5. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Hệ thống thanh tra, kiểm tra
Hiện nay, công tác thanh, kiểm tra tại trường Đại học Sư phạm được thực hiện thường xuyên và đột xuất cụ thể như sau:
Kiểm tra, thanh tra thường xuyên:
Tại trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã thành lập ban thanh tra nhân dân có nhiệm vụ thanh tra tất cả các mạng hoạt động của nhà trường trong đó có thanh tra kiểm tra nội bộ định kỳ về tài chính.
Hằng ngày, kho bạc nhà nước là nơi kiểm soát tất cả các hoạt động thu chi tài chính có nguồn gốc Ngân sách nhà nước thông qua quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường.
Định kỳ hằng năm các bộ, ngành và Đại học Thái nguyên trực tiếp kiểm tra về thẩm định phê duyệt quyết toán hằng năm cho các trường. Thêm vào đó, nhà nước đã quy định thực hiện công khai tài chính, công khai phân bổ Ngân sách nhà nước hằng năm theo quyết định số 192/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng. Điều này giúp cho trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên tự kiểm tra, thanh tra mà còn thực hiện tốt quy chế công khai dân chủ trong trường học, giúp người học kiểm tra và đánh giá về hoạt động thu chi tài chính của nhà trường.
Kiểm tra, thanh tra đột xuất: Ngoài các hoạt động kiểm tra, thanh tra thường xuyên được thực hiện, công tác kiểm tra, thanh tra đối với công tác quản lý tài chính của trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên còn có các đoàn thanh tra đột xuất như: Kiểm toán nhà nước, thanh tra Bộ Tài chính.
Với việc kiểm tra , kiểm soát đó cũng đã phát hiện số sai cũng như chậm tiến độ thực hiện các chính sách tài chính, những vấn đến liên quan đến các khoản chi nhưng không được thực hiện theo đúng kế hoạch mà cấp trên giao.
Bảng 3.21: Số vụ sai phạm hoặc chậm tiến độ trong quản lý tài chính
Đơn vị: số vụ việc
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
Số vụ 13 13 11 12 10
Số vụ tăng - 0 -2 1 -2
Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên
Quá trình quản lý tài chính tại trường luôn được kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ, thêm vào đó đã có quy chế chi tiêu nội bộ rõ ràng nhưng vẫn có nhiều trường hợp vi phạm và sai phạm. Hầu hết các trường hợp vụ việc xảy ra chủ yếu là do chậm tiến độ thực hiện. Nhiều cuộc hội thảo, báo cáo khoa học do nhà trường, khoa tổ chức nhưng quá trình duyệt kinh phí còn chậm, nhiều Khoa đã phải bỏ tiền riêng ra để tổ chức hội thảo sau đó mới lấy tiền do phòng kế hoạch đưa về. Cũng có nhiều trường hợp sai phạm do quy chế văn bản không rõ ràng như vụ việc Trường
ĐH Sư phạm, thu không đúng quy định là hơn 26 tỷ đồng với các khoản thu ngoài quy định của nhà nước về học phí học lại, cải thiện điểm, ôn tập; thu vượt quy định lệ phí tuyển sinh hệ đào tạo liên kết theo hợp đồng đào tạo….Đây là do trong văn bản chưa hướng dẫn cụ thể việc thu phí của sinh viên. Đây cũng là điều đáng lưu tâm của trường, cần thực hiện tốt hơn để không xảy ra những trường hợp sai phạm, đặc biệt là những sai phạm nghiệm trọng, gây thiệt hại lớn cho nhà trường.