5. Kết cấu của luận văn
4.1.2. Phương hướng quản lý tài chính tại trường Đại học Sư phạm Đại học
Thái Nguyên
- Huy động nguồn vốn: huy động nguồn vốn từ cán bộ công nhân viên, từ các nhà đầu tư thông qua liên doanh, liên kết hoặc vay các tổ chức tín dụng để đầu tư xây dnwgj cơ bản, đổi mới trang thiết bị thí nghiệm, thực hành, thực tập và nghiên cứu khoa học làm cho cơ sở vật chất của nhà trường khang trang, hiện đại hơn. Ngoài ra, trường cũng đã chủ động trích lập quỹ đầu tư phát triển, mua sắm tài sản để nâng cao chất lượng học đi đôi với hành.
- Về mở rộng, khai thác và phát triển nguồn thu: Trường cần phải mở rộng quy mô, đa dạng hóa các ngành nghề, cấp bậc đào tạo với nhiều hình thức đào tạo tập trung, đào tạo từ xa, mời các chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy tại trường hoặc tổ chức liên kết với nước ngoài để mở khoa, mở lớp đào tạo…Ngoài ra, trường cần phải tăng cường các giải pháp quản lý nội bộ, thực hành tiết kiệm chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
- Về thu nhập tăng thêm của người lao động: Trường cần đổi mới hoạt động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tạo ra nguồn tăng thu nhập cho giảng viên, cán bộ công nhân viên chức trong trường. Phấn đấu có mức thu nhập tăng thêm từ 1-2 lần tiền lương cấp bậc, chức vụ do đổi mới hoạt động, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
- Về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ: trường đã xây dựng và công bố công khai chế độ quản lý tài chính, chi thu nhập tăng thêm, chế độ công tác phí, điện thoại, xăng dầu, văn phòng phẩm, chế độ giáo viên, gnhieen cứu khoa học, hoạt động dịch vụ, trích lập các quỹ…góp phần tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy các hoạt động tăng thu, tiết kiệm chi phí tại đơn vị.