Kinh nghiệm thực tiễn tại một số Cục Hải quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại cục hải quan hà nội​ (Trang 38 - 41)

* Tại Cục Hải Quan Bà Rịa Vũng Tàu

Nhận thức được tầm quan trọng của quản lý rủi ro là nhiệm vụ cốt lõi trong kế hoạch tổng thể trong kế hoạch cải cách và hiện đại hóa hải quan, năm 2018 cùng với toàn Ngành, Cục Hải Bà Rịa Vũng Tàu đã có nhiều hoạt động tích cực trong công tác quản lý rủi ro. Đã ban hành nhiều Quyết định liên quan đến công tác quản lý rủi ro như: Quyết định số 108/QĐ-HQBRVT ngày 27/6/2018 về việc xây dựng Kế hoạch Kiểm soát rủi ro năm 2018, Quyết định số 649/QĐ-HQBRVT ngày 04/7/2018 về việc xây dựng Kế hoạch thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro năm 2018, Quyết định 635/QĐ-HQBRVT ngày 29/6/2018 về kiểm tra nội bộ công tác áp dụng quản lý rủi ro…

Những kết quả đạt được (Số liệu tính đến ngày 31/12/2018):

- Tiến hành xác minh tính hợp pháp của các chứng từ cấp phép nhập khẩu phế liệu theo công văn số 235/TCHQ-QLRR ngày 12/6/2018 của TCHQ, số lượng doanh nghiệp đã kiểm tra, xác minh là 20 doanh nghiệp với tổng số 330 tờ khai.

- Thu thập thông tin hồ sơ doanh nghiệp: Đã thu thập, cập nhật, bổ sung được 485 Hồ sơ doanh nghiệp trên Hệ thống RM2.

- Thiết lập, cập nhật, áp dụng Tiêu chí lựa chọn kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu: xây dựng 305 tiêu chí lựa chọn kiểm tra.

- Kết quả đánh giá rủi ro, phân luồng trên hệ thống: + Luồng xanh: 74.786 tờ khai, chiếm 67% .

+ Luồng vàng: 27.955 tờ khai, chiếm 25%. + Luồng đỏ: 8.795 tờ khai, chiếm 8%.

Theo ghi nhận, đánh giá tại báo cáo năm 2018 của Phòng Quản lý rủi ro, công tác quản lý rủi ro năm 2018 có nhiều tiến bộ so với trước đây, xuất phát từ các nguyên nhân sau:

- Nhận thức về vị trí, vai trò của công tác thu thập, cập nhật thông tin hồ sơ doanh nghiệp phục vụ công tác quản lý rủi ro trong CBCC đã có chuyển biến, từ đó các đơn vị đã có nhiều cố gắng trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch;

- Công tác thu thập, cập nhật thông tin hồ sơ doanh nghiệp đã có bước chuyển biến đáng kể, đi vào nề nếp và đạt được những hiệu quả cao hơn, nội dung thông tin thu thập ngày càng đầy đủ hơn;

- Việc xây dựng hồ sơ rủi ro và đánh giá xếp hạng doanh nghiệp được chú trọng đã góp phần tích cực hơn trong việc hỗ trợ cho các khâu nghiệp vụ.

- Công tác xây dựng tiêu chí lựa chọn kiểm tra có bước cải thiện đáng kể, góp phần tích cực trong việc cảnh báo, phòng ngừa nguy cơ vi phạm.

Bên cạnh đó nội dung báo cáo cũng thẳng thắn nhìn nhận những mặt đang còn tồn tại, hạn chế, cần khắc phục, đó là:

- Về nguồn lực: Để đảm nhận được công tác QLRR đòi hỏi CBCC phải có kinh nghiệm thực tiễn trong các khâu nghiệp vụ thủ tục HQ, có kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu. Tuy nhiên trên thực tế việc bố trí nhân lực cho công tác QLRR

còn rất hạn chế về kinh nghiệm, về nghiệp vụ do phải ưu tiên cho các Chi cục cửa khẩu, vì vậy hiệu quả công tác còn hạn chế, chưa đáp ứng được đòi hỏi của công việc.

- Về cơ sở hạ tầng: Hạ tầng công nghệ thông tin, các phần mềm ứng dụng còn nhiều hạn chế, bất cập nên việc đồng bộ và trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống còn rất chậm, thường xuyên bị lỗi, việc kết xuất dữ liệu tra cứu thông tin chậm…ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của công tác theo dõi, quản lý, thu thập, cập nhật kết quả thu thập thông tin.

- Về thể chế: Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn công tác quản lý rủi ro của Tổng cục Hải quan còn chồng chéo, chế tài chưa đủ mạnh để xử lý đối với trường hợp các đơn vị, cá nhân và doanh nghiệp không thực hiện quy định về thu thập thông tin, cung cấp thông tin…làm giảm tính răn đe, giáo dục.

* Tại Cục hải quan Hải Phòng

Trong công tác quản lý rủi ro hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải Quan Hải Phòng, có một số điểm như sau:

Sử dụng kỹ thuật quản lý rủi ro là một tất yếu trong quản lý Hải quan nhằm cân bằng giữa kiểm soát và tạo thuận lợi cho thương mại khi mà xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đang lan rộng, khu vực mậu dịch tự do ngày càng phát triển và sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật. Cần khẩn trương triển khai nhanh kỹ thuật quản lý rủi ro trong các khâu nghiệp vụ Hải quan xây dựng hệ thống tiêu chí rủi ro, đảm bảo thông tin đầy đủ, đồng bộ, cập nhật, nhất là hệ thống thông tin tình báo để thực hiện các công việc liên quan đến thông quan hàng hóa, xác định mức độ tuân thủ, thu thuế, đấu tranh chống buôn lậu hàng cấm, chống khủng bố... Hệ thống này đòi hỏi sự đầu tư lớn về tài chính, con người có trình độ cao và những máy móc kỹ thuật hiện đại.

quan, áp dụng công nghệ thông tin và thực hiện thông quan điện tử nhằm rút ngắn thời gian làm thủ tục thông quan cũng như kiểm tra, kiểm soát được khối lượng, chất lượng hàng xuất khẩu.

Thực hiện quản lý rủi ro theo quy trình khép kín: thu thập thông tin rủi ro - phân tích rủi ro - kiểm soát rủi ro - đánh giá rủi ro - quyết định xử lý nghiệp vụ sẽ giúp cho hoạt động Hải quan được thông suốt và rõ ràng hơn, tránh gây tổn hại cho thương gia và lợi ích của quốc gia.

Có sự phối hợp tích cực giữa các bộ phận của quản lý Hải quan cũng như có sự phối hợp liên ngành trong quản lý rủi ro. Công tác phối hợp đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện có hiệu quả công viêc áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Cơi quani Hảii quaniphảii cóithẩmi quyềni tiếpicậnivài sửi dụngi cáci hồi sơ,i cáci dữi liệui thươngimạii vềi hoạti độngi muai hàngi hóa,i giaoi dịchi ngoạii tệ,i vậni chuyểni hàngi hóa,i báni hàngi hóai sauikhii nhậpikhẩui cóiliêniquani củai cácidoanhinghiệpi từi ngânihàng,i cơiquani Thuếi nộii địa,i cơi quani Bảoi hiểm,i cơi quani Quảni lýi thịi trường,i cơi quani Côngi ani cũnginhưi cácicơiquani kháci cói liêniquan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại cục hải quan hà nội​ (Trang 38 - 41)