Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học sư phạm đại học thái nguyên (Trang 42)

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý tài chính

- Tỷ lệ thay đổi các nguồn thu, chi, quản lý tài sản.

Tỷ lệ cơ cấu =

Các yếu tố cấu thành trong năm N Tổng số trong năm N

Chỉ tiêu này dùng để xem xét sự biến động của cơ cấu các khoảng thu, chi, và quản lý tài sản trong các năm, và so sánh giữa các năm với nhau.

- Tỷ lệ tăng trưởng của các khoảng thu, chi, quản lý tài sản.

Tỷ lệ tăng trưởng = Số lượng năm N+1- Số lượng năm N

Số lượng năm N

Tỷ lệ này cho biết mức độ tăng chưởng của các khoản thu, chi, quản lý tài sản. Chỉ tiêu này cho biết sự biến động giữa các năm với nhau từ đó thấy được xu thế vận động của các thành tố này.-

- Mức độ sai phạm trong quản lý tài chính Sai phạm hoặc chậm tiến độ trong quản lý tài chính = Số vụ vi phạm so với chính sách năm N+1 Số vụ vi phạm so với chính sách năm N Chỉ tiêu này xem xét mức độ sai phạm trong công tác quản lý tài chính của trường. Nếu chỉ tiêu này càng nhỏ thì mức độ sai phạm càng thấp, chứng tỏ công tác quản lý tài chính tốt.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của quản lý tài chính

Chỉ tiêu thứ nhất, tỷ lệ tiết kiệm chi:

Tỷ lệ tiết kiệm =

Tổng thu năm N Tổng chi năm N

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ hiệu quả của công tác quản lý tài chính của nhà trường. Tỷ lệ tiết kiệm càng cao điều này chứng tỏ công tác quản lý tài chính càng tốt

Chỉ tiêu thứ hai, tỷ lệ tăng thu nhập cho cán bộ giảng viên, tỷ lệ này được xác định như sau:

Tỷ lệ tăng lượng cho

giảng viên trong trường =

Mức lương bình quân của giảng viên năm N+1

Luôn lấy con người làm trung tâm, để cán bộ giảng viên trong trường an tâm công tác, cũng như có những quan tâm của nhà trường về đời sống vật chất. Điều này rất quan trọng, vì quản lý có hiệu quả thì lương đời sống cán bộ giảng viên trong trường mới có thể cao được. Tạo tâm lý yên tâm công tác, ngày càng đóng góp nhiều cho nhà trường.

Chỉ tiêu thứ ba, tỷ trọng đầu tư trang thiết bị trong tổng chi Tỷ trọng đầu tư trang

thiết bị =

Tổng đầu tư trang thiết bị năm N+1 Tổng đầu tư trang thiết bị năm N

Hiện nay, nhà trường luôn lấy người học làm trung tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người học, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình dạy và học tập. Để đạt hiệu quả cao trong giáo dục thì trang thiết bị cần hiện đại, và được đầu tư đúng mức.

- Chỉ tiêu thứ tư, tỷ trọng chi cho nghiên cứu khoa học trong tổng chi

Tỷ trọng chi cho

nghiên cứu khoa học =

Kinh phí chi cho NCKH Tổng chi

Hiện nay việc nghiên cứu khoa học là một nguồn thu đáng kế của nhà trường, đây là nguồn thu tiểm năng trong tương lại. Bởi vậy nhà trường cần phải dành một khoản nhất định cho đầu tư nghiên cứu khoa học.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN TÀI CHÍNH

TẠI TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 3.1. Tổng quan về Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

3.1.1. Lịch sử hình thành

Trường Đại học Sư phạm thuộc Trường Đại học Thái Nguyên tiền thân là Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc. Trường được thành lập ngày 18 tháng 07 năm 1966 theo Quyết định số 127/CP của chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nay là nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Nhà trường ra đời giữa thời kì cao điểm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi mà đế quốc Mỹ điên cuồng ném bom, mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, khi mà cả nước đang tập trung sức người, sức của “tất cả vì miền Nam ruột thịt, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.

Trường được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong việc đào tạo giáo viên cấp III (nay gọi là là giáo viên THPT) cho đồng bào các dân tộc các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc. Những ngày đầu, trường nhận được sự chi viện về trang thiết bị, cán bộ giảng dạy của Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.

Trong những ngày đầu thành lập, mặc dù còn gặp muôn vàn khó khăn, ngày 31 tháng 10 năm 1966, nhà trường đã tổ chức khai giảng khóa học đầu tiên tại địa điểm đầu tiên của nhà trường là hai xã Vinh Quang (nay là xã Phú Lạc) và Đức Lương huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên). Tại đây lớp sinh viên khóa I đã học tập và tốt nghiệp. Cuối năm 1970, trường chuyển về địa điểm hiện nay: Phường Quang Trung - Thành phố Thái Nguyên. Năm 1991, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định sáp nhập Trường Cao đẳng Sư phạm Việt Bắc vào Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc.

Năm 1994, Chính phủ ra quyết định thành lập Đại học Thái Nguyên nhằm tạo sự phối kết hợp, hợp tác phát triển toàn diện giữa các Trường Đại học, Trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc trở thành thành viên của Đại học Thái Nguyên, có tên mới là Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên thuộc Đại học Thái Nguyên. Từ đây, quy mô đào tạo, loại hình đào tạo của nhà trường có nhiều biến đổi đáp ứng nhu cầu xã hội hóa giáo dục và xu thế của thời đại.

Trải qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, từ chỗ chỉ là cơ sở đào tạo giáo viên THPT với bảy chuyên ngành đào tạo cho con em đồng bào các dân tộc các tỉnh miền núi phía Bắc đến nay Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã có sứ mệnh cao cả làphục vụ đắc lực sự nghiệp giáo dục, nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ trên phạm vi cả nước, đặc biệt chú trọng cho khu vực miền núi trung du phía Bắc Việt Nam. Với sứ mệnh ấy, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên đã trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học có vị thế không chỉ trong nước mà còn có vị thế trên trường quốc tế. Từ 8 Khoa đào tạo là Văn, Sử, Địa, Toán, Lý, Hóa, Sinh và Dự bị đại học với số lượng vài trăm sinh viên, đến nay nhà trường có mười ba khoa chuyên môn, hai bộ môn trực thuộc trường (Bộ môn Ngoại ngữ, bộ môn giáo dục Nghệ thuật) , đào tạo năm mươi chuyên ngành từ Cao đẳng tới Tiến sỹ, với số lượng hơn hai mươi ngàn sinh viên trong đó sinh viên chính quy các hệ đào tạo là trên mười một ngàn...

Về lĩnh vực Nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ, trường đã có nhiều đóng góp to lớn, góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách trong phát triển kinh tế xã hội, giáo dục đào tạo. Cán bộ nhà trường đã tham gia hàng chục đề tài Nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà nước, cấp bộ. Hàng năm có hàng trăm để tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu ứng dụng vào thực tế. Phong trào Nghiên cứu khoa học của sinh viên luôn được nhà trường quan tâm đầu tư, hàng năm sinh viên của trường đều giành thứ hạng cao trong giải thưởng sinh viên Nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

Về quan hệ quốc tế, trường có quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học, nhiều tổ chức quốc tế trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Oxtraylia, Nga, Trung Quốc, Canada, Hà Lan…Qua đó, hàng trăm lượt cán bộ của nhà trường đã được đi thực tập khoa học, trau dồi tri thức ở nước ngoài. Đồng thời có hàng chục giáo viên nước ngoài đã tình nguyện đến trường giảng dạy cho sinh viên trường Đại học Sư Phạm. Trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh phần thưởng và danh hiệu cao quí.

Nhằm tôn vinh, kế thừa và phát huy những thành quả tốt đẹp mà đội ngũ cán bộ viên chức, sinh viên của Nhà trường đã nỗ lực phấn đấu và giành được, năm

2003, Đảng ủy, Ban Giám Hiệu đã quyết định lấy mốc ngày khai giảng đầu tiên là ngày 31 tháng 10 làm ngày truyển thống của nhà trường.

Toàn thể cán bộ viên chức, sinh viên của nhà trường đã và đang thi đua học tốt, dạy tốt, làm việc tốt…,hưởng ứng tích cực các cuộc vận động do Nhà nước, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phát động. Đặc biệt, trong năm 2015, Nhà trường kiện toàn bộ máy lãnh đạo với nhiệm kỳ công tác mới và cùng đó là sự thành công của Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX của Trường nhiệm kỳ 2015-2020 sẽ là kim chỉ nam cho những hoạt động của Nhà trường vươn tới tầm cao mới.

3.1.2. Sứ mạng và tầm nhìn

3.1.2.1. Sứ mạng

Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên là trung tâm lớn đào tạo giáo viên và cán bộ khoa học trình độ Cao đẳng, Đại học và Sau đại học; là cơ sở bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học có uy tín về các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học giáo dục; phục vụ đắc lực sự nghiệp giáo dục cả nước và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với vùng trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam.

3.1.2.2. Tầm nhìn

Đến năm 2020 trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên là trường Đại học trọng điểm của khu vực trung du miền núi phía Bắc Việt Nam - một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học có uy tín, ngang tầm với những trường đại học lớn trong nước, vững vàng tiếp cận, hòa nhập với các trường Đại học trong khu vực và trên thế giới. Trường cung cấp cho người học môi trường giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học tốt nhất, có tính chuyên nghiệp cao, đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng với nền giáo dục phát triển.

3.1.3. Các hình thức và quy mô đào tạo

Các chương trình đào tạo cung cấp cho SV hệ thống tri thức cơ bản, cập nhật về các lĩnh vực khoa học chuyên ngành và PPDH. Bên cạnh đó, chương trình quan tâm trang bị cho SV kiến thức thuộc các lĩnh vực có quan hệ chặt chẽ với nhà trường phổ thông và trường mầm non thuộc khu vực miền núi và dân tộc. Chương trình đào tạo của nhà trường đảm bảo cung cấp cho người học năng lực cơ bản của

một người giáo viên với một hệ thống kỹ năng sư phạm cao, đáp ứng đầy đủ yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục dạy học ở các cấp học, góp phần đảm bảo chất lượng, hiệu quả của sự nghiệp giáo dục. Qua quá trình đào tạo, người học có kỹ năng làm công tác chủ nhiệm, ứng xử với học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp ở trường phổ thông và trường mầm non; kĩ năng tự đánh giá trong quá trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu của giáo dục phổ thông; kỹ năng vận dụng kiến thức nghiên cứu khoa học (NCKH) trong việc tự bồi dưỡng, NCKH chuyên ngành, nâng cao năng lực giảng dạy đáp ứng nhu cầu đào tạo;

Bảng 3.1: Các chương trình đào tạo hệ đại học

TT Ngành Chương trình học TT Ngành Chương

trình học

1 Giáo dục học Sư phạm Tâm lý -

Giáo dục 10 Sư phạm Sinh học SP Sinh học SP Sinh CLC SP Sinh - KTNN SP Sinh - Hóa

2 Giáo dục mầm non Giáo dục mầm non 11

Sư phạm Ngữ Văn SP Ngữ văn SP Ngữ văn CLC SP Văn - Sử Sp Văn - Địa 3 Giáo dục tiểu học Giáo dục tiểu học

Giáo dục tiểu học - Tiếng Anh

12 Sư phạm Lịch sử

SP Lịch sử

4 Giáo dục chính trị Giáo dục chính trị 13 Sư phạm Địa lý SP Địa lý 5 Giáo dục thể chất Giáo dục thể chất

GDTC - Quốc phòng 14

Sư phạm Tiếng Anh

SP Tiếng Anh

6 Sư phạm Toán học SP Toán học

SP Toán chất lượng cao SP Toán - Lý SP Toán - Tin 15 SP Hóa học SP Hóa học

7 Sư phạm Tin học Sư phạm Tin học 16 SP Mỹ thuật SP Mỹ thuật

8 Sư phạm Vật lý Sư phạm Vật lý

9 Sư phạm Âm nhạc Sư phạm Âm nhạc

Bảng 3.2: Các chương trình đào tạo hệ thạc sỹ

TT Chuyên ngành đào tạo TT Chuyên ngành đào tạo

1 Toán giải tích 13 Ngôn ngữ Việt Nam

2 Đại số và lý thuyết số 14 Lịch sử Việt Nam 3 LL & PPDH Bộ môn Toán 15 Địa lý học

4 Hóa vô cơ 16 Địa lý tự nhiên

5 Hóa phân tích 17 LL & PPGD Bộ môn Địa lý

6 Hóa hữu cơ 18 Quản lý Giáo dục

7 Di truyền học 19 Giáo dục học

8 Sinh học thực nghiệm 20 Giáo dục học (GD Tiểu học) 9 Sinh thái học 21 LL & PPGD Bộ môn LL Chính trị 10 LL & PPDH Bộ môn Sinh học 22 LL & PPGD Bộ môn vật lý

11 LL & PPDH Bộ môn Văn - T.Việt

23 Vật lý chất rắn

12 Văn học Việt Nam

Nguồn: Phòng đào tạo trường ĐHSP Thái Nguyên

Bảng 3.3: Các chương trình đào tạo hệ tiến sỹ

TT Chuyên ngành đào tạo TT Chuyên ngành đào tạo

1 Địa lý học 8 Di truyền học

2 LL & PPGD Bộ môn Vật lý 9 Sinh thái học 3 Lý luận và Lịch sử Giáo dục 10 Toán giải tích

4 Quản lý giáo dục 11 Văn học Việt Nam

5 Hóa vô cơ 12 Lịch sử Việt Nam

6 LL & PPGD Bộ môn Sinh học 13 Ngôn ngữ Việt Nam 7 LL & PPGD Bộ môn Toán 14

Bảng 3.4: Quy mô đào tạo của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

Hệ đào tạo

Năm 2012-2013 Năm 2013-2014 Năm 2014-2015 Tuyển sinh Quy Tuyển sinh Quy Tuyển sinh Quy Sau đại học 413 510 470 692 550 836 Đại học Chính quy 1680 5017 1820 4281 1640 3986 Khác 856 1930 1101 1880 1270 2624 Tổng cộng 2949 7457 3391 6853 3460 7446

Nguồn: Phòng Đào tạo trường ĐHSP Thái Nguyên

3.1.4. Sơ đồ tổ chức - Ban Giám hiệu

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, các trường phải tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị. Qua nghiên cứu khảo sát cho thấy tổ chức bộ máy quản lý giảng dạy, học tập tại các trường Đại học công lập trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bao gồm các bộ phận chức năng, nhiệm vụ cơ bản như sau:

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Đại học Sư phạm Thái Nguyên

Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.

Ban Giám Hiệu là bộ phận đứng đầu nhà trường, chịu trách nhiệm quản lý và giám sát hoạt động đào tạo, mua sắm trang thiết bị, xây dựng kế hoạch phát triển của nhà trường, quản lý nhân sự chung…nhằm đảm bảo sự phát triển chung của nhà trường.

Các khoa chuyên môn: chịu trách nhiệm lập kế hoạch, đảm bảo tiến độ đào tạo và trực tiếp tổ chức giảng dạy các môn học theo chuyên ngành. Đồng thời trực tiếp quản lý các lớp học sinh, tổ chức thực hành, thực tập và phối hợp với các bộ phận khác để đảm bảo hoạt động thường xuyên của nhà trường.

-Phòng Đào tạo: chịu trách nhiệm tuyển sinh, lập kế hoạch, đảm bảo tiến độ

đào tạo của toàn trường và xét lên lớp, xét tốt nghiệp cho sinh viên, học sinh… -Phòng Công tác học sinh sinh viên: phụ trách các vấn đề liên quan đến

chế độ của học sinh, sinh viên như kỷ luật, khen thưởng, học bổng, chế độ chính sách, nơi ăn chốn ở, hoạt động Đoàn…

-Phòng Hành chính - Tổ chức: phụ trách vấn đề tuyển dụng, bố trí, sắp xếp

lao động trong trường, bố trí hội nghị, lễ tân, khánh tiết, tiếp khách, bảo vệ, quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học sư phạm đại học thái nguyên (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)