Nâng cao năng lực cán bộ thực hiện quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại cục hải quan hà nội​ (Trang 75 - 78)

* Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ QLRR:

- Áp dụng QLRR vào quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK đã giảm đáng kể yếu tố chủ quan, tùy tiện, tư lợi trong công tác kiểm tra hải quan. Tuy nhiên, QLRR không có nghĩa là tự động hóa không cần cán bộ tác nghiệp cụ thể. Ngược lại còn đòi hỏi một đội ngũ cán bộ hải quan có trình độ chuyên môn cao hơn, nhất là trình độ tri thức và phương pháp làm việc hiệu quả hơn. Chính vì vậy cần tích cực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để có được đội ngũ cán bộ, công chức hải quan đáp ứng yêu cầu. Thời gian qua Cục Hải quan Hà Nội đã có nhiều nỗ lực thực hiện bồi dưỡng cán bộ, nhưng cho đến nay việc đào tạo này còn bất cập so với yêu cầu. Để xây dựng đội ngũ cán bộ QLRR thành thạo cần thực hiện các giải pháp sau:

- Cải tiến phương thức đào tạo phù hợp với điều kiện thực tế của ngành Hải quan. Kết hợp giữa cử cán bộ đi đào tạo tại các trường lớp chính quy với việc rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ tại cơ sở, đơn vị công tác. Coi trọng việc truyền đạt, hướng dẫn của cán bộ quản lý, cán bộ có kinh nghiệm lâu năm đối với cán bộ trẻ, mới vào ngành công tác. Nên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ QLRR tại nơi công tác để thu hút lượng lớn cán bộ theo học. Muốn vậy cần thay đổi cách sử dụng kinh phí đào tạo, giao kinh phí cho cấp cơ sở chủ động đào tạo nhiều hơn, đồng thời hỗ trợ cơ sở đào tạo cán bộ thông qua việc soạn thảo, cung cấp đầy đủ tài liệu bồi dưỡng và giảng viên có trình độ và phương pháp bồi dưỡng

thực hành tốt. Có thể tuyển chọn giảng viên từ những cán bộ thực hành QLRR thành thạo ở các cơ quan hải quan khác nhau. Tăng cường tìm kiếm sự hỗ trợ của nước ngoài cho hoạt động đào tạo ở cơ sở.

- Nâng cao trình độ nghiệp cụ cán bộ nên gắn với bố trí cán bộ theo chuyên sâu, thực hiện luân chuyển cán bộ cần thiết theo yêu cầu nhiệm vụ của ngành và của từng đơn vị. Tuy nhiên, trong giai đoạn khó khăn ban đầu nên ổn định cán bộ QLRR ở các khâu công việc then chốt ít nhất là 5 năm, chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, cơ cấu lại lực lượng làm việc giữa các cấp, giữa các khâu, giữa các địa bàn làm việc.

- Đầu tư thích đáng sự lãnh đạo và nguồn đảm bảo cho việc đào tạo lại, bồi dưỡng thường xuyên đối với công chức, xây dựng quy hoạch đào tạo cán bộ, công chức ngành Hải quan theo các tiêu chuẩn ngạch công chức và tiêu chuẩn bổ nhiệm, sử dụng cán bộ, công chức hải quan tương xứng với các nước trong khu vực về trình độ và yêu cầu. Cần cơ cấu lại các ngạch bậc công chức để giảm bớt các bất hợp lý về ngạch, bậc lương hiện nay, xây dựng tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tiêu chuẩn cán bộ quản lý các cấp cho phù hợp với công việc đảm nhiệm và quỹ tiền lương của Ngành.

- Hoàn thiện nội dung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hải quan định kỳ theo các chuyên đề: Hệ thống miêu tả mã hàng hóa của hải quan thế giới, trị giá tính thuế theo GATT, về công ước KYOTO sửa đổi. về vấn đề sở hữu trí tuệ (TRIP), xuất xứ hàng hóa (C/O) kiểm tra sau giải phóng hàng, kiểm soát chống buôn lậu, ngoại ngữ chuyên ngành Hải quan…

* Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức hải quan:

- Tăng cường công tác giáo dục bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tính trung thực, nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp gắn với xử lý nghiêm minh các sai phạm đối với đội ngũ cán bộ, công chức Hải quan.

chính sách của Đảng và Nhà nước để tổ chức thực hiện được thống nhất, đảm bảo thực hiện đúng theo yêu cầu QLRR. Thường xuyên theo dõi, giám sát và chỉ đạo thực hiện, đặc biệt đối với cấp cơ sở, nhằm đưa kỹ thuật QLRR thực tiễn hoạt động quản lý.

- Xây dựng nề nếp làm việc chính quy, hiện đại và tác phong sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ cho QLRR.

- Xây dựng mối quan hệ cộng đồng trách nhiệm giữa Hải quan, doanh nghiệp và các tổ chức có liên quan trong việc tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy hoạt động thương mại và trao đổi thông tin.

- Cải tiến công tác thi đua, phát động các phong trào thi đua yêu nước trong toàn ngành với phương thức và nội dung thiết thực, phù hợp với hoạt động thực tiễn của ngành. Phát huy vai trò của các tổ chức đảng, đoàn thể trong việc giáo dục, động viên cán bộ hưởng ứng thực hiện các cam kết và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến, tạo sự chuyển biến tích cực trong mỗi đơn vị, mỗi cá nhân và toàn ngành, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao cho ngành Hải quan.

* Tạo quan hệ tốt đẹp với đối tác, đối tƣợng quản lý hải quan:

- Bên cạnh việc đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ công chức trong Ngành, cần có kế hoạch mở lớp đào tạo cho doanh nghiệp và các đối tượng liên quan đến thủ tục hải quan về những nội dung cần thiết như danh mục hài hòa mô tả về mã hàng hóa (danh mục HS), về xác định trị giá hải quan theo GATT, về công ước KYOTO… để đảm bảo các đối tượng này nắm vững và tuân thủ đúng quy định của pháp luật, mặt khác tạo thuận lợi cho Ngành Hải quan trong quá trình làm nhiệm vụ. Đẩy mạnh công tác phổ biến tuyên truyền, giáo dục pháp luật một cách rộng rãi đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp và nhân dân.

Bên cạnh đó, các cán bộ công chức tại phòng quản lý rủi ro và các cán bộ công chức chuyên trách tại các Chi cục làm việc kiểm tra hàng hóa bằng máy soi

container, các tia phóng xạ… môi trường làm việc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cán bộ công chức, vì thế Cục Hải quan Hà Nội, Tổng cục Hải quan cần có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ công chức làm công tác quản lý rủi ro để họ chuyên tâm công tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại cục hải quan hà nội​ (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)