Tổng quan về Công ty CP Công nghệ Haravan Hà Nội

Một phần của tài liệu 164 giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần công nghệ haravan hà nội (Trang 38)

2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty CP Công nghệ Haravan Hà Nội

Tên công ty: Công ty Cổ phần Công nghệ Haravan Hà Nội Tên giao dịch: Haravan Technology Corporation

Tên viết tắt: Haravan Corp

Trụ sở: Tầng 1, tòa nhà GP Invest, số 170 Đê La Thành, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội

Cấp giấy phép ngày 19/10/2015 Đại diện pháp luật: Lê Thành Công

Nơi đăng ký: Chi cục Thuế Quận Đống Đa Điện thoại: 0989 252 524

Email: hi@haravan.com

Website: https://www.haravan.com/

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty CP Công nghệ Haravan Hà Nội là chi nhánh miền Bắc của Công ty Cổ Phần công nghệ Haravan, HĐKD từ năm 2015, chuyên cung cấp phần mềm quản lý bán hàng cho các cửa hàng và các doanh nghiệp bán lẻ từ online đến offline. Trải qua hơn 7 năm hình thành và phát triển, đến nay Haravan HN đã trở thành công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp giải pháp bán lẻ Omnichannel, TMĐT và Engagement MKT. Dưới đây là những cột mốc đáng nhớ trong suốt chặng đường hoạt động của Haravan HN:

Hình 2.1 Chặng đường phát triển công nghệ của Haravan Hà Nội

(Nguồn: https://www.haravan.com/pages/about) - Năm 2014: Thành lập Công ty CP Công nghệ Haravan tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Năm 2015: Mở văn phòng tại Hà Nội. Ra mắt HaraPage giúp quản lý và tăng trưởng bán hàng trên Facebook, Zalo.

- Năm 2016: Ra mắt Marketplace: hệ thống Haravan kết nối các sàn thương mại điện tử. Quản trị online - offline linh hoạt để tăng trưởng.

- Năm 2017: Ra mắt Omnichannel: nền tảng bán hàng đa kênh - quản lý tập trung đầu tiên tại Việt Nam.

- Năm 2018: Chính thức ra mắt Harafunnel - nền tảng Facebook Messenger Chatbot số 1 Đông Nam Á. Và trở thành đối tác đầu tiên của Facebook Marketing tại Việt Nam.

- Năm 2019: Ra mắt 4 giải pháp mới: Social Commerce, bán lẻ miễn phí Hararetail, HaraAds, HaraLoyalty. Tích hợp thêm 4 kênh bán hàng: Messenger Shopping, Hararetail, Shopee, Tiki. Đạt chứng nhận ISO 27001:2013 về hệ thống quản lý an ninh thông tin.

- Năm 2020: Đồng hành cùng nhà bán lẻ trong đại dịch Covid-19, giúp đăng sản phẩm miễn phí trên Google với thẻ Google Shopping.

- Năm 2021: Google Cloud chọn làm Case study cho giải pháp công nghệ Omnichannel tại Đông Nam Á.

2.1.3. Sứ mệnh

“MAKE COMMERCE B ETTER”

Sứ mệnh của Haravan xác lập ngay từ những ngày đầu thành lập đó là làm cho Thương Mại trở nên tốt đẹp hơn và trao những giá trị thiết thực, những giải pháp kinh doanh hiệu quả, công nghệ vượt trội tới các DN, startup, những đối tác của mình.

2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Năm 2021, văn phòng Haravan tại Hà Nội có khoảng 100 nhân viên. BAN GIÁM ĐỐC DA Boxcare CÁC DỰ ÁN KINH DOANH DA Boocuz

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Haravan Hà Nội

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự) Nhiệm vụ của các phòng ban:

Ban Giám Đốc: Có nhiệm vụ thiết lập mục tiêu và chính sách hoạt động cho cả công ty và giám sát các trưởng phòng trong công ty. Giám đốc điều hành Phạm

Hải Văn vạch ra nhiệm vụ chiến lược cho toàn công ty và giám sát hoạt động kinh doanh, giải quyết các vấn đề khi xảy ra rủi ro.

Khối kinh doanh: Là khối tiếp cận, tư vấn sản phẩm, thu hút khách hàng. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, triển khai phần mềm hỗ trợ khách hàng và tạo hợp đồng, CSKH sau bán.

Khối dự án: Các dự án riêng độc lập, cung cấp các giải pháp chăm sóc chuyên sâu cho KH sau khi mua sản phẩm. Các dịch vụ như quản trị, chăm sóc website, tối ưu chuyển đổi... giúp hoàn thiện hệ sinh thái dịch vụ Haravan cung ứng, thỏa mãn nhu cầu các KH tốt hơn.

2.1.5. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Công nghệ

Haravan Hà Nội

Công ty CP Công nghệ Haravan Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, ngành nghề chính là xuất bản phần mềm. Được thành lập từ năm 2015, hiện tại đang hoạt động trên các ngành nghề:

- Xuất bản phần mềm: Giải pháp quản lý bán lẻ và TMĐT HaraWeb: Thiết kế website bán hàng chuẩn SEO.

HaraSocial: Giải pháp bán hàng hiệu quả trên các kênh mạng xã hội. Hararetail: Giải pháp quản lý bán lẻ O2O.

Haravan Omnichannel: B án hàng đa kênh, quản trị tập trung. Harafunnel: Mở rộng tệp khách hàng tiềm năng, tối ưu chi phí. HaraAds: Quảng cáo tối ưu tự động bằng AI.

HaraLoyalty: Gắn kết và giữ khách hàng trung thành.

Hara Mobile App: Quản lý việc kinh doanh bằng thiết bị di động ở mọi lúc mọi nơi. Google Smart Shopping: Tăng doanh thu bán hàng bằng quảng cáo Google Shopping.

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1. DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 15.800.844.395 23.678.600.791 19.231.155.598 2. Các khoản giảm trừ DT ~0 ~0 ~0 3. DT thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 15.800.844.395 23.678.600.791 19.231.155.598 4. Giá vốn hàng bán 5.087.194.201 8.384.896.482 6.852.075.276

- Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị điện tử viễn thông trong

các cửa hàng chuyên kinh doanh. - Giá trị gia tăng

Haravan Ship: Giải pháp quản lý giao hàng và xử lý đơn hàng tập trung.

Quản lý thanh toán: Giải pháp thanh toán không tiền mặt, hỗ trợ 12 cổng thanh toán phổ biến.

Báo cáo bán hàng chuyên sâu: Báo cáo về doanh thu, về khách hàng, về hiệu suất vận hành HĐKD.

Hình 2.2. Mô hình các sản phẩm và dịch vụ của Công ty CP Công nghệ Haravan

(Nguồn: Phòng Sale Admin)

2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Đến nay, Haravan đã được hơn 50.000 người kinh doanh và 300 thương hiệu uy tín bậc nhất tại Việt Nam tin dùng để tăng trưởng kinh doanh trong thời đại số. Có thể kể đến một số thương hiệu như: Vinamilk, B iti’s, Nestle, AEON...

Haravan là đối tác chiến lược duy nhất của Google và Facebook tại Việt Nam về các giải pháp công nghệ kinh doanh và MKT.

31

Các giải pháp của Haravan HN cũng được triển khai tại thị trường Thái Lan và Philippin. Mục tiêu của Haravan HN là mở rộng ra các nước khu vực Đông Nam Á.

Để hiểu thêm về hiệu quả kinh doanh của Công ty CP Công nghệ Haravan Hà Nội trong ba năm từ 2018 đến 2020, chúng ta cùng phân tích bảng dưới đây:

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Haravan Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020

5. LN gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ 10.713.650.194 15.293.704.309 12.379.080.322 6. DT hoạt động tài chính 349.638 594.274 307.158 7. Chi phí tài chính ~0 ~0 ~0 Trong đó: chi phí lãi vay ~0 ~0 ~0 8. Chi phí bán hàng ~0 ~0 ~0

9. Chi phí quản lý DN 4.328.239.753 6.273.182.354 7. 682.251.338 10. LN thuần từ HĐKD 6.385.805.079 9.021.116.229 4.696.866.142 11. Thu nhập khác ~0 ~0 ~0 12. Chi phí khác ~0 ~0 ~0 13. Lợi nhuận khác ~0 ~0 ~0 14. Tổng LN kế toán trước thuế 6.385.805.079 9.021.116.229 4.696.866.142

15. Chi phi thuế thu nhập DN hiện hành 1.277.161.016 1.984.645.570 939.373.228 16. LN sau thuế thu nhập DN 5.108.644.063 7.036.470.659 3.757.492.914 32

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Nhận xét:

về doanh thu

Biểu đồ 2.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty Haravan Hà Nội 2018 - 2020

Đơn vị: VNĐ

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 25,000,000,000 20,000,000,000 15,000,000,000 10,000,000,000 5,000,000,000 0 ■ Doanh thu

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Từ biểu đồ trên, ta thấy trong ba năm từ 2018 đến 2020, DT của Công ty Cổ phần Công nghệ Haravan chi nhánh Hà Nội có những biến động lớn. DT năm 2018 là 15.800.844.395 đồng, đến năm 2019 DT là 23.678.600.791 đồng, tăng vọt 7.877.756.396 đồng tương đương với 49,85%. Đến năm 2020 thì doanh thu lại tụt giảm nghiêm trọng xuống còn 19.231.155.598 đồng, giảm 4.447.445.193 đồng tương đương 18,78% so với năm 2019.

Năm 2019 là một năm rực rỡ và sáng chói do giai đoạn này ngành TMĐT nói chung và Haravan Hà Nội nói riêng phát triển rất tốt. Haravan ra mắt đến 4 giải pháp mới cho khách hàng và tích hợp đầy đủ các sàn TMĐT lớn như Shopee, Tiki, Lazada, đạt tới hơn 50.000 khách hàng tin tưởng và sử dụng.

Năm 2020 do tình hình của dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, kéo theo ảnh hưởng đến rất nhiều doanh nghiệp trong đó có các khách hàng của Haravan HN và chính công ty. Sự phát triển vượt trội của các đối thủ trong thời kỳ này cũng khiến số lượng khách hàng của Haravan HN giảm sút. Sức cạnh tranh của DN trong ngành chững lại và tụt xuống.

Doanh thu hoạt động tài chính:

Khoản doanh thu đến từ tiền lãi gửi ngân hàng khi khách hàng thanh toán chuyển khoản và công ty chưa rút ra hoặc khoản tiền của công ty sau khi chi trả các chi phí còn dư lại được gửi tiết kiệm. Khoản DT này là không lớn nhưng có thể nhận thấy công ty có hoạt động luân chuyển nguồn tiền và có những cách để đồng vốn sinh lời.

Chi phí

Giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán là chi phí khi công ty bỏ ra để nhập các thiết bị phần cứng, mua các bản quyền phần mềm... Năm 2018, giá vốn hàng bán của Haravan Hà Nội là 5.087.194.201 đồng. Đến năm 2019, với sự phát triển thêm các dịch vụ mới, các kênh bán hàng mới và số lượng khách hàng tăng cao, giá vốn của công ty đã tăng thêm 3.297.702.281 đồng tương đương với 64,86%. Năm 2020, giá vốn hàng bán của công ty giảm xuống còn 6.852.075.276 đồng, mức giảm tương đương 18,28% so với năm 2019. Giá vốn hàng bán tăng lên, chi phí mà DN bỏ ra cũng tăng theo nhưng đồng nghĩa với số hợp đồng và sản phẩm mà doanh nghiệp bán được tăng lên. Việc giá vốn của công ty năm 2020 giảm cho thấy số lượng khách hàng và sản phẩm trong năm bán được ít hơn.

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí doanh nghiệp bỏ ra để quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí này tăng lên từng năm, năm 2019 tăng 1.944.924.601 đồng so với năm 2018 tương đương 44,93% do chi phí cho nhân sự tăng lên mỗi năm (tiền lương, bảo hiểm, trợ cấp...) và doanh nghiệp đầu tư thêm cho cơ sở vật chất, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Đến tháng 10 năm 2020, nhận thấy tình hình kinh doanh bị giảm sút và chi phí quản lý còn rất cao, công ty đã quyết định cắt giảm nhân sự để giảm chi phí này xuống.

Mức thuế thu nhập Công ty Cổ phần Công nghệ Haravan Hà Nội phải chịu là 20% theo quy định của Nhà nước. Năm 2018, công ty phải nộp 1.277.161.016 đồng nhưng đến năm 2019 với doanh thu trên 20 tỷ, mức thuế mà doanh nghiệp phải chịu là 22%, đạt mức 7.036.470.659 đồng. Đến năm 2020, doanh thu của công ty sụt mạnh kéo theo lượng thuế thu nhập DN phải nộp giảm xuống chỉ còn 939.373.228, giảm 1.045.272.342 đồng tương đương 52,66% so với năm 2019.

Lợi nhuận

Lợi nhuận của Công ty Cổ phần Công nghệ Haravan Hà Nội bao gồm LN thuần từ HĐKD, LN kế toán trước thuế và lợi nhuận sau thuế TN doanh nghiệp. Biến động LN của công ty trong giai đoạn 2018 - 2020 như sau:

Biểu đồ 2.2. Lợi nhuận từ HĐKD của Công ty CP Công nghệ Haravan Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020

Đơn vị: VNĐ

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

10,000,000,000 9,000,000,000 8,000,000,000 7,000,000,000 6,000,000,000 5,000,000,000 4,000,000,000 3,000,000,000 2,000,000,000 1,000,000,000 0

■ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ■ Lợi nhuận kế toán trước thuế

■ Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Lợi nhuận thuần từ HĐKD

Lợi nhuận thuần từ HĐKD của công ty giai đoạn 2018 - 2020 có nhiều biến động. Mức lợi nhuận cao nhất của công ty là vào năm 2019 với 9.021.116.229 đồng. Đến năm 2020 chi phí quản lý kinh doanh của DN tăng cao khiến LN thuần

từ HĐKD giảm còn 4.696.866.142 đồng, giảm sâu 4.324.250.087 đồng tương đương 47,93%.

Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận trước thuế của DN = LN từ HĐKD + LN khác. Nhưng LN khác của công ty bằng 0 nên LN trước thuế của DN cũng chính bằng LN thuần từ HĐKD. Năm 2018, LN trước thuế của DN là 6.385.805.079 đồng, nhưng đến năm 2019 đã tăng thêm 2.635.311.150 đồng, tương đương với 41,2 6%, đạt mức 9.021.116.229 đồng.

Lợi nhuận sau thuế

Sau khi trừ đi thuế thu nhập DN phải nộp cho nhà nước thì còn lại LN sau thuế của DN. Năm 2018, LN sau thuế của công ty đạt 5.108.644.063 đồng, đến năm 2019 đã tăng lên thêm 1.927.826.596 đồng, đạt mức 7.036.470.659 đồng. Năm 2020, LN giảm đến 46,62% so với năm 2019, chỉ còn 3.757.492.914 đồng.

2.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty CP Công nghệHaravan Hà Nội Haravan Hà Nội

2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty CP Công

nghệ Haravan Hà Nội

2.2.1.1. Môi trường bên ngoài

a. Đối thủ cạnh tranh

Quá trình số hóa ngày càng phát triển nhanh chóng kéo theo kinh tế số cũng phát triển, các DN kinh doanh đều đầu tư phát triển kinh doanh online. Làm cho các DN gia nhập lĩnh vực cung cấp phần mềm ngày càng nhiều, gia tăng sức cạnh tranh trong ngành. Công ty CP Công nghệ Haravan HN cũng không ngoại lệ, công ty đang phải đối diện với rất nhiều ĐTCT trong ngành.

ĐTCT trực tiếp hiện nay của Công ty CP Công nghệ Haravan HN là Công ty CP Công nghệ Sapo, Công ty Nhanh.vn.

STT Tên đối tác

ĩ VINAMILK Công ty CP Sữa Việt Nam

Điểm mạnh: Kinh nghiệm lâu năm trong nghề, tiềm lực tài chính mạnh, có uy tín trên thị trường. Sapo phát triển mảng hỗ trợ bán hàng tại cửa hàng rất mạnh, tự phát triển phần mềm riêng Sapo POS, bán các thiết bị POS cho kinh doanh tại cửa hàng nên đảm bảo đồng bộ giữa các kênh tốt hơn.

Điểm yếu: Hỗ trợ các kênh Social không mạnh bằng, dung lượng của web hạn chế, khách hàng phải mất phí khởi tạo.

- Công ty CP Nhanh.vn

Điểm mạnh: Có thế mạnh về vận chuyển với nền tảng là cổng kết nối vận chuyển từ trước, hệ thống kho rất phát triển, phát triển rất nhanh dù ra đời sau.

Điểm yếu: Chi phí cao, giao diện website không hiện đại, là doanh nghiệp đi sau nên kinh nghiệm và uy tín trong ngành không mạnh.

Ngoài các ĐTCT trực tiếp trên thì đối thủ cạnh tranh tiềm năng của công ty là Công ty Citigo (phần mềm KiotViet), Công ty Pos365, Công ty Tiger (phần mềm Offline). Những đơn vị này có những tính năng đặc thù riêng, có thể là đối tác nhưng cũng có thể là đối thủ. Họ không trực tiếp đối đầu với Haravan nhưng KH cũng có thể lựa chọn các đơn vị này để có những trải nghiệm khác. Họ có thể hợp tác với các đối thủ trực tiếp của mình, cũng có thể phát triển dịch vụ sang hướng đối đầu trực diện. Khi đó sẽ tạo ra sức ép cho công ty phải đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh.

b. Khách hàng

Nhu cầu và hành vi tiêu dùng của KH trong thời kỳ công nghệ số vô cùng đa dạng. Với các KH kinh doanh cá nhân, họ cần cách thức quản lý sản phẩm, khách hàng, đơn hàng, tồn kho, giao nhận, báo cáo doanh thu và phân tích hiệu quả kinh doanh... Đồng thời cách thức liên kết với các sàn thương mại điện tử càng được các chủ cửa hàng quan tâm. Hiểu được nhu cầu đó, Haravan HN đã cung cấp giải pháp bán hàng để có thể vận hành kinh doanh trên mọi nền tảng tại một nơi duy nhất. Bên cạnh đó tập KH doanh nghiệp cũng được Haravan HN hết sức chú ý bởi họ khá

38

khó tính, những đơn vị lớn yêu cầu cao hơn ở phạm vi rộng hơn các chi nhánh, các chuỗi cửa hàng. Những khách hàng này đòi hỏi phải chuyên nghiệp, vận hành ổn định để nâng cao vị thế của mình trên thị trường cạnh tranh khốc liệt. Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong ngành, uy tín, chất lượng và hoàn thành trọn vẹn những gì đã cam kết, Công ty CP Công nghệ Haravan HN vẫn luôn là thương hiệu được

Một phần của tài liệu 164 giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần công nghệ haravan hà nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w