Trước đây, Công ty chỉ triển khai sản phẩm cho vay và thu xếp vốn với các doanh nghiệp, tổ chức trong ngành điện, nhưng khi có sự uy tín nhất định cũng như để mở rộng phạm vi kinh doanh thì bắt đầu từ năm 2013 - 2014, Công ty đã mở
SV: Trương Hà Phương Anh 48 Lớp: K18QTMA
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
rộng sang các lĩnh vực khác như giao thông, giáo dục, th nong mại, đầu tư bất động sản. Với các dự án này, Công ty tập trung cung cấp sản phẩm cho vay vốn, thu xếp vốn cho dự án. Ngoài ra Công ty còn hợp tác với các nhà thầu, nhà cung cấp vật tư xây lắp cho ngành điện (máy biến áp, thiết bị điện, dây cáp,...) thì Công ty lại tập trung cung cấp các sản phẩm bảo lãnh và cam kết cho vay nhằm duy trì hoạt động kinh doanh của công ty đối tác, sau đó lại huy động đối tác gửi tiền lại ở Công ty. Hoạt động này mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp nhờ khoản phí cao từ sản phẩm cho vay.
Tính đến thời điểm ngày 31/03/2018, tổng dư nợ cho vay khách hàng của EVNFinance đạt 8.596 tỷ đồng, giảm so với mức năm 2017 là 8.963 tỷ đồng, mức tăng trưởng là 5.8% giai đoạn 2016 - 2017. Đây tuy là con số không cao nhưng cũng phần nào thể hiện sự tăng trưởng đáng kể trong hoạt động tín dụng của Công ty, nhờ đẩy mạnh phát triển dịch vụ cho vay và thu xếp vốn với các dự án ngoài ngành, song song với đó là tăng cường hoạt động kiểm soát chặt chẽ tiền cho vay, kiểm soát tỉ lệ nợ xấu để nâng cao chất lượng tín dụng, tạo uy tín cho các đối tác trong chiến lược phát triển thị trường.
Bảng 4.3: Phân loại cho vay khách hàng theo kỳ hạn
Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2017, BCTC quý I/2018 tự lập của EVNFinance.
Co cấu nợ tập trung ở dài hạn với mức ổn định qua các năm (chiếm trên 53% tổng dư nợ tín dụng) nhưng vẫn tuân theo quy định của NHNN về tỉ lệ cho vay an toàn ngắn - trung - dài hạn (từ 30 - 45%). Sở dĩ cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất là bởi đặc thù của các dự án ngành Điện, mà khách hàng dài hạn Công ty tập trung then chốt là Tập đoàn điện lực Việt Nam và các đon vị thành viên, hầu hết là
Chỉ tiêu 31/12/2016 31/12/2017 31/03/2018 Giá trị Tỷ
trọng Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
đầu tư dài hạn. Với những dự án thuỷ điện, thời hạn công trình kéo dài dao động từ 5 - 20 năm, do đó họ cần nguồn vốn dài hạn để dự án được xuyên suốt. Và nhờ mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác lâu năm trong ngành mà Công ty chịu trách nhiệm cho vay và thu xếp vốn với rất nhiều dự án dài hạn như Dự án Thủy điện Sprepok 4a (64,2 triệu USD), Dự án Phong điện Phú Lạc 1 (35 triệu EUR), Dự án Điện gió Hòa Thắng,... và rất nhiều các dự án thuỷ điện, phong điện, nhiệt điện khác.
Tuy nhiên có sự thay đổi mạnh ở giá trị nợ ngắn hạn năm 2017 đó là: cho vay nợ ngắn hạn có xu hướng tăng, với giá trị tăng là 795.949 triệu đồng (tương đương 46,86%) còn tỷ trọng cho vay nợ trung hạn và dài hạn có xu hướng giảm, với giá trị giảm lần lượt là 274.206 triệu đồng và 26.390 triệu đồng (tương đương 13,98% và 0.55%) . Điều này có thể giải thích dựa trên nhu cầu vay vốn của khách hàng và quy định của NHNN về an toàn vốn nhằm giảm thiểu nợ xấu trong cuối năm 2016, đầu năm 2017. Trong năm 2017, công tác tái cơ cấu và xử lý nợ xấu đạt được những kết quả tích cực vì khuôn khổ pháp lý về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu đã dần được hoàn thiện. Bởi với các khoản vay ngắn hạn thì độ rủi ro thấp hơn vì có tài sản đảm bảo, còn các khoản vay trung và dài hạn là vay tín chấp, vay có tài sản trong tương lai.
Vì rủi ro của việc cho vay trung và dài hạn cao nên NHNN đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”, và tới tháng 7 năm 2017 thì được phê duyệt tại Quyết định số 1058/QĐ - TTg (Đề án 1058) để điều chỉnh cơ cấu cho vay nhằm giảm nợ xấu cho các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng khác.
Đến năm 2018 thì nợ ngắn hạn tiếp tục tăng trong khi nợ trung và dài hạn tiếp tục giảm. Cho vay ngắn hạn tăng một lượng giá trị là 51.434 triệu đồng (tương đương 2,06%). Vào thời điểm tổng kết số liệu là ngày 31/03, cũng là thời điểm mà các công ty vay ngắn hạn nhiều do thiếu hụt nguồn vốn lưu động, chủ yếu để chi trả cổ tức cho cổ đông tại Đại hội thường niên diễn ra vào quý I mỗi năm, khoản chi trả lương cho nhân viên, tái đầu tư tài sản lưu động,.. .Do đó mà dư nợ ngắn hạn cuối năm 2017, đầu năm 2018 tăng cao.
Bên cạnh đó là sự giảm sâu của nợ trung hạn, với mức giảm là 277.953 triệu đồng (tương đương 16,44%), nợ dài hạn tiếp tục giảm tương đương năm trước là
SV: Trương Hà Phương Anh 50 Lớp: K18QTMA
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
139.873 triệu đồng. Tuy nhiên đây chỉ là tổng kết tính đến tháng 3 năm 2018, trong năm 2018 Công ty còn ra mắt sản phẩm cho vay tiêu dùng Easy Credit và triển khai dự án “Hợp tác cho vay bán sản phẩm năng lượng trên mái nhà”, nên tổng dư nợ ngắn hạn và dài hạn sẽ tiếp tục thay đổi.
Bảng 4.4: Phân loại cho vay theo đối tượng khách hàng
Cho vay các Tổ chức kinh tế 8.435.73 2 99,63 8.932.743 99,66 8.565.700 99,64 Cho vay cá nhân 31.750 0,37 30.092 0,34 30.743 0,36 Tổng cộng 8.467.48 2 %100 8.962.835 ~ %100 ~ 8.596.443 %100
KH nhóm 1 KH nhóm 2 KH nhóm 3 KH nhóm 4 KH nhóm 5 Hội sở 105 3 1 6 Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh 3 1 Chi nhánh Đà Nang 5
Nguồn: Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực
Có thể thấy Công ty tập trung cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp là chính, bởi đó là nhóm khách hàng trọng tâm mà EVNFinance đặt ra ngay từ khi thành lập. Đặc biệt với chiến lược phát triển thị trường, khách hàng tổ chức mới là các tổ chức ngoài ngành như bất động sản, khu nghỉ dưỡng, giáo dục,... và không thể thiếu các dự án của ngành Điện như thuỷ điện, nhiệt điện, năng lượng sạch với tổng giá trị lên đến gần 9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cho vay lên tới 99,6%. Tuy nhiên trong điều kiện thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (Đề án 1058), EVNFinance đã tích cực cơ cấu lại danh mục tín dụng theo hướng hạn chế các khoản cho vay rủi ro và kém hiệu quả để đẩy mạnh kết quả kinh doanh của Công ty. Do đó tổng giá trị cấp tín dụng cho các khách hàng tổ chức giảm gần 500 triệu đồng, trong khi giá trị cho vay cá nhân có xu hướng tăng.