5. Kết cấu của luận văn
4.2.4. Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý tài chính
Khi nói về việc hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý tài chính tại trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên là nói đến việc hoàn thiện công tác kiểm tra,
kiểm soát nội bộ trong Trường. Để hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý tài chính, Trường cần thực hiện công việc:
- Thành lập ban kiểm tra, kiểm soát về mặt quản lý tài chính trong trường và được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ trong nhiệm vụ, chức năng của các phòng, ban chức năng của Trường. Ban kiểm tra, kiểm soát hoạt động thường xuyên chứ không chỉ tại thời điểm lập và quyết toán dự toán.
- Ban kiểm tra, kiểm soát quản lý tài chính cần phải được hoạt động một cách thường xuyên thực hiện nhiệm vụ kiểm tra phương thức quản lý tài chính của Trường áp dụng:
+ Kiểm tra việc lập dự toán thu chi: Ban kiểm tra cần căn cứ lập dự toán theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu và xem xét dự toán có thực hiện chế độ tự chủ hay không. Dự toán có căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu, chế độ, định mức theo hướng dẫn của Nhà nước và chế độ Trường áp dụng.
+ Kiểm tra việc thực hiện dự toán thu chi: Ban kiểm tra cần thực kiểm tra việc sử dụng nguồn thu có thực hiện chế độ tự chủ, các khoản chi có đúng quy định không (có vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức đã được Hiệu trưởng hay cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và có hóa đơn chứng từ chưa hợp lệ) đặc điệt đối với khoản chi thanh toán cá nhân, chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi thuê mướn, chi vật tư, văn phòng, thông tin tuyên truyền, liên lạc phí, công tác phí, hội nghị phí,…Đồng thời, điểm tra việc sử dụng nguồn thu có tiết kiệm được sử dụng đúng nội dung và mục đích không.
+ Kiểm tra quyết toán thu, chi: Quá trình này, ban kiểm tra tiến hành kiểm tra lại số nguồn thu tiết kiệm được, việc hạch toán kế toán của đơn vị quản lý tài chính trong Trường và mục lục ngân sách có đúng quy định, việc quyết toán khoản thu chi có đúng thời hạn không.
- Kiểm tra, kiểm soát nhằm nâng cao công tác chấp hành kỷ luật tài chính tại Trường. Cần phải thực hiện kiểm tra, kiểm soát tài chính theo các nội dung:
+ Lập kế hoạch kiểm tra định kỳ: thực hiện công tác kiểm tra, xét đuyệt quyết toán hàng năm theo chu kỳ 6 tháng/lần.
+ Tổ chức thực hiện kiểm tra: kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về thu chi tại Trường làm căn cứ báo cáo quyết toán, thuyết minh tài chính nhằm giảm thời gian kiểm duyệt.
+ Lập và báo cáo kết quả kiểm tra.
+ Đề nghị xử lý đối với các trường hợp phát hiện sai sót.
- Sau khi mỗi đợt kiểm tra qua các bước trong phương thức quản lý tài chính tại Trường, ban kiểm tra, kiểm soát cần phải tập hợp kết quả và công bố cho toàn thể cán bộ, giảng viên trong Trường nhằm thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ và công khai, minh bạch.
Việc tăng cường hoạt động kiểm tra nội bộ trong Trường mới góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của ban kiểm tra, ban quản lý tài chính từ đó mới tìm được những thiếu mắc, sai sót, những nguyên nhân và tìm ra biện pháp một cách thuận lợi nhất. Bên cạnh sự nỗ lực của tập thể, cán bộ, giảng viên trong Trường cần có những chính sách của Bộ Giáo Dục nói chung và của Đại học Thái Nguyên nói riêng để nâng cao khả năng và trình độ đào tạo trong trường đại học.
KẾT LUẬN
Tăng cường công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp nói chung và đơn vị sự nghiệp giáo dục nói riêng là vô cùng cần thiết. Qua đó, sử dụng nguồn lực tài chính một cách có hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục và cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động có trình độ cao, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Trong nghiên cứu, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý tài chính tại trường đại học công lập. Sau đó phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính tại trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên với năm nội dung đó là: công tác kế hoạch quản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ, hoạch toán, kế toán và kiểm toán, tiếp theo xem xét hệ thống thanh tra và kiểm tra của trường, cuối cùng là đánh giá bộ máy quản lý tài chính của trường. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng đánh giá tác động của các yếu tố : cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước, hệ thống kiểm soát nội bộ, trình độ cán bộ quản lý và đặc điểm ngành ảnh hưởng như nào đến việc quản lý tài chính tại trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Từ những nghiên cứu đánh giá, nghiên cứu đã đề xuất ra bốn giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài chính tại trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đó là: đa dạng hóa nguồn tài chính của trường, nâng cao chất lượng đào tạo để nâng cao nguồn thu ngoài ngân sách, quản lý tốt hoạt động chi của nhà trường, cuối cùng là hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý tài chính.
Với nghiên cứu về tính hình quản lý tài chính của trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, tác giả mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình để cải thiện và nâng cao việc quản lý tài chính của trường với hy vọng trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên luôn là trường hàng đầu trong cả nước về đào tạo sư phạm và đóng góp cho xã hội những thầy cô giáo vững về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ góp phần xây dựng quê hương đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
2. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 71/2006/TT-BTC, ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP
3. Chính phủ (2003), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính Phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Phạm Hùng (2013), Tăng cường công tác quản lý tài chính tại trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh.
6. Nguyễn Thị Thanh Hương (2015), Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm, thành phố Việt Trì - Phú Thọ, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh.
7. Quốc hội (2002), Luật Ngân sách Nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội
8. Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên (2012, 2013, 2014), Báo cáo tổng kết năm. 9. Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên (2016), Quyết định số 498/QĐ-ĐHSP
PHIẾU ĐIỀU TRA
Xin chào Ông/Bà! Tôi tên là: Đào Thị Hồng Nhung hiện đang là học viên cao học trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Hiện nay, tôi đang làm luận văn thạc sĩ với đề tài “Quản lý tài chính tại trường Đại học Sư Phạm - Đại học
Thái Nguyên” trong đề tài có sử dụng một số câu hỏi để xem xét đánh giá công tác
quản lý tài chính của nhà trường. Rất mong được sự ủng hộ của công bà để tôi hoàn thành luận văn của mình. Xin chân thành cảm ơn ông bà!
Mỗi câu có 5 mức lựa chọn như sau: Mức 1: Hoàn toàn không đồng ý Mức 2: Không đồng ý
Mức 3: Trung Lập Mức 4: Đồng ý
Mức 5: Hoàn toàn đồng ý
Câu hỏi đối với người học:
Câu hỏi đối với cán bộ giảng viên trong nhà trường:
Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5)
Lương cán bộ giảng viên luôn trả đúng thời gian
Thu nhập tăng thêm còn thấp
Chi cho quỹ phát triển sự nghiệp thấp Phúc lợi nhà trường thấp
Chế độ khen thưởng chưa xứng đáng Nguồn thu từ NCKH còn ít
Chi ít cho nghiên cứu khoa học
Trang thiết bị nhà trường đáp ứng đủ nhu cầu
Câu hỏi cho cả giảng viên và sinh viên:
Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5)
Các thiết bị trong phòng học luôn hoạt động tốt
Phòng thực hành đáp ứng đủ yêu cầu cho sinh viên
Luôn được trang bị cơ sở vật chất hiện đại (phần mềm, máy tính, máy in…) Quá trình sửa chữa thay thế nhanh chóng