cũng có nguồn thu từ đối tượng này.

Khoản thu này để bù đắp thêm cho việc giảng dạy của giảng viên, phục vụ công tác đào tạo và đào tạo lại, trang bị thêm cơ sở vật chất hỗ trợ cho công tác giảng dạy và học tập, công tác NCKH. Mặt khác, Bên cạnh đó, việc phát triển của trường với quy mô ngày càng mở rộng thì nguồn thu từ học phí và lệ phí trong tương lai sẽ đóng vai trò quan trọng trong nguồn tài chính nhà trường huy động được, đảm bảo bù đắp nhu cầu tài chính cho nhà trường, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Các khoản thu từ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học trong những năm gần đây cũng được quan tâm hơn và đang có xu hướng tăng lên. Đó chủ yếu là vì quy mô đào tạo và các loại hình đào tạo được mở rộng như đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo liên thông từ trung cấp lên đại học, liên thông từ cao đẳng lên đại học…đồng thời nhà trường cũng tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo trên khắp cả nước. Riêng hoạt động nghiên cứu khoa học và liên kết với các trường đại học khác cũng như với các trung tâm còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với đội ngũ các nhà khoa học của các lĩnh vực khoa học cơ bản.

Trong những năm tới nhà trường cần chú ý quan tâm tạo mối quan hệ với các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học sư phạm đại học thái nguyên (Trang 54 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)