Đây là phương pháp chủ yếu được tác giả sử dụng trong phân tích, đánh giá hoạt động công tác quản lý nợ xấu để xu hướng, diễn biến, mức độ biến động của các chỉ tiêu được phân tích. Để tiến hành được cần xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh.
Xác định số gốc để so sánh: Luận văn lấy gốc so sánh là chỉ tiêu ở kỳ trước để nghiên cứu sự biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu.
Điều kiện để so sánh được các chỉ tiêu kinh tế: Phải thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu; đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu; đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lượng, thời gian và giá trị.
Mục tiêu so sánh: Nhằm xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Mức biến động tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc. Mức độ biến động tương đối: Là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quy mô của chỉ tiêu phân tích.
Trong bài làm của mình tác giả sử dụng cả phương pháp so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối.
So sánh tuyệt đối là việc lấy hiệu số giữa chỉ tiêu kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc, xem mức độ tăng giảm của chỉ tiêu này ra sao từ đó dánh giá được hiệu quả
của chỉ têu này qua các năm. Ví dụ như việc so sánh chỉ tiêu dư nợ năm 2018 so với năm 2017 để thấy được mức độ tăng/giảm của dư nợ năm 2018 so với năm 2017.
So sánh tương đối: là tỷ lệ phần trăm chỉ tiêu cần phân tích so với chỉ tiêu gốc trong bài luận văn của mình tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh tương đối để xác cơ cấu tỷ lệ nhóm khách hàng nợ xấu theo ngành nghề, tỷ lệ nợ xấu, theo từng nhóm nợ...
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH
HÀ THÀNH
3.1. Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hà Thành (Agribank Hà Thành)
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Giới thiệu về Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành:
- Tên đơn vị: Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi Nhánh Hà Thành
- Địa chỉ : Số 75 Phương Mai – Quận Đống Đa – Hà Nội - Quá trình hình thành và phát triển của Agribank Hà Thành:
Tiền thân chi nhánh có tên gọi là Chi nhánh Chợ Mơ, là chi nhánh cấp II trực thuộc Chi nhánh Thăng Long. Bắt đầu đi vào hoạt động vào ngày 12/03/2001, Chi nhánh Agribank Chợ Mơ gồm một phòng giao dịch mang tên phòng giao dịch Kim Đồng. Ngày 12/01/2004, Chi nhánh Chợ Mơ mở thêm phòng giao dịch Trương Định theo quyết định số 31/QĐ-TCCB&ĐT của Giám Đốc Chi nhánh Agribank Thăng Long.
Theo quyết định số 1291/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 29/11/2007 của Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank Việt Nam, chi nhánh Chợ Mơ được nâng cấp thành chi nhánh cấp I mang tên Agribank Hà Thành trực thuộc Agribank Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2008 đồng thời chuyển trụ sở về số 236, phố Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
Để đứng vững, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, Agribank Hà Thành đã chủ động mở rộng mạng lưới để huy động và đáp ứng nhu cầu vay vốn tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn. Đến cuối năm 2009 chi nhánh có 5 phòng giao dịch và đang không ngừng mở rộng quy mô.
Là chi nhánh mới được nâng cấp và đi vào hoạt động kinh doanh, Agribank Hà Thành đã và đang phấn đấu, từng bước xây dựng và trưởng thành toàn diện trên
các mặt huy động nguồn vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, thu chi tiền mặt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các hoạt động khác.
Năm 2012, Chi nhánh chuyển về địa chỉ số 75 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Tại địa điểm mới chi nhánh đã mở rộng và có thêm nhiều các phòng ban chức năng và phòng giao dịch.
3.1.2. Mô hình tổ chức
Hình 3.1: Cơ cấu, tổ chức của Agribank Hà Thành
Agribank Hà Thành là đơn vị trực thuộc Agribank Việt Nam nên cũng hoạt động theo mô hình tổng công ty 90, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng, có tư cách pháp nhân, thời hạn hoạt động là 99 năm, có quyền tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh.
- Ban giám đốc.
+ Giám đốc chi nhánh điều hành mọi hoạt động của đơn vị, Giám đốc chi nhánh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật và ngân hàng cấp trên và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
+ Phó Giám đốc có trách nhiệm cố vấn tham mưu cho Giám đốc trong quá
Ban Giám đốc Phòng kế hoạch nguồn vốn Phòng kế toán ngân quỹ Phòng kinh doanh PGD số 9 Phòng hành chính nhân sự Phòng dịch vụ marke - ting Phòng thanh toán quốc tế Phòng kiểm toán nội bộ Phòng Giao dịch PGD Trương Định PGD Chợ Mơ PGD Lê Đại Hành PGD Kim Liên PGD Kim Đồng
trình quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong phạm vi cho phép được sự ủy nhiệm của Giám đốc. Phó Giám đốc có quyền thay mặt Giám đốc ra quyết định và chịu trách nhiệm pháp lý trước các quyết định đó.
Trưởng, phó phòng do Giám đốc quyết định bổ nhiệm, với quyền hạn do Giám đốc chi nhánh quyết định dựa trên quy định của Agribank.
- Phòng kế hoạch Nguồn vốn.
Bao gồm: nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ
+ Tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng quý, hàng năm đồng thời đề xuất các biện pháp để thực hiện
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức quyết toán kế hoạch quý, năm của chi nhánh. Tổng hợp xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch quý, năm trình giám đốc giao cho các đơn vị trực thuộc.
+ Xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng. Đề xuất các chính sách thu hút khách hàng nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
+ Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong nước. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế cá nhân trong nước.
+ Hướng dẫn kiểm tra theo chuyên đề kế hoạch, huy động vốn, cấp tín dụng, thông tin phòng ngừa rủi ro, tổ chức kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế theo đúng quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam. Đầu mối đề xuất triển khai các sản phẩm dịch vụ như: thẻ thanh toán, thanh toán séc du lịch, chuyển tiền nhanh…
+ Đầu mối tổ chức thực hiện các dự án uỷ thác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
+ Thực hiện nhiệm vụ tiếp thị khách hàng (kể cả khách hàng về nguồn vốn) để không ngừng mở rộng kinh doanh. Tổng hợp báo cáo thống kê định kỳ, đột xuất; báo cáo chuyên đề hằng quý, hằng năm theo quy định.
- Phòng kinh doanh
+ Có nhiệm vụ là xây dựng các kế hoạch kinh doanh, tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh.
+ Cho vay các doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân và cho vay kinh tế hộ gia đình.
+ Huy động vốn, thực hiện các dịch vụ cầm cố bảo lãnh cho các đơn vị kinh tế, xây dựng đề án và chiến lược kinh doanh hàng năm phù hợp.
+ Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn,tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
+ Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. - Phòng kế toán và ngân quỹ.
+ Tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh trong việc điều hành quản lý tài sản theo đúng chế độ quản lý tài chính, tài sản của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo điều hành của Hội đồng quản trị và ban giám đốc.
+ Làm đầu mối chi nhánh trong việc nghiên cứu khái thác công nghệ hiện đại phục vụ kinh doanh, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
+ Thực hiện chế độ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê theo pháp chế kế toán thống kê và quy định về hạch toán kế toán của NHo&PTNT Việt Nam. Tổ chức công tác thu, chi tiền mặt trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng.
+ Trực tiếp triển khai các nghiệp vụ về tài chính, kế toán, ngân quỹ để quản lý và kiểm soát nguồn vốn và sử dụng vốn, quản lý tài sản, vật tư, thu nhập, chi phí xác định kết quả hoạt động của Chi nhánh.
+ Xây dựng quyết toán kế hoạch tài chính, kế hoạch tiền lương của chi nhánh trình NHo&PTNT Việt Nam phê duyệt.
+ Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước. + Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định - Phòng hành chính và tổ chức.
+ Tư vấn pháp luật trong việc thực thi các nhiệm vụ về ký kết hợp đồng, tham gia tố tụng để giải quyết các vấn đề có liên quan đến con người và tài sản của chi nhánh theo sự uỷ quyền của giám đốc.
+ Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh. Ngoài ra còn phụ trách việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá tinh thần, thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ đối với cán bộ công nhân viên.
+ Tiếp nhận, luân chuyển giấy tờ, công văn, đi đến đúng địa chỉ, tuân thủ mọi thủ tục về quản lý hành chính văn thư, in ấn tài liệu phục vụ cho hoạt động của chi nhánh. Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh, hoàn chỉnh hồ sơ cán bộ nghỉ chế độ theo quy định chung của nhà nước và của ngân hàng.
+ Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, công tác thông tin tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị theo chỉ đạo của ban giám đốc. Đề xuất bổ trợ nguồn nhân lực của chi nhánh vào các phòng hợp lý và có hiệu quả.
+ Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh.
+ Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước, tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ nhân viên được quy hoạch đào tạo.
+ Tham mưu cho ban giám đốc về kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, lao động tiền lương, thi đua khen thưởng, quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ.
+ Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua khen thưởng, công tác hậu cần trong chi nhánh.
- Phòng marketing.
+ Chịu trách nhiệm marketing tín dụng, tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng, dịch vụ và danh mục về các vấn đề liên quan.
+ Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng.
- Phòng kiểm soát nội bộ.
+ Giám sát việc chấp hành pháp luật, chấp hành các quy định của NHo&PTNT Việt Nam. Trực tiếp kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực của chi nhánh NHo&PTNT Hà Thành.
+ Kiểm toán toàn bộ hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của NHo&PTNT Hà Thành.
+ Báo cáo kịp thời với ban giám đốc, ban kiểm tra kiểm toán nội bộ kết quả kiểm tra, kiểm toán toàn nội bộ và nêu những kiến nghị khắc phục khuyết điểm còn tồn tại.
+ Làm đầu mối tiếp nhận các cuộc thanh tra, kiểm tra kiểm toán của các ngành các cấp và của thanh tra ngân hàng nhà nước với NHo&PTNT Hà Thành.
+ Xem xét trình giám đốc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến NHo&PTNT Hà Thành trong phạm vi quyền hạn và chức năng quy định.
3.1.3. Tình hình hoạt động của Agribank Hà Thành trong thời gian qua
Năm 2018, tiếp tục ghi nhận những nỗ lực của Agribank trong phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, phát triển mạnh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử, đa dạng hóa các kênh cung ứng sản phẩm dịch vụ, góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng tại Việt Nam.
Agribank chi nhánh Hà Thành đã tổ chức triển khai các giải pháp theo kế hoạch triển khai tại Đề án chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ giai đoạn 2016 - 2020, hướng tới chuẩn mực của Ngân hàng hiện đại.
Đến 31/12/2018, thu dịch vụ toàn hệ thống tăng 22% so với năm 2017, 7/8 nhóm sản phẩm dịch vụ duy trì đà tăng trưởng. Agribank chi nhánh Hà Thành đã phát triển và gia tăng nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Mở rộng dịch vụ thu hộ, chi hộ cho các tổng công ty điện, nước, Viễn thông, các trường đại học, cao đẳng trên đa dạng các kênh phân phối. Phát triển dịch vụ thanh toán thương mại điện tử, nộp thuế điện tử trên Internet Banking; thanh toán điện tử song phương... Tiếp tục đà tăng trưởng và phát triển ổn định cả về quy mô, chất lượng dịch vụ. Cập nhật, bổ sung nhiều sản phẩm, tiện ích, chức năng mới thuộc Dự án EMV, triển khai nhiều cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển POS.
Tiếp tục liên kết với các tổ chức kinh tế, kết hợp bán chéo sản phẩm, cung cấp sản phẩm dịch vụ, tiện ích đa dạng đến khách hàng. Sản phẩm dịch vụ được phát triển trên các kênh phân phối truyền đồng thời mở rộng tính năng, tiện ích dịch vụ trên các kênh phân phối hiện đại (ATM, Mobile Banking, Internet Banking).
Hoạt động tín dụng của Agribank Hà Thành:
Bảng 3.1: Diễn biến tình hình cho vay năm 2016- 2018
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Số tiền Số tiền So sánh 2016/2017 Số tiền So sánh 2017/2018 Tăng/giảm ± % Tăng/giảm ± % Cho vay 2.073 2.389 +316 +15 2.954 +565 +23,65 Thu nợ 1.168 1.325 +157 +13,33 1.592 +267 +20,15 Tổng dư nợ 3.131 3.514 +383 +12,22 4.046 +532 +15,13
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh)
Số liệu trong bảng trên cho thấy quy mô cho vay của chi nhánh trong các giai đoạn 2016 – 2018 có tăng lên về doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ: Doanh số cho vay năm 2017 so với năm 2016 tăng thêm 316 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 15%. Doanh số thu nợ năm 2018 tăng so với năm 2017 là 267 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng 20,15%. Và tổng dư nợ tín dụng năm này cũng tăng thêm 532 tỷ đồng so với năm 2017, với tỷ lệ tăng 15,13%.
Dư nợ tín dụng phân theo kỳ hạn:
Bảng 3.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng phân theo thời hạn
Đơn vị: Tỷ đồng
Kỳ hạn 2016 2017 2018
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 3.131 100 3.514 100 4.046 100 - Ngắn hạn 2.063 65,89 2.389 67,99 2.654 65,59 - Trung, dài hạn 1.068 34,11 1.125 32,01 1.392 34,41
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016 – 2018)
Có thể thấy cơ cấu dư nợ theo thời hạn của Agribank Hà Thành chủ yếu là dư nợ cho vay ngắn hạn, chiếm khoảng 65-67% tổng dư nợ, tỷ trọng tăng đều qua các năm. Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn luôn nằm trong giới hạn dư nợ tối đa cho
phép là 45%. Điều này phù hợp với định hướng phát triển kinh doanh của ngân hàng. Đó là do các dự án đầu tư trung, dài hạn có hiệu quả thường đem lại thu nhập cao và ổn định cho ngân hàng tuy nhiên chứa đựng nhiều rủi ro do thời hạn khoản