Thực trạng hoạt động phát triển sản phẩm:

Một phần của tài liệu 163 giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường tại công ty tài chính cổ phần điện lực,khoá luận tốt nghiệp (Trang 64 - 69)

Năm 2015, Công ty triển khai sản phẩm Cho vay đối với cán bộ công nhân viên ngành điện. Công ty xác định rằng mức lương của CBNV trong ngành không phải ở mức quá thấp, nhưng để nhân sự có sự thuận lợi trong chi tiêu tiêu dùng và vay vốn; kết hợp với việc thực hiện chức năng thu xếp vốn của Công ty tài chính nên EVNFinance đã nghiên cứu và cho ra sản phẩm cho vay cá nhân với cán bộ nhân viên trong ngành, tức là các cổ đông của công ty. Bởi lẽ Công ty cho ra mắt

SV: Trương Hà Phương Anh 5 1 Lớp: K18QTMA

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

sản phẩm này là do vào năm 2015, Công ty đã dừng cung cấp sản phẩm huy động KH cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, làm nguồn vốn của Công ty ít ổn định hơn, Công ty khó cân đối lợi nhuận hơn. Nên để duy trì sự ổn định của nguồn vốn và mối quan hệ với nhân viên trong ngành, Công ty đã cung cấp sản phẩm mới, và khách hàng trong ba tháng đầu sẽ được hưởng mức lãi suất là 8%/ năm và những tháng tiếp theo là 9.3%/ năm, thấp hơn so với khách hàng cá nhân ngoài là 11.3%. Đối với sản phẩm cho vay thì để tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, EVNFinance đã lựa chọn ưu điểm của gói vay là: khi giải ngân cho KH không có phí và không phải trả bất kỳ khoản phí nào từ khi làm hồ sơ cho vay, đặc biệt hơn là khi KH trả trước hạn sẽ không bị phạt.

Ta có số lượng khách hàng cá nhân là cán bộ nhân viên ngành điện vay tiêu dùng tại Công ty phân bổ ở Hội sở và chi nhánh là 124 người với nhu cầu vay đa dạng gồm 4 gói vay chính gồm: cho vay mua sắm hàng hoá, mua trang thiết bị phục vụ đời sống; cho vay mua nhà để ở, vay để sửa nhà; cho vay mua xe ô tô; cho vay mục đích tiêu dùng, sinh hoạt khác. Cụ thể phân bổ được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.5: Số lượng khách hàng cá nhân vay tiêu dùng tại Công ty

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Từ bảng 4.5 ta có thể thấy có sự chênh lệch lớn giữa số lượng khách hàng cá nhân tại Hội sở so với các chi nhánh. Nguyên nhân của việc chênh lệch xuất phát từ việc phân công nhiệm vụ khác nhau. Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh và chi nhánh Đà Nang được thành lập với mục đích là “cánh tay nối dài” của Hội sở, để thuận tiện hơn trong việc chăm sóc các khách hàng là đơn vị điện lực ở ngoại tỉnh, vùng miền lân cận. Do đó việc tìm kiếm và phát triển khách hàng cá nhân với quy mô và nguồn lực của hai chi nhánh là rất khó. Đặc biệt là với sự cạnh tranh của rất nhiều ngân hàng bởi lãi suất ưu đãi, chức năng thanh toán của ngân hàng, thủ tục chuyên nghiệp và hơn thế nữa, hiện tại cơ chế phê duyệt hồ sơ vay của khách hàng cá nhân

____________Tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5___________ Tỷ trọng (%) ______Nhóm 1________________8.140.995.538.546__________ 92,88

______Nhóm 2_________________328.210.010.580___________ 3,74

______Nhóm 3___________________147.800.962____________ 0,0017

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

của Hội sở đối với hai chi nhánh là chưa hoàn thiện, do đó gây khó khăn trong quá trình làm việc với khách hàng của chi nhánh. Đối với chi nhánh Hồ Chí Minh thì sự cạnh tranh càng gay gắt bởi hầu hết các đầu mối của ngân hàng và công ty tài chính được đặt tại TP.Hồ Chí Minh, khiến cho việc thu hút khách hàng cá nhân còn khó hơn, dẫn đến hiệu quả không như mong đợi. Do đó với sản phẩm cho vay tài chính tiêu dùng Easy Credit, Công ty xác định địa bàn hướng đến là vùng ngoại tỉnh và nông thôn lân cận TP. Hồ Chí Minh, bởi miếng bánh thành thị đã gần như bị chiếm hết, và hy vọng với phương thức cho vay bằng tiền mặt, cộng với việc thâm nhập vào thị trường nông thôn thì sẽ mở rộng được số lượng KH của chi nhánh nói riêng và Công ty nói chung.

Một rào cản nữa cho hai chi nhánh trong việc tìm kiếm và phát triển khách hàng đó là việc bị lệ thuộc nhiều vào Hội sở. Có hai phương thức Hội sở làm việc với các chi nhánh về khách hàng mà Công ty đang triển khai: một là đối với khách hàng ở các tỉnh, miền lân cận hai trụ sở chi nhánh thì Hội sở là người giới thiệu và tiếp cận nếu chi nhánh nhận thấy có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với nguồn lực hiện có, hai là Hội sở chỉ định khách hàng đã làm việc với Hội sở, và thông qua chi nhánh để hoàn thiện các bước tiếp theo. Do đó quá trình tìm kiếm và thu hút khách hàng của chi nhánh càng bị động, dẫn đến việc số lượng khách hàng chỉ duy trì ở những con số khiêm tốn, mà phần lớn là nhân viên tại chi nhánh, chưa có nhiều CBNV các công ty, đơn vị điện lực khác.

Theo Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam (CIC), khách hàng đi vay sẽ được xếp vào 1 trong 5 nhóm nợ sau:

- Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): gồm các khoản nợ có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn, các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.

- Nhóm 2 (nợ cần chú ý): gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

- Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): gồm các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu, các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

SV: Trương Hà Phương Anh 53 Lớp: K18QTMA

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

-Nhóm 4 (nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm: các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu, các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

-Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): gồm các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

Khi khách hàng rơi vào nhóm 3, 4, 5 tức là sẽ bị xếp vào nhóm nợ xấu (nợ khó đòi); và có thể thấy từ bảng thống kê trên, số lượng khách hàng thuộc nhóm nợ xấu trên toàn Công ty chỉ có 7/124 khách hàng; chiếm tỷ trọng 5,65%. Ta có bảng tổng hợp giá trị dư nợ của khách hàng cá nhân tại Công ty tính đến ngày 28/02/2018 như sau:

Bảng 4.6: Tổng dư nợ của khách hàng cá nhân tính đến ngày 28/02/2018

______Nhóm 4__________________18.200.000.002___________ 0,21

______Nhóm 5_________________277.817.924.068___________ 3,17

Nguồn: Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực Từ bảng trên ta có thể thấy tỷ trọng của nhóm nợ xấu trên tổng dư nợ cá nhân ở mức thấp, với giá trị nhóm nợ xấu (từ nhóm 3 đến 5) có tổng dư nợ là 296.165.725.032, chiếm tỷ trọng 3,38%. Bên cạnh đó, Công ty cũng có những điều chỉnh đặc biệt với khách hàng nhóm 5 theo thông tin mà CIC cung cấp, trích lập tỷ lệ dự phòng theo đúng quy định của NHNN là 0,75% trên từng đơn vị Hội sở, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và Chi nhánh Đà Nằng.

Điều đó cho thấy Công ty có hệ thống kiểm soát rủi ro chặt chẽ, quy định cho vay khá nghiêm ngặt để tránh tỉ lệ nợ xấu vượt chuẩn 3% theo quy định của NHNN.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Một phần của tài liệu 163 giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường tại công ty tài chính cổ phần điện lực,khoá luận tốt nghiệp (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w