DN
1.4.1. Chính sách sản phẩm, dịch vụ
Nâng cao chất lượng sản phẩm là sự thay đổi chất liệu sản phẩm hay thay đổi công nghệ chế tạo đảm bảo lợi ích và tính an toàn trong quá trình tiêu dùng và sau khi tiêu dùng. Là việc cải tiến để sản phẩm có nhiều mẫu mã, chủng loại, tôt hơn. Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đôi với việc tăng năng lực cạnh tranh:
- Nếu chất lượng sản phẩm tăng lên sẽ thu hút được khách hàng, tăng khối lượng hàng hóa bán ra, tăng uy tín của doanh nghiệp, mở rộng thị trường.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm có nghĩa là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Các doanh nghiệp phải liên tục cải tiến mọi mặt sản phẩm, tạo ra nét độc đáo riêng, tung ra các sản phẩm mới thay thế các sản phẩm cũ. Để khách hàng cảm nhận lợi ích mà họ thu được ngày càng tăng lên khi duy trì tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Làm tăng lòng tin và sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.
1.4.2. Chính sách giá
Bên cạnh chất lượng sản phẩm thì giá cũng có vai trò rất quan trọng. Giá ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm bán ra, sự đánh giá của khách hàng về chất lượng của sản phẩm, về vị trí của doanh nghiệp. Giá cả quyết định đến việc mua sản phẩm hàng hóa của khách hàng và là phương thức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Nhiều DN thành công trong việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường nhờ sự khéo léo, tinh tế trong chiến thuật giá cả. Giá như một vũ khí để cạnh tranh thông qua việc định giá sản phẩm: định giá thấp hơn, ngang bằng hay cao hơn giá thị trường...
- Định giá thấp hơn giá thị trường: Chính sách này được áp dụng khi muốn tập trung một lượng hàng hóa lớn, thu hồi vốn và lời nhanh. Không ít DN đã thành công khi áp dụng chính sách định giá thấp. Họ chấp nhận giảm sút quyền lợi trước mắt đến lúc có thể để sau này chiếm được cả thị trường rộng lớn, với khả năng tiêu thụ tiềm tàng. Định giá thấp giúp DN ngay từ đầu có một chỗ đứng nhất định từ đó thâu tóm khách hàng và mở rộng thị trường.
- Định giá ngang bằng giá thị trường: Giúp DN đánh giá được khách hàng, nếu DN tìm ra được biện pháp giảm giá mà chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo khi đó lượng tiêu thụ sẽ tăng lên, hiệu quả kinh doanh cao và lợi nhuận thu được nhiều hơn.
- Định giá cao hơn giá thị trường: Là ấn định giá bán sản phẩm cao hơn giá bán sản phẩm cùng loại ở thị trường hiện tại khi người tiêu dùng chưa biết chất lượng của nó nên chưa có cơ hội so sánh, xác định mức giá của loại sản phẩm này là đắt hay rẻ. Chính là đánh vào tâm lý người tiêu dùng rằng những hàng hóa giá cao thì có chất lượng cao hơn các hàng hóa khác. DN thường áp dụng chính sách này khi nhu cầu thị trường lớn hơn cung hay DN hoạt động trong thị trường độc quyền, khi bán những mặt hàng quý hiếm cao cấp ít có sự nhạy cảm về giá.
Để quyết định sử dụng chính sách giá nào cho phù hợp và thành công thì DN nên cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng xem mình đang ở tình thế nào, thuân lợi hay không thuận lợi. Nghiên cứu kỹ xu hướng tiêu dùng và tâm lý của khách hàng, xem xét các chiến lược, chính sách giá mà đối thủ đang sử dụng.
1.4.3. Chính sách phân phối
Phân phối sản phẩm hợp lý là một trong những công cụ cạnh tranh đắc lực, hạn chế tình trạng ứ đọng hay thiếu hàng hóa của DN. Để hoạt động tiêu thụ của DN được diễn ra thông suốt, thường xuyên và đầy đủ DN cần phải lựa chọn các kênh phân phối, nghiên cứu các đặc trưng của thị trường, của khách hàng. Từ đó có các chính sách phân phối sản phẩm hợp lý, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chính sách phân phối sản phẩm hợp lý sẽ tăng vòng quay vốn, thúc đẩy tiêu thụ, tăng khả năng cạnh tranh của DN. Sơ đồ dưới đây thể hiện hệ thống kênh phân phối truyền thống thường được các DN sử dụng:
Sơ đồ 1.2. Hệ thống kênh phân phối truyền thống
(Nguồn: https://voer.edu.vn/) Trong nền kinh tế thị trường, kênh phân phối thể hiện được vai trò quan trọng:
- Chi phí vận chuyển thường tăng lên sau mỗi lần biến động giá nguyên liệu, điều đó đặt ra cho mỗi DN phải tìm ra cho mình những phương thức vận chuyển hợp lý nhất, tiết kiệm nhất trong lưu thông cho sản phẩm của mình.
- Với tốc độ phát triển KHCN nhanh như hiện nay những DN chỉ dựa vào lợi thế về công nghệ để cạnh tranh thì khó tồn tại lâu, bởi đối thủ rất dễ bắt chước hoặc đầu tư vào những công nghệ thế hệ sau tiên tiến hơn. Hơn nữa hiệu quả sản xuất không thể tăng vô hạn, khi nó gần đạt điểm tối đa thì các DN khó có thể hy vọng vượt trội ở mặt này. Do vậy, các DN cạnh tranh vẫn cần đặt nhiều hy vọng vào hệ thống phân phối của mình.
- Hiện nay các sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú về mẫu mã, chất lượng, kích cỡ. Chính vì vậy các DN rất dễ gặp khó khăn trong thời hạn giao sản phẩm có chất lượng cho khách hàng đúng hạn và nhiệm vụ quan trọng này lại tin tưởng đặt lên vai của những nhà phân phối.
- Khi thông tin phát triển, các DN sản xuất đã có nhiều thay đổi lớn trong phương pháp quản lý hàng tồn kho xuống mức cần thiết thấp nhất để giảm chi phí giá thành. Điển hình nhất trong phương pháp quản lý này là phương pháp “Just in time - Jit” của Nhật Bản. Chính phương pháp này đã giúp cho các DN Nhật Bản có lợi thế cạnh tranh rất lớn trên thương trường và thắng được các DN Mỹ. Để thực hiện hiệu quả phương pháp này không gì tốt hơn là các DN phải lựa chọn được kênh phân phối hợp lý nhất cho mình.
Tùy theo từng mặt hàng kinh doanh, tùy theo vị trí địa lý, nhu cầu của người mua và bán, tùy theo quy mô kinh doanh của DN mà sử dụng các kênh phân phối cho hợp lý và mang lại hiệu quả. Sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin đã giúp hệ thống giao thông được cải thiện đáng kể nên các DN đã có nhiều thay đổi trong việc lựa chọn kênh phân phối sản phẩm. Các DN đều có xu hướng chọn kênh phân phối trực tiếp vì hình thức này cho phép DN phát triển các quan hệ hợp đồng và hệ thống các đơn hàng cá biệt.
1.4.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp
Xúc tiến bán hàng là công cụ hữu hiệu trong việc chiếm lĩnh thị trường và tăng tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ của các DN trên thị trường. Thông qua xúc tiến các DN tiếp cận được với thị trường tiềm năng của mình, cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết, những dịch vụ ưu đãi để tiếp tục chinh phục khách hàng của DN và lôi kéo khách hàng của ĐTCT. Hoạt động xúc tiến sẽ tạo ra hình ảnh đẹp về DN trước con mắt của khách hàng, lợi thế cạnh tranh của DN vì thế mà không ngừng tăng lên.
Xúc tiến bán hàng kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm của DN nhiều hơn, thu hút được các khách hàng tiềm năng từ đó tăng khả năng tiêu thụ của DN, DN ngày càng được khách hàng ưa chuộng hơn. Do đó, để nâng cao NLCT, một vấn đè quan trọng ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của DN là phải tổ chức tốt xúc tiến bán hàng.
Để kích thích người kinh doanh và người tiêu dùng, các DN cần phải thực hiện nhiều nội dung trong đó có chương trình khuyến mại. Khuyến mại là hành vi
thương mại nhằm xúc tiến việc bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng cách dành những lợi ích nhất định cho khách hàng, kích thích người mua tiêu dùng sản phẩm và làm tăng doanh số bán. Các DN thường dùng các hình thức khuyến mãi như dùng thử hàng miễn phí, giảm giá, tặng phiếu mua hàng...
Tóm tắt chương 1
Chương 1 khóa luận đã trình bày cơ sở lý luận về cạnh tranh thông qua các khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh; Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế; Nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ đó cho thấy tầm quan trọng việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. Bên cạnh đó, nội dung chương cũng nêu ra các yếu tố môi trường, các nguồn lực của DN và ảnh hưởng của chúng đến khả năng cạnh tranh của một DN nói chung. Từ đó làm cơ sở phân tích sự tác động của môi trường và thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Công nghệ Haravan Hà Nội trong chương 2 và là cơ sở xây dựng giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong chương 3 khóa luận.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG Lực CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỎ PHẦN CÔNG NGHỆ HARAVAN HÀ
NỘI •