Một là, thay đổi tư duy và nhận thức trong tất cả các nội dung và hoạt
động quản lý cán bộ theo hướng gắn với năng lực, lấy năng lực làm trọng tâm. Muốn sản phẩm đầu ra của đào tạo cán bộ, nhân viên là những người có năng lực, có khả năng thực thi công vụ hiệu quả, đòi hỏi không chỉ quan tâm đến những yếu tố kỹ thuật trong quá trình đào tạo và bồi dưỡng mà còn phải
rất chú trọng đến thay đổi tư duy và nhận thức đối với tất cả các nội dung và hoạt động của quản lý cán bộ, từ tuyển dụng, sử dụng, đánh giá… đến trả lương đều phải theo năng lực, lấy năng lực làm trọng tâm.
Hai là, hoàn thiện đề án vị trí việc làm và khung năng lực gắn liền với
từng vị trí để làm căn cứ khoa học cho hoạt động đào tạo và bồi dưỡng. Xác định vị trí việc làm đóng vai trò quan trọng đối với đào tạo và bồi dưỡng theo năng lực, vì đây là cơ sở để xây dựng được bản mô tả công việc và khung năng lực của người thực hiện công việc gắn liền với vị trí việc làm đó.
Ba là, cần phải xác định đúng nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng làm cơ sở để
xây dựng và thực hiện đào tạo bồi dưỡng theo năng lực. Có được vị trí việc làm, khung năng lực và tiến hành các khóa đào tạo bồi dưỡng có sẵn chưa hẳn đã giúp CBCNV hình thành được những năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu công việc nếu như các chương trình và nội dung đào tạo bồi dưỡng đó không gắn với năng lực cần thiết cho công việc, không xuất phát từ nhu cầu đào tạo bồi dưỡng của CBCNV. Vì vậy, xác định được nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của đào tạo và bồi dưỡng theo năng lực.
Bốn là, đổi mới các chương trình, nội dung đào tạo và bồi dưỡng theo
hướng gắn với năng lực nhằm nâng cao năng lực của nhân viên. Khác với nhiều chương trình, nội dung học chỉ mang tính “phổ biến kiến thức”, chương trình, nội dung đào tạo và bồi dưỡng gắn với năng lực được xây dựng căn cứ vào nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của nhân viên tức là nhu cầu được bổ sung, hoàn thiện về kiến thức và kỹ năng cũng như hành vi cần thiết để họ thực hiện tốt công việc được giao.
Năm là, nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên, đổi mới phương
pháp giảng dạy nhằm tăng cường sự chủ động trong học tập từ phía học viên. Đội ngũ giảng viên không chỉ am hiểu lý thuyết mà còn phải hiểu biết thực tiễn, thông thạo kỹ năng mà người học cần để đáp ứng được yêu cầu hình thành năng lực cho người học chứ không chỉ là truyền đạt lý thuyết