Giải pháp gắn liền với tình hình mới của Cục hải quan Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại cục hải quan hà nội​ (Trang 84 - 90)

Virus Corona đang bùng phát khắp toàn cầu đã và đang tiếp tục mang đến những thiệt hại nặng nề cho nhiều lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa.

tình hình bệnh dịch viêm phổi do virus Corona gây ra để đánh giá khả năng tác động tới quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Để có thể quản lý rủi ro trong xuất nhập khẩu hàng hóa Cục Hải quan Hà Nội cần:

- Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, phối hợp với các bộ, ngành trong việc giải quyết các vướng mắc liên quan đến quản lý rủi ro hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là các thị trường đang ảnh hưởng từ dịch, cập nhật thông tin, số liệu báo cáo lãnh đạo Bộ Tài chính, Chính phủ phục vụ công các chỉ đạo, điều hành liên quan đến phòng chống dịch bệnh.

- Cục hải quan Hà Nội chỉ đạo các chi cục trực thuộc giải quyết thủ tục hải quan theo quy định. Trong đó, lưu ý phối hợp với các cơ quan chức năng tại cửa khẩu quản lý chặt chẽ việc di chuyển phương tiện vận chuyển và người điều khiển phương tiện vận chuyển chuyên chở hàng hóa (không có hành khách) trong địa bàn hoạt động hải quan đảm bảo phòng ngừa các rủi ro có thể lây nhiễm dịch bệnh.

KẾT LUẬN

QLRR là việc áp dụng có hệ thống các biện pháp, quy trình nghiệp vụ và thông lệ nhằm giúp cơ quan hải quan bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý để tập trung quản lý có hiệu quả đối với các lĩnh vực, đối tượng được xác định là rủi ro. QLRR đem lại cho hải quan nhiều lợi ích mà nổi bật là tác dụng cân bằng giữa kiểm soát hiệu quả và tạo thuận lợi cho thương mại. Song QLRR là một kỹ thuật hiện đại mà việc áp dụng nó một cách hiệu quả đòi hỏi phải có những điều kiện, quy trình, thông tin và con người chuẩn hóa.

Từ khi triển khai thực hiện Luật Hải quan (năm 2001), nhất là từ khi thực hiện Luật sửa đổi bổ sung Luật Hải quan (2005) đến nay ngành hải quan Việt Nam nói chung và Cục Hải quan Hà Nội nói riêng đã làm được nhiều việc như ban hành và thực hiện các quy chế cần thiết, áp dụng bộ tiêu chí rủi ro, thành lập các bộ phận QLRR, bước đầu hình thành hệ thống bảo đảm thông tin,…

Tuy nhiên, do là một kỹ thuật mới và thời gian triển khai chưa lâu nên QLRR từ cấp Cục đến các Chi cục đều gặp nhiều bỡ ngỡ, chưa hình thành được phong cách làm việc mới cũng như chưa phát huy tối đa hiệu quả của phương pháp, còn một số yếu kém cần phải khắc phục. Nhưng có thể khẳng định rằng, QLRR đã góp phần đắc lực để hải quan Cục Hải quan Hà Nội thực hiện mục tiêu phấn đấu trở thành cơ quan hải quan hiện đại, chuyên nghiệp, cung cấp những dịch vụ hải quan chất lượng cao cho cộng đồng các doanh nghiệp XNK trên địa bàn, tạo thuận lợi thương mại, đầu tư, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước ở tỉnh nhà.

Để QLRR được triển khai hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hải quan cả về phương diện kiểm soát lẫn tạo thuận lợi cho thương mại, cần đẩy mạnh QLRR theo hướng áp dụng trong tất cả các khâu của quá trình quản lý hải quan, giảm thiểu rủi ro, gắn thực hiện hiệu quả QLRR với việc xây dựng nền

tảng QLRR do Hiệp ước Kyoto khuyến nghị và hòa nhịp với tiến trình hiện đại hóa hải quan Việt Nam, triển khai đồng bộ QLRR về phương diện chủng loại hàng hóa XNK,… Phù hợp với định hướng đó nên ưu tiên thực hiện các giải pháp áp dụng đồng bộ khung pháp lý chế định hoạt động hải quan theo quy trình quản trị rủi ro, tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hải quan liên quan đến hàng hóa xuất, nhập khẩu theo hướng quản trị rủi ro, nâng cấp và ứng dụng hệ thống thông tin phù hợp với yêu cầu phân tích. cải cách bộ máy quản lý hải quan phù hợp với yêu cầu mới, nâng cao năng lực cán bộ thực hiện quản trị rủi ro, đầu tư cơ sở vật chất cần thiết cho quản trị rủi ro, tăng cường quan hệ phối hợp và hợp tác quốc tế trong quản trị rủi ro. Với truyền thống nỗ lực đổi mới của đội ngũ nhân viên hải quan tận tụy, chuyên nghiệp, kết hợp với sự hỗ trợ của phương pháp QLRR dựa trên cơ sở khoa học Cục Hải quan Hà Nội sẽ tiến hành hiện đại hóa thành công, góp phần thực hiện hiệu quả quản lý hải quan, đưa nước ta lên vị thế mới trong hội nhập kinh tế quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Ngọc Anh, 2010. Nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong lĩnh vực nghiệp vụ hải quan. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội.

2. Vũ Quốc Bảo, 2016. Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Hải quan, Cục Quản lý rủi ro – Tổng cục Hải quan, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và đào tạo, 1999. Đại từ điển Tiếng Việt. Hà Nội: NXB Văn hóa thông tin.

4. Bộ Tài chính, 2013. Quyết định số 2998/QĐ-BTC ngày 02/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy định áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Hà Nội.

5. Bộ Tài chính, 2013. Thông tư số 175/TT-BTC ngày 29/11/2013 của Bộ Tài chính quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

Hà Nội.

6. Bộ Tài chính, 2015. Quyết định số 464/QĐ-BTC ngày 29/06/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Hà Nội.

7. Bộ Tài chính, 2015. Thông tư số 38/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Hà Nội. 8. Bộ Tài chính, 2015. Thông tư số 72/2015/TT-BTC ngày 12/05/2015 của Bộ Tài chính về việc áp dụng chế độ ưu tiên trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp. Hà Nội.

Chính phủ. Hà Nội.

10.Chính phủ, 2015. Nghị định số 08/2015/NĐ - CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, kiểm soát hải quan. Hà Nội.

11.Chính phủ, 2011. Quyết định số 448/2011/QĐ-TTg ngày 25/3/2011 v/v phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020. Hà Nội.

12.Chính phủ, 2015. Quyết định số 464/QĐ-BTC ngày 29/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành Quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Hà Nội.

13.Chính phủ, 2008. Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC, ngày 04/07/2008, của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hà Nội.

14.Chính phủ, 2015. Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan. Hà Nội.

15.Cục hải quan Hà Nội, 2016-2018. Báo cáo tổng kết của phòng QLRR. Hà Nội.

16.Nguyễn Khánh Dư, 2017. Quản trị rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục hải quan Hải Phòng. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trường Đại học dân lập Hải Phòng.

17.Đinh Văn Hòa, 2014. Hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu tại cục Hải quan Hà Tĩnh. Hà Tĩnh.

18.Quách Đăng Hòa, 2016. Nghiên cứu, xây dựng Khung tiêu chuẩn quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội. 19.Hội đồng Hợp tác Hải quan Thế giới, 1999. Công ước quốc tế về hài hòa và đơn giản hóa thủ tục Hải quan, Công ước Kyoto sửa đổi và bổ sung.

20.Song Minh, 2006. Quy trình quản lý rủi ro của Hải quan Liên minh châu Âu.

21.Quốc hội, 2014. Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014. Hà Nội. 22.Nguyễn Hữu Thân, 1991. Phương pháp mạo hiểm và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. Hà Nội: NXB Thông tin.

23.Thủ tướng Chính phủ, 2015. Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 14/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Hà Nội.

24.Tổng cục Hải quan, 2015. Quyết định số 282/QĐ-TCHQ ngày 10/11/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Hà Nội.

25.Đoàn Thị Hồng Vân, 2002. Quản trị rủi ro và khủng hoảng. Hà Nội: NXB Giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại cục hải quan hà nội​ (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)