5. Kết cấu của luận văn
4.2.1. Đa dạng hóa các nguồn tài chính của trường
Thứ nhất, Có cơ chế huy động nguồn tài chính ngoài NSNN từ các tổ chức
xã hội, các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường đại học.
- Cần khuyến khích các quỹ hỗ trợhoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của các trường. Hiện nay, các quỹ hỗ trợ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của trường chưa phát triển. Hiện tại có một số quỹ như Quỹ khuyến học và Quỹ sáng tạo kỹthuật Việt Nam,..Đây chính là nguồn khai thác đáng kể trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ cho các công trình khoa học, tăng nguồn thu của nhà trường. Khi nhà nước tổ chức các cuộc thi nghiên cứu khoa học cần khuyến khích động viên các giảng viên nhất là các giảng viên có trình độ cao tham gia các công trình này, một mặt nâng cao được trình độ, ngoài ra còn nâng cao thu nhập cho giảng viên và nhà trường
Thứ hai, nâng cao năng lực nội sinh của các trường đại học. Để nâng cao
năng lực nội sinh của các trường đại học, một trong những giải pháp cụ thể sau: Phát huy vai trò của Hội đồng trường, thu hút các bên liên quan tham gia hoạt động của Hội đồng khoa học và đào tạo trong các trường đại học. Hội đồng trường quyết định những vấn đề lớn về phát triển trường (chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và trung hạn, xác định mô hình tổ chức trường, đề đề xuất với Ban Giám Hiêu) còn coi trọng quan hệ đối ngoại như: xin tài trợ, đề nghị đóng góp kinh phí từ các nhà đầu tư, các cựu sinh viên của trường. Cần nhấn mạnh là, việc huy động tài chính từ các cựu sinh viên của trường cũng là một giải pháp thực tế. Hiện nay, nhà trường có những cựu sinh viên thành đạt trong hoạt động giáo dục nước nhà. Nếu nhà trường có cơ chế phù hợp thu hút họ tham gia vào hoạt động thì đây cũng là nguồn tài chính có tiềm năng huy động cho sự phát triển nhà trường.
- Cải tiến hoạt động của Quỹ phát triển tài năng sinh viên trong nhà trường. Vấn đề then chốt là cải tổ phương thức quản lý hiện nay, xóa bỏ tính hành chính hóa trong quản lý các Quỹ, đưa những người thật sự có tâm huyết, có thời gian và điều kiện tham gia ban quản lý Quỹ. Từ đó, cần mở rộng phạm vi hoạt động; mở rộng nguồn tài chính huy động từ xã hội, các tổchức và cá nhân trong nước và nước ngoài; mở rộng đối tượng thụ hưởng, không chỉ sinh viên chính quy mà còn cho cả sinh viên tại chức, bằng hai, hoàn chỉnh kiến thức, sinh viên sau đại học (cao học và nghiên cứu sinh); mở rộng lĩnh vực tài trợ, không chỉ tài trợ cho người học giỏi mà cần tại trợ cho sinh viên có nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học.
Thứ ba, tăng cường khai thác các nguồn vốn ngoài nước. Nhà trường cũng
nên tạo cơ chế linh hoạt trong việc khai thác nguồn ngoài nước từ hoạt động hợp tác quốc tế bằng nhiều hình thức khác nhau: hợp tác nghiên cứu, đào tạo song phương, đa phương. Muốn vậy, cần thực hiện những giải pháp như:
- Nâng cao năng lực hợp tác quốc tế của đội ngũ cán bộ giảng viên trong trường. Vấn đề là ở chỗ một số thầy cô lớn tuổi, tuy có trình độ và chuyên môn cao nhưng khó khăn về ngoại ngữ trong khi số đông giảng viên trẻ, có trình độ về ngoại ngữ nhưng kinh nghiệm và trình độ khoa học còn hạn chế. Vì thế, để tăng cường năng lực hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, một mặt trường đại
học cần có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ, đa dạng hóa đội ngũ khoa học theo từng lứa tuổi. Mặt khác, cần có sự kết hợp giữa hai độ tuổi này để khai thác thế mạnh và khắc phục yếu điểm của mỗi độ tuổi.
- Tham gia liên kết với nhiều trường đại học uy tín trên thế giới để hợp tác mở các chuyên ngành đào tạo chất lượng cao, những ngành vừa đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhà trường, đồng thời cũng quảng cáo được thương hiệu và uy tín của nhà trường trong khu vực, nâng cao trình độ hợp tác quốc tế của giáo viên.
- Khuyến khích các giảng viên có trình độ cao tham gia các đề tài, dự án của các tổ chức quốc tế, đây là những đề tài đem lại nguồn thu lớn và cơ để nhà trường mở thêm các trương trình đào tạo mới phù hợp với sự phát triển của thế giới.