Nhân tố nội bộ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 164 giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần công nghệ haravan hà nội (Trang 28 - 31)

1.2.2.1. Chiến lược kinh doanh

Đối với hầu hết các DN, chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu chi phí nhằm đầu tư nghiên cứu các công nghệ kỹ thuật mới nâng cao chất lượng và năng suất lao động hay tạo ra các sản phẩm độc đáo, hiện đại nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng, qua đó tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và tạo vị trí vững mạnh trên thị trường. Nghiên cứu phát triển sản phẩm (Product R&D) là chức năng nghiên cứu và phát triển thuần túy về mặt sản phẩm nhằm cho ra đời những sản phẩm có thiết kế, chất liệu, đặc tính, công dụng mới. Nghiên cứu phát triển bao bì (Packaging R&D) đóng góp rất lớn vào thành công trong việc tiêu thụ sản phẩm. Nhiều khi chỉ cần thay đổi chất lượng bao bì, trong khi vẫn giữ nguyên thành phần, số lượng, chất lượng sản phẩm bên trong nhưng mức tiêu thụ có thể tăng lên rất nhiều lần.

1.2.2.2. Năng lực tài chính

Nguồn lực tài chính của DN được thể hiện ở quy mô vốn tự có, khả năng huy động vốn và sử dụng các nguồn vốn đó một cách có hiệu quả.

Đây là một tiêu chí hết sức quan trọng trong việc nâng cao NLCT của các doanh nghiệp. Một tình hình tài chính lành mạnh, số lượng vốn đủ lớn, sức huy động vốn cao sẽ cho phép DN tạo ra nhiều cơ hội đầu tư, làm ăn dễ dàng và thuận lợi hơn. DN có thể đầu tư, mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chiến lược kinh doanh. Vốn cũng ảnh hưởng lớn tới các

hoạt động thường ngày của DN như tăng cường các hoạt động quảng cáo, PR, tăng cường các hoạt động xã hội của DN. Tình hình sử dụng vốn cũng sẽ quyết định chi phí về vốn của DN so với các ĐTCT.

1.2.2.3. Năng lực công nghệ

Mỗi DN phải làm chủ hoặc ít ra là có khả năng tiếp thu các công nghệ có ảnh ưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Không chỉ đơn giản là có được công nghệ tốt mà quan trọng là khả năng làm chủ và áp dụng công nghệ. Người đi đầu vào thị trường công nghệ mới chưa chắc là người chiến thắng nhưng người chiến thắng là người biết làm thế nào để đưa công nghệ đó áp dụng rộng rãi trong DN.

Một năng lực công nghệ đủ mạnh cho phép DN tạo ra những sản phẩm đảm bảo nhu cầu sử dụng của khách hàng, chất lượng sản phẩm được nâng cao, mẫu mã đẹp, tính năng đa dạng, đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng khắt khe của khách hàng.

1.2.2.4. Nguồn nhân lực

Trong mọi tổ chức con người luôn là tài sản vô cùng quý báu, là yếu tố giữ vai trò quyết định đến sự phát triển. Với đội ngũ nhân lực tốt sẽ làm tăng các nguồn lực khác cho DN một cách nhanh chóng, trí tuệ chất xám là thứ vô cùng quý giá. Nguồn nhân lực của các DN đủ mạnh với đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, hoạch định chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ, đủ năng lực đối phó với những biến động của thị trường, đội ngũ cán bộ kinh doanh hoạt động có hiệu quả cho phép DN mở rộng thị trường thúc đẩy công tác tiêu thụ bán hàng.

Lực lượng lao động có tay nghề cao, khả năng tiếp thu và sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại đã và đang được các DN hết sức quan tâm. Điều này cho phép DN tăng năng suất lao động, sản phẩm làm ra đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Từ đó, uy tín, danh tiếng của sản phẩm sẽ ngày càng tăng, DN sẽ tạo được vị trí vững chắc của mình trên thương trường và trong lòng công chúng, hướng tới sự phát triển bền vững.

DN muốn đạt hiệu quả cao trong mọi hoạt động với nguồn lực sẵn có của mình thì phải tính toán, phân tích kỹ lưỡng các quy trình quản lý cùng với việc tăng cường tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Sự linh hoạt và biết thực hành trong quản lý sẽ giảm được tỷ lệ chi phí quản lý trong giá thành sản phẩm, dịch vụ qua đó nâng cao sức cạnh tranh của DN.

Tổ chức quản lý tốt trước hết là áp dụng phương pháp quản lý hiện đại đã được các DN áp dụng thành công như quản lý theo tình huống, theo tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống, theo chất lượng. Bản thân DN phải tự tìm kiếm và đào tạo cán bộ quản lý giỏi và trung thành cho chính mình. Ngoài yếu tố chính sách đãi ngộ, DN phải định rõ triết lý dùng người, trao quyền chủ động cho cán bộ và phải thiết lập được cơ cấu tổ chức đủ độ linh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi. Với đội ngũ cán bộ đủ mạnh, DN sẽ tạo dựng được quy trình, công đoạn quản lý khoa học nhằm khai thác tốt các nguồn lực sẵn có của DN.

1.2.2.6. Hoạt động Marketing

Ngày nay Marketing là hoạt động không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của mỗi DN. Năng lực marketing của DN là khả năng nắm bắt thị trường, khả năng thực hiện chiến lược 4P. Các DN cần phải phân tích các nhu cầu thị hiếu, nhu cầu thị trường và hoạch định các chiến lược hữu hiệu về sản phẩm, giá cả, giao tiếp và phân phối phù hợp với thị trường đang hướng tới. Từ đó xây dựng mạng lưới phân phối với số lượng, phạm vi và mức độ kiểm soát phù hợp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh nhất. Hoạt động marketing giúp cho DN đưa sản phẩm và dịch vụ của mình đến gần hơn với khách hàng, tác động đến quyết định lựa chọn và sử dụng của họ, có thể trở thành khách hàng trung thành của DN.

Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng tiêu dùng những hàng hóa có thương hiệu uy tín. Vì vậy, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một tất yếu đối với những DN muốn tồn tại trên thị trường. Xây dựng thương hiệu là vấn đề đòi hỏi thời gian dài, khả năng tài chính và ý chí không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Thương hiệu tốt giúp DN tạo dựng được hình ảnh công ty tốt và nhanh chóng thu hút được khách hàng mới, vốn đầu tư, thu hút nhân tài, dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm thị trường mới. Uy tín cao của thương hiệu tạo lòng trung

thành của khách hàng với sản phẩm, đem lại lợi thế cạnh tranh cho DN, giúp cho việc triển khai khuếch trương sản phẩm dễ dàng hơn, đồng thời giảm chi phí tiếp thị, giúp DN có điều kiện chống lại sự cạnh tranh quyết liệt về giá.

Một phần của tài liệu 164 giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần công nghệ haravan hà nội (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w