10. Cấu trúc luận văn
3.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện để thực hiện hoạt
giáo dục kỹ năng sống
3.2.6.1. Mục tiêu
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống ngoài những hoạt động được tổ chức tại lớp, tại sân trường còn có những hoạt động khác như tham quan, dã ngoại, cắm trại, các hoạt động về môi trường, ATGT, dân số kế hoạch hoá, phòng chống các tệ nạn xã hội, hoà bình và hữu nghị, văn nghệ, thể dục thể thao... Để tổ chức những hoạt động trên không chỉ cần con người mà cơ sở vật chất và tài chính là rất quan trọng.
3.2.6.2. Nội dung
Các thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống hết sức đa dạng, phong phú vì nó liên quan đến nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Bất kỳ một hoạt động nào muốn thực hiện được cũng cần phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết thì mới đạt được kết quả như mong muốn. Đối với những hoạt động phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh như biểu diễn nghệ thuật, hứng thú khoa học,... thì rất cần phải có các phòng để thực hành, sân bãi đủ cho hoạt động, phải có đầu video, máy chiếu, màn hình, âm li, loa đài, trống các loại, tranh ảnh có liên quan đến các chủ điểm giáo dục, các biểu bảng, sơ đồ, bản đồ, giấy, bút màu, các đồ dùng để vui chơi. Phòng đọc thư viện cũng cần diện tích rộng rãi, tài liệu phong phú, đa dạng để đáp ứng lượng học sinh đến đọc, khai thác thông tin,....
3.2.6.3. Cách tiến hành
Để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống, Hiệu trưởng phải xây dựng và tổ chức thực hiện một kế hoạch dài hạn về tăng cường cơ sở vật chất, xác định rõ nguồn kinh phí hỗ trợ, nguồn trang thiết bị hỗ trợ. Ngoài ra nhà trường cần trích một phần kinh phí trong
ngân sách dành cho việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống.
Khắc phục tình trạng thiếu cơ sở vật chất trước mắt nhà trường cần có kế hoạch tu sửa trang thiết bị, duy trì, bảo dưỡng và sử dụng có hiệu quả các điều kiện cơ sở vật chất đã có; khuyến khích, động viên học sinh tìm tòi, tự tạo ra những trang thiết bị, phương tiện đơn giản phục vụ cho hoạt động phù hợp với điều kiện, khả năng của lớp, của trường, phù hợp với địa phương. Đây cũng là cách làm rất có tác dụng nhằm phát triển ở học sinh khả năng sáng tạo và ý thức trách nhiệm đối với hoạt động chung của tập thể.
Tích cực tham gia công tác XHH giáo dục, tham mưu với chính quyền địa phương để mở rộng diện tích khuôn viên trường, có sân chơi, bãi tập, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Tuyên truyền và vận động PHHS tranh thủ sự ủng hộ để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị như đầu tư cho thư viện trường học, mua sắm bàn ghế, máy vi tính, máy chiếu, đàn, micrô,.. cho các lớp học, các phòng đa năng.
Phát động phong trào làm kế hoạch nhỏ trong toàn trường để gây quỹ. Yêu cầu TPT Đội có kế hoạch mua sắm, bổ sung, sửa chữa trang thiết bị và nhu cầu về tài chính cho các loại hình hoạt động để nhà trường chủ động trong việc chuẩn bị và phân bổ kinh phí cho phù hợp.
Có kế hoạch cụ thể khi tổ chức các hoạt động có liên quan đến các ban ngành đoàn thể để tranh thủ sự hỗ trợ về phương tiện, nội dung và kinh phí.