2.3.2.1. về nguồn nhân lực
Số lượng nhân sự tính đến năm 2020 là 97 người, giảm đi rất nhiều so với năm 2019. Giảm số lượng nhưng chất lượng không tăng lên, loại bỏ một số dự án giảm chi phí cho nhân sự thừa nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ mà KH nhận được. Loại bỏ phòng truyền thông nội bộ khiến đời sống tinh thần, văn hóa DN giảm sút, nhân viên không có nhiều hoạt động tập thể để gắn bó, nâng cao tình cảm với đồng nghiệp, công ty. Quá trình tuyển dụng và chính sách đãi ngộ chưa hợp lý, phương pháp chưa phù hợp, chương trình chưa thực tế. Xác định nhu cầu đào tạo như hiện nay chưa thể đánh giá chính xác trình độ thực tế của người lao động dẫn đến phát sinh thêm chi phí, đào tạo mà chưa hiệu quả. Chưa có những đãi ngộ hợp lý để níu chân người lao động gắn bó lâu với DN.
→ Nguyên nhân: Công ty chưa có những biện pháp cụ thể để tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh nâng cao hiệu quả bán hàng, chưa có điều kiện về kinh phí, chuyên gia để vạch ra chiến lược đào tạo và phát triển nhân lực hiệu quả. Quy trình đánh giá cho các chương trình đào tạo chưa được xây dựng rõ ràng nên thiếu định hướng. Nhân sự trẻ nhiệt huyết và nhanh nhạy nhưng cũng khó quản lý, nắm bắt, không có định hướng lâu dài, ổn định, DN không có chính sách để họ có thể phát triển dẫn đến nhân sự thay đổi thường xuyên, ảnh hưởng đến chi phí và hoạt động kinh doanh của DN.
2.3.2.2. Tình hình tài chính
Đối diện với việc cổ đông lớn là Seedcom rút dần vốn khỏi Haravan đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm được nguồn tài chính thay thế và ổn định. Khả năng vay vốn hiện nay của công ty vẫn còn nhiều hạn chế, vốn chủ yếu vẫn là vốn vay làm cho gánh nặng lãi vay rất lớn, cơ cấu giữ nguồn vốn vay và vốn của chủ sở hữu là chưa hợp lý. Điều này hạn chế sự chủ động, cơ hội trong quá trình đầu tư cho hoạt động kinh doanh. Nếu không có nguồn vốn dồi dào sẽ ảnh hưởng tới kết quả hoạt động
của công ty cũng như hạn chế việc sử dụng công nghệ hiện đại, nghiên cứu thị trường và hệ thống tổ chức quản lý.
→ Nguyên nhân: Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của cơ chế thị trường khiến việc xoay vòng vốn gặp nhiều khó khăn. Đối thủ gia nhập ngành ngày càng nhiều, họ có những điểm mạnh nhất định khiến các chủ đầu tư quan tâm và chú ý. Nhiều chính sách về tài chính tín dụng chưa tạo được điều kiện cho DN tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi và lãi suất thấp.
2.3.2.3. Truyền thông
Hoạt động truyền thông của Haravan Hà Nội chưa được quan tâm và đầu tư đúng cách khi hiện tại chưa có phòng MKT. Các chiến lược quảng bá cần có kế hoạch cụ thể, rõ ràng, nhất quán hơn. So với các ĐTCT, Haravan HN chưa từng đặt biển quảng cáo ngoài trời, trong khi tại các ngã tư rất dễ để thấy banner của Sapo. Điều này khiến Haravan HN tụt lại về nhận biết so với các đối thủ, ít khách hàng ở miền Bắc biết đến và không gây được sự chú ý.
→ Nguyên nhân: Chưa có phòng Marketing, doanh nghiệp chưa thật sự đầu tư đúng mức, do DN cắt giảm chi phí.
2.3.2.4. Chính sách giá
Chính sách giá của Haravan HN hiện nay khá cao, nhiều gói dịch vụ luôn nhỉnh hơn so với đối thủ, đặc biệt là với các KH sử dụng về lâu dài. Điều này khẳng định DN đánh giá chất lượng sản phẩm, tính năng, khả năng phục vụ và đáp ứng khách hàng của mình cao hơn so với các đối thủ. Tuy nhiên, nhiều khách hàng khi chưa trải nghiệm, họ cho rằng dịch vụ không có khác biệt đáng kể thì sẽ ưu tiên về giá rẻ hơn. Giá dịch vụ của công ty cũng đã giảm xuống một chút thời gian gần đây, cùng với các chương trình khuyến mãi, ưu đãi nhưng có thể chưa đem lại hiệu quả cao khi các đối thủ lâu năm dường như đang vươn lên lấy lại vị thế của mình trong ngành. Họ không ngừng cải tiến và đổi mới để làm hài lòng khách hàng nhưng cũng luôn giữ giá dịch vụ ở mức rất dễ chịu.
→ Nguyên nhân: DN định giá cao hơn vì các sản phẩm đều có tính năng ưu việt, dẫn đầu thị trường và khẳng định vị thế của DN trong ngành. Sản phẩm công nghệ ít có sự nhạy cảm về giá nên định giá cao cũng là một chiến lược.
2.3.2.5. Chăm sóc khách hàng
Bộ phận chăm sóc khách hàng của Haravan HN khả năng nhận diện khách hàng tiềm năng còn thấp, khai thác dữ liệu chưa được hoàn chỉnh. Kỹ năng của nhiều nhân viên chưa được tốt, support và triển khai hoàn thiện dịch vụ được gộp vào khiến hiệu suất không cao, bỏ lỡ nhiều KH tiềm năng của DN. Kết nối và hỗ trợ, CSKH cũ sau mua chưa được tốt, phản hồi chưa tích cực.
→ Nguyên nhân: Cắt giảm nhân sự khiến nhiều bộ phận gộp vào, nhân viên không thực hiện tốt được hết từng nhiệm vụ, giá trị mang lại cho khách hàng không nhiều. Do quá trình tuyển dụng và đào tạo vẫn còn nhiều thiếu sót nên chất lượng nhân sự chưa được cao.
2.3.2.6. Sản phẩm hỗ trợ POS
So với các đối thủ hiện nay, Haravan HN mạnh về hỗ trợ bán hàng online nhưng support bán hàng offline lại yếu hơn, hệ thống kho không mạnh. Nếu Sapo triển khai SapoX rất tốt và mang lại hiệu quả cao thì liên kết giữa Haravan và KiotViet lại không có tính đồng bộ cao bằng. Hơn nữa, KiotViet hoàn toàn có thể hợp tác với các bên khác là đối thủ của Haravan HN nên DN cần có giải pháp để khắc phục điểm yếu này. Với những khách hàng vừa có cửa hàng và vừa bán online họ sẽ nghiêng về dịch vụ mà website và POS đồng bộ tốt hơn.
→ Nguyên nhân: Không có tiềm lực về quản lý kho, đầu tư và chạy theo công nghệ mới khiến DN không đủ ngân sách phát triển sản phẩm hỗ trợ bán hàng tại cửa hàng.
Nội dung
Mục tiêu ngắn hạn Công ty xây dựng mục tiêu cụ thể cho
đến cuối năm 2021:
• Đạt doanh thu 36 tỷ
• Mở rộng ra các nước trong Đông
Nam Á (Thái Lan và Philippin)
• Đạt 100.000 khách hàng
Mục tiêu trung hạn Không ngừng nghiên cứu và tiên phong
các giải pháp về công nghệ mới, đón đầu xu hướng, tầm nhìn đến năm 2025:
• Đạt tăng trưởng doanh thu 300%
trong 4 năm tới
• Trở thành Công ty Công nghệ
hàng đầu Đông Nam Á trong lĩnh
vực giải pháp bán
lẻ
Omnichannel, TMĐT
và Engagement Marketing.
• Nỗ lực để mang lại cuộc sống
Tóm tắt chương 2
Chương 2 của khóa luận đã khái quát về tình hình HĐKD và phân tích thực