Hiệu quả của công tác quản lý nợ xấu được thể hiện thông qua việc đạt hay không đạt các mục tiêu đề ra: bất kỳ công tác nào, hoạt động nào của một doanh nghiệp để một trong những tiêu chí để đánh giá được hiệu quả là xác định mức độ hoàn thành kế hoạch. Đối với công tác quản lý nợ xấu của Ngân hàng cũng như vậy, việc đánh giá hiệu quả dựa trên việc xác định mức độ hoàn thành kế hoạch, mục tiêu đã đề ra.
Quản lý nợ xấu là tổng hợp của các công tác từ nhận diện, phân loại đến ngăn ngừa và xử lý nợ xấu do đó, để đánh giá được chất lượng công tác quản lý nợ xấu sẽ đánh giá hiệu quả của từng công tác dựa trên các tiêu chí về mặt định tính và định lượng.
1.4.4.1. Đối với công tác nhận diện, phân loại, đo lường nợ xấu
Các NHTM nhận diện nợ xấu thông qua các chỉ tiêu định tính (dựa vào mức độ nghi ngờ về khả năng trả nợ) và chỉ tiêu định lượng (dựa vào thời gian quá hạn của khoản nợ - số ngày chậm trả nợ gốc và/hoặc lãi) hoặc có thể kết hợp giữa định tính và định lượng.
Theo chỉ tiêu định tính, ngân hàng nhận diện nợ xấu thông qua việc đánh giá khả năng tài chính, lịch sử vay nợ của khách hàng và các thông tin liên quan khác nhằm dự báo khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn. Việc nhận diện nợ xấu theo các chỉ tiêu định tính thường phức tạp do phụ thuộc rất lớn vào nguồn thông tin, độ
tin cậy của dữ liệu, phương pháp và nội dung đánh giá. Để nhận diện nợ xấu theo chỉ tiêu định tính (xác định nguy cơ không trả được nợ của khách hàng) ngân hàng căn cứ vào nguồn thông tin mà khách hàng cung cấp và do ngân hàng tự thu thập được để đánh giá khoản nợ.
Theo tiêu chí định lượng: Việc nhận diện nợ xấu chỉ được đánh giá bằng việc số ngày chậm trả nợ (gốc và/hoặc lãi), dựa vào số ngày chậm trả nợ có thể xếp nợ thành các nhóm nợ từ đó có thể nhận diện khoản nợ là nợ quá hạn hay nợ xấu. Tuy nhiên, nhiện diện nợ xấu theo hình thức này thường chưa đủ độ chính xác, mới chỉ nhận diện được nợ xấu trên sổ sách, do trên thực tế có nhiều khoản nợ chưa quá hạn nhưng chất lượng khoản nợ đã suy giảm, tiềm ẩn nhiều khả năng không thu hồi được nợ.
Để đánh giá được hiệu quả công tác nhận diện, đo lường nợ xấu các ngân hàng thường áp dụng cách kết hợp giữa định lượng và định tính, và nhận diện kịp thời theo tần suất thời gian định kỳ hàng quý/hàng năm. Việc đánh giá khoản nợ phải được thực hiện thường xuyên là theo chu kỳ tại các ngân hàng để từ đó nhận diện được sớm và chính xác nợ xấu.
Để định lượng công tác nhận diện, đo lường, phân loại nợ xấu Ngân hàng thường đánh giá thông qua các chỉ tiêu như sau:
Đầu tiên là chỉ tiêu về nợ quá hạn, nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản đầu tiên để đánh giá rủi ro tín dụng cũng như là tiêu chí đầu tiên trong quản lý nợ xấu. Nếu chỉ số này thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng tốt và quá trình quản lý nợ xấu làm giảm nợ quá hạn thì là một tín hiệu cho thấy hiệu quả quản lý cao. Nợ quá hạn được phản ánh qua 2 chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = Dư nợ quá hạn x 100 Tổng dư nợ Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn (%) = Số khách hàng có nợ quá hạn x 100 Tổng số khách hàng có dư nợ
sở hữu, nợ xấu trên vốn đầu tư,… chúng ta có thể đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng và nhìn rõ bức tranh diễn biến của nợ xấu đang tồn đọng.
Nợ xấu được phản ánh rõ nhất qua các chỉ số:
Tổng số nợ xấu: Chỉ tiêu này cho biết quy mô các khoản nợ xấu mà ngân hàng phải đối mặt nhưng chưa cho biết trong tổng số dư nợ xấu nợ không có khả năng thu hồi là bao nhiêu, nợ có khả năng thu hồi là bao nhiêu.
Tốc độ gia tăng nợ xấu: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng nợ xấu của ngân hàng là bao nhiêu? Có nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng hay không? Nếu tỷ lệ này tăng cao cho thấy ngân hàng đang đứng trước nguy cơ rủi ro tín dụng lớn và cần phải xem lại công tác quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng và ngược lại tốc độ tăng trưởng thấp cho thấy công tác quản lý rủi ro tín dụng đã phát huy được những hiệu quả nhất định.
Tốc độ gia tăng nợ xấu được xác định như sau:
Tốc độ gia tăng nợ xấu = Dư nợ xấu cuối kỳ - Dư nợ xấu đầu kỳ
x 100% Dư nợ xấu đầu kỳ
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng. Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu càng cao thì chất lượng hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng càng kém và ngược lại. Không có thước đo cụ thể để đánh giá tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu được đánh giá theo mục tiêu chính sách của từng quốc gia trong từng thời kỳ. Tại Việt Nam, hiện nay tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn hoặc bằng 3% là hoạt động tín dụng được cho là bình thường. Ngược lại nếu tỷ lệ nợ xấu lớn hơn 3% thì chất lượng hoạt động cho vay tại NHTM đang có vấn đề.
Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu = Nợ xấu/Vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ xấy trên vốn chủ sở hữu: chỉ số này giảm chứng tỏ hiệu quả quản lý nợ tốt, ngược lại nếu các chỉ số này quá cao cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng đang gặp quá nhiều rủi ro và cần rà soát kiểm tra lại.
Tỷ lệ dự phòng tổn thất tín dụng so với tổng dư nợ cho vay: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng = Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập x 100% Tổng dư nợ
Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiện nghĩa vụ tín dụng theo cam kết. Dự phòng rủi ro tín dụng bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Chỉ tiêu này nói lên sự chủ động của Ngân hàng cho các tổn thất tín dụng có thể xảy ra thông qua việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng hàng năm từ thu nhập hiện tại của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì sự chủ động của Ngân hàng khi có rủi do tín dụng xảy ra càng cao.
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với nợ xấu
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín
dụng =
Dự phòng rủi ro tín dụng
được trích lập x 100% Tổng nợ xấu
Tỷ lệ này phản ánh quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho cho các khoản nợ xấu khi chúng chuyển thành khoản nợ mất vốn. Nếu tỷ lệ này càng cao thì khả năng quỹ dự phòng rủi ro bù đắp các thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của Ngân hàng càng lớn và ngược lại.
1.4.4.2. Đối với công tác ngăn ngừa nợ xấu
Đề cập đến ngăn ngừa lý nợ xấu là nói đến việc quản lý hoạt động tín dụng, hoạt động cho vay do vậy hoạt động này cần được thể chế hóa bằng các quy chế cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên nền tảng các quy định pháp lý chung đối với hoạt động quản lý nợ xấu. Việc quản lý hiệu quả sẽ góp phần minh bạch hóa và nâng cao khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Đối với công tác ngăn ngừa nợ xấu: tiêu chí để đánh giá hiệu quả đó là việc đảm bảo sự chặt chẽ, đầy đủ và độc lập của các khâu trong quá trình quản lý. Để thực hiện hiệu quả công tác ngăn ngừa nợ xấu NHTM phải xây dựng được các quy
trình cấp tín dụng, quy trình quản lý rủi ro tín dụng và hệ thống cảnh báo nợ xấu… Việc quản lý hiệu quả sẽ góp phần minh bạch hóa và nâng cao khả năng quản lý rủi ro của ngân hàng. Quá trình quản lý nợ xấu đòi hỏi sự kết hợp của rất nhiều khâu, nhiều công đoạn trong quá trình hoạt động từ việc ban hành chính sách tín dụng, thực hiện quy trình tín dụng, kiểm tra và giám sát. Giữa các khâu phải có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, không chồng chéo, chặt chẽ và khoa học nhằm hạn chế sự xung đột lợi ích giữa các bộ phận làm giảm hiệu quả quản lý nợ xấu của ngân hàng. Do đó, để đánh giá được hiệu quả ngăn ngừa nợ xấu từ đó đánh giá được hiệu quả quản lý nợ xấu đó chính là việc đảm bảo tính chặt chẽ, đầy đủ của các quy trình quản lý, của các khâu trong mỗi quy trình.
Đảm bảo tính chính xác và kịp thời của việc ngăn ngừa nợ xấu: Công tác ngăn ngừa nợ xấu có hiệu quả sẽ góp phần giảm khối lượng gánh nặng cho các khâu tiếp theo. Tính chính xác, kịp thời là yêu cầu tối ưu của công đoạn này. Những khoản nợ có dấu hiệu bất thường cần được theo dõi và được xếp vào nhóm nợ phù hợp và có các giải pháp ngăn ngừa kịp thời. Nguồn thông tin phong phú, tin cậy, nhanh chóng là cơ sở đảm bảo thực hiện chỉ tiêu này.
1.4.4.3. Đối với công tác xử lý nợ xấu
Đối với công tác xử lý nợ xấu: tiêu chí đánh giá đó là việc lựa chọn biện pháp xử lý nợ xấu hiệu quả, linh hoạt. Việc lựa chọn biện pháp thu hồi, xử lý sẽ được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu tình hình khách hàng hiện tại nhằm hạn chế thấp nhất tổn thất cho ngân hàng. Mỗi khoản nợ xấu sẽ được nghiên cứu để tìm ra cách thức xử lý phù hợp nhất. Biện pháp xử lý được lựa chọn hiệu quả và linh hoạt khi nợ xấu được giải quyết dứt điểm, với chi phí thấp.
Một số chỉ tiêu đánh giá công tác xử lý nợ xấu như sau Tỷ lệ nợ nợ xấu được xử lý:
Tỷ lệ nợ xấu được xử lý trong năm =
Dư nợ xấu đã được xử lý trong năm x 100% Dư nợ xấu bình quân
Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả những nỗ lực và cố gắng của ngân hàng trong việc giải quyết và xử lý nợ xấu.
Tỷ lệ nợ xấu được xử lý theo từng biện pháp:
Tỷ lệ nợ xấu được xử theo biện pháp thứ i =
Dư nợ xấu đã được xử lý theo biện pháp i x 100% Tổng dư nợ xấu
Đây là chỉ tiêu phản ánh được việc xử lý nợ xấu theo từng biện pháp, các nhà quản lý Ngân hàng sẽ đánh giá được hiệu quả của từng biện pháp xử lý nợ đã được thực hiện, biện pháp xử lý nào hiệu quả hơn, biện pháp nào xử lý nhanh dứt điểm được nợ xấu…