Một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở lê quý đôn quận cầu giấy thành phố hà nội thông qua hoạt động của đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh​ (Trang 71 - 80)

10. Cấu trúc luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt

động Đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường trung học cơ sở

3.2.1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức, phương pháp giáo dục kỹ năng sống

thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh cho giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đội và các lực lượng tham gia

3.2.1.1. Mục tiêu

Vốn nhân lực là yếu tố thành công của mỗi hoạt động, bởi vậy việc xây dựng đội ngũ là một trong những biện pháp đặc biệt quan trọng. Với

đặc trưng riêng khác với hoạt động dạy trên lớp, người thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống và tổ chức hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh cần có một số phẩm chất sẵn có thuộc về năng khiếu bẩm sinh. Chính vì vậy, cần lựa chọn người có đủ phẩm chất tối thiểu để phụ trách mảng hoạt động này của trường.

3.2.1.2. Nội dung

Người thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống và tổ chức hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh cho học sinh ở cấp trường hay ở lớp, người đó có thể là cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm hoặc học sinh đều cần có một số tiêu chuẩn sau:

- Năng lực tổ chức. - Hình thức khá.

- Khả năng diễn đạt tốt. - Yêu thích hoạt động.

- Tâm huyết, yêu quí trẻ, khoan dung, dễ gần. - Thói quen làm việc có trách nhiệm.

- Có sức khỏe.

- Tính linh hoạt, thích ứng với tình huống mới. - Sáng tạo và đổi mới.

Đặc biệt có khả năng huy động các lực lượng tham gia hoạt động. Chọn người tiêu chuẩn như vậy trong thực tế rất khó, khó hơn nhiều chọn giáo viên dạy giỏi hay học sinh giỏi. Một trong những cách thức đào tạo nguồn nhân lực là tổ chức tập huấn. Trong thực tế việc đào tạo ở trường Đại học, Cao đẳng, sinh viên chưa được tham gia các hoạt động của trường phổ thông nhiều, nên kinh nghiệm tổ chức các hoạt động còn hạn chế. Trong khi đó các trường phổ thông hiện nay hoạt động còn hình thức đơn điệu, chưa hiệu quả, nên không có môi trường để giáo viên học cách thức tổ chức. Do đó phải bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ cốt cán về giáo dục kỹ năng sống và tổ chức

hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh để họ cập nhật kiến thức mới, phát triển một số kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức và qua đó chính họ được phát triển, từ đó yêu thích công việc của mình, đồng thời đáp ứng được yêu cầu đổi mới.

Thành đoàn Hà Nội có Cung thiếu nhi Hà Nội và trường Lê Duẩn là 2 nơi phục vụ cho công tác Đội và phong trào thiếu nhi Thủ đô. Hằng năm, trường Lê Duẩn thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn kỹ năng đội ngũ giáo viên TPT Đội cho 100 % giáo viên TPT trên toàn thành phố, định kỳ tổ chức các lớp tập huấn Cán bộ Đội, Ban chỉ huy Liên chi đội, thành lập Câu lạc bộ phụ trách thiếu nhi do đồng chí Chủ tịch Hội đồng Đội thành phố là chủ nhiệm Câu lạc bộ, dịp hè có các lớp tập huấn kỹ năng hướng dẫn sinh hoạt hè, tổ chức các hoạt động thiếu nhi cho đối tượng phụ trách thiếu nhi trên địa bàn dân cư.

Về hình thức tổ chức tập huấn tại mỗi liên đội, có thể lãnh đạo nhà trường chọn người có năng lực phổ biến cho các giáo viên, học sinh có tiềm năng, sau đó giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp, cán bộ Đội lại tiếp tục nhân lên cho các học sinh khác. Công tác tập huấn đòi hỏi phải thực hiện nhiều công việc như:

- Biên soạn tài liệu. - Cung cấp tài liệu

- Mời tham gia các hội thảo, tập huấn của các cấp cao hơn. - Giao lưu học hỏi các mô hình tốt.

- Tổ chức nhiều hình thức đào tạo tại chỗ có thể ở tại trường hoặc hình thức dã ngoại.

- Mạnh dạn giao nhiệm vụ có sự giám sát kiểm tra.

Bên cạnh việc tổ chức tập huấn để nâng cao năng lực cho chủ thể tham gia vào công tác giáo dục kỹ năng sống và tổ chức hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh, vấn đề tiếp theo cũng không kém phần quan trọng là tạo động lực

làm việc cho đội ngũ này. Muốn vậy, cần phân công cụ thể, động viên, khen thưởng kịp thời đối với họ. Muốn chọn được người “tài” bên cạnh việc động viên bằng tinh thần cần có sự hỗ trợ về vật chất tùy theo điều kiện của trường, lớp. Cần có sự phân công cụ thể, giao trách nhiệm, chịu trách nhiệm trả thù lao với yêu cầu cao. Đây cũng được coi là biện pháp tích cực để nâng cao trách nhiệm và sự nhiệt tình của giáo viên và học sinh tham gia giáo dục kỹ năng sống và tổ chức hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh có hiệu quả.

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh là hoạt động mang yếu tố “động”, bởi vậy người tổ chức hoạt động phải luôn trau dồi về các mặt, vấn đề cốt lõi là phải ý thức được trách nhiệm và yêu cầu công việc để đáp ứng với xu thế phát triển.

Trong nhà trường, việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về vị trí, vai trò, tác dụng của hoạt động giáo dục kỹ năng sống là rất quan trọng. Bởi nếu có nhận thức đúng thì giáo viên sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và sẽ là tuyên truyền viên, vận động các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường cùng phối hợp tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Ở trường Tiểu học, hoạt động giáo dục kỹ năng sống rất quan trọng, giúp học sinh rèn luyện các phẩm chất nhân cách cần thiết. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống chỉ có hiệu quả tốt khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Như vậy, chúng ta thấy trong việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống không thể thiếu được vai trò của gia đình. Vì thế việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho các bậc phụ huynh là việc làm cần thiết. Khi đã có nhận thức đúng vị trí, vai trò, tác dụng của hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với quá trình giáo dục toàn diện học sinh; thấy được sự cần thiết phải tổ chức tốt hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường thì các lực lượng sẽ ủng hộ, sẵn sàng đóng góp, huy động nguồn lực và phối hợp tham gia và tổ chức hoạt động này đạt kết quả tốt.

3.2.1.3. Cách tiến hành

* Đối với đội ngũ giáo viên

- Tổ chức học tập đầy đủ, nghiêm túc nội dung chương trình hoạt động giáo dục kỹ năng sống do Bộ GD&ĐT tạo quy định cho tất cả giáo viên, để giáo viên hiểu trách nhiệm của họ trong hoạt động này.

- Tổ chức cho giáo viên được tham gia các buổi báo cáo tình hình thời sự trong và ngoài nước, tình hình địa phương, chính trị để giúp giáo viên nắm rõ hơn yêu cầu đổi mới của đất nước, hiểu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước cần những con người phát triển toàn diện mà hoạt động giáo dục kỹ năng sống góp phần tạo nên những con người đó.

- Tổ chức Hội thảo chuyên đề về hoạt động giáo dục kỹ năng sống, về ý nghĩa, vai trò và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá về các vấn đề đạo đức, pháp luật, dân số, môi trường, ATGT, sức khoẻ sinh sản vị thành niên; tham gia giao lưu, học hỏi kinh nghiệm ở những trường tiêu biểu, giúp giáo viên có thêm kiến thức khác ngoài xã hội và kỹ năng tổ chức hoạt động.

* Đối với giáo viên chủ nhiệm

Trên thực tế cho thấy, hầu hết các giờ sinh hoạt lớp giáo viên chủ nhiệm chú trọng nhiều đến kỉ luật của học sinh. Thực tế việc duy trì nền nếp là quan trọng tuy nhiên nhiều giáo viên chủ nhiệm đã vô tình biến giờ sinh hoạt lớp thành giờ trách phạt với không khí không vui vẻ. Bên cạnh đó lại có một số giáo viên chủ nhiệm lại chưa nhiệt tình bám sát lớp cho nên giờ sinh hoạt chỉ tiến hành với nội dung sơ sài, đơn điệu chứ chưa tiến hành lồng ghép hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Do đó, Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên chủ nhiệm xây dựng và báo cáo kế hoạch hoạt động; tổ chức hội thi "Giáo viên chủ nhiệm giỏi" để giáo viên chủ nhiệm học tập kinh nghiệm lẫn nhau về kỹ năng tham mưu và tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Một là, Hiệu trưởng cần yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải nắm chắc

kế hoạch của nhà trường về tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống để lập kế hoạch hoạt động cho lớp mình. Có bản kế hoạch trong tay giáo viên chủ nhiệm phải chủ động hơn trong việc cụ thể hoá chương trình hoạt động giáo dục kỹ năng sống của lớp mình. Giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững các điểm sau:

- Những nội dung hoạt động của chủ điểm. - Biện pháp thực hiện những nội dung đó.

- Các lực lượng tham gia để có sự chuẩn bị phối hợp cùng nhau. - Bố trí thời gian cho hoạt động.

Hai là, Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên chủ nhiệm thường xuyên bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ hội đồng tự quản có khả năng điều khiển các hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Như vậy, để bồi dưỡng đội ngũ này, giáo viên chủ nhiệm cần phải lưu ý:

- Làm cho các em ý thức được vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống.

- Giới thiệu với các em toàn bộ kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống để các em nắm được. Trên cơ sở đó tổ chức thảo luận trong Hội đồng tự quản để thống nhất thực hiện.

- Tổ chức cho các em làm thử việc điều khiển hoạt động với sự giúp đỡ và cố vấn của giáo viên chủ nhiệm.

- Đặc biệt cho các em luân phiên đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau trong quá trình tổ chức hoạt động.

- Theo dõi, uốn nắn, giúp các em điều chỉnh các kỹ năng điều khiển hoạt động của tập thể.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của các em.

- Có hình thức động viên, khích lệ để các em tự tin và vượt qua những khó khăn, những vấp váp trong quá trình điều khiển hoạt động.

sinh cùng thiết kế các hoạt động của các chủ điểm giáo dục. Đây là nhiệm vụ mà giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện thường xuyên, giống như soạn giáo án của giáo viên bộ môn chuyên. Chủ động thiết kế các nội dung thì mới có cơ sở thực hiện đầy đủ, tránh việc tổ chức tùy tiện. Giáo viên chủ nhiệm cần phải có sự trao đổi của đồng nghiệp, tham khảo tài liệu, thảo luận với học sinh để khai thác và phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động của học sinh.

Bốn là, Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên chủ nhiệm thể hiện rõ sự phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường ở mỗi hoạt động. Giáo viên chủ nhiệm với tư cách là người tham mưu, người tổ chức để các lực lượng này cùng tham gia vào quy trình hoạt động của học sinh.

- Thống nhất mục đích yêu cầu, nội dung và những điều kiện tổ chức thành công hoạt động.

- Đưa ra những đề nghị cụ thể cho mỗi lực lượng.

- Tuỳ theo từng nội dung và hình thức hoạt động mà mời họ tham gia cùng học sinh.

Năm là, Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải đánh giá và hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả hoạt động khi kết thúc mỗi chủ điểm. Giáo viên chủ nhiệm cần phải phát triển ở học sinh khả năng tự đánh giá một cách khách quan, trung thực và công khai. Đánh giá kết quả của hoạt động phải mở hướng cho học sinh thấy được những điểm cần nỗ lực hơn nữa. Trong quá trình đánh giá giáo viên chủ nhiệm cần xác định rõ mục tiêu của đánh giá, nội dung đánh giá, hình thức đánh giá; tổ chức cho học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau; sau đánh giá phải đề xuất được những kiến nghị mang tính chất giải pháp để tiếp tục giải quyết những tồn tại của hoạt động.

* Đối với Tổng phụ trách đội

- Tổ chức hoạt động phải tính đến khả năng của từng khối, lớp và các điều kiện để thực hiện. Trong cùng một hoạt động nhưng yêu cầu giáo dục ở các khối lớp khác nhau là khác nhau, do đó nội dung và hình thức hoạt động

cũng khác nhau.

- Tổ chức hoạt động phải tính đến sự cân đối về mặt thời gian để không bị chồng chéo giữa các hoạt động khác nhau của trường.

- Trong quá trình theo dõi việc thực hiện kế hoạch hoạt động của các khối lớp, TPT Đội phải có ý kiến thiết thực, giúp cho giáo viên chủ nhiệm kịp thời điều chỉnh. Giúp BGH lựa chọn, bố trí giáo viên làm chủ nhiệm lớp, đề xuất với nhà trường đầu tư, hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống; tham mưu cho nhà trường trong việc xem xét, khen thưởng giáo viên có thành tích trong các hoạt động. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với BGH trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động. Cụ thể:

- Tổ chức, xây dựng chương trình hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh lồng ghép với hoạt động giáo dục kỹ năng sống của từng khối.

- Xây dựng kế hoạch cho hoạt động hoạt động bắt buộc trong từng tuần, tháng của các khối.

- Xây dựng kế hoạch cho các hoạt động đặc biệt, hoạt động theo các chuyên đề, kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm học.

Có kế hoạch tổ chức tập huấn cho cán sự lớp, cán bộ Đội về kỹ năng làm công tác tự quản như tổ chức, điều khiển, kiểm tra đôn đốc.

Tại các buổi chào cờ đầu tuần sau phần tổng kết và nêu nhiệm vụ trọng tâm của thời gian tới, giáo viên TPT Đội phải lên kế hoạch cụ thể giao cho các lớp lần lượt tham gia điều khiển, tổ chức nội dung tiếp theo của buổi chào cờ như tổ chức một số trò chơi, kể chuyện, trao đổi về một nội dung hay của báo họa mi, báo nhi đồng, báo TNTP, diễn một tiểu phẩm nhỏ có nội dung giáo dục về ATGT, trao đổi về một sáng kiến hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh... phần trang trí khánh tiết cũng giao cụ thể cho các học sinh có khả năng cùng chuẩn bị, thậm chí có thể giao cho cả những kem chậm tiến, chưa ngoan vì có thể các em sẽ thấy mình cũng có ích, được coi trọng bỏ qua mặc cảm mà phấn đấu vươn lên. Một trong những hình thức để phát huy vai trò

chủ thể của học sinh là giáo viên để các kem chủ động thiết kế hoạt động, tổ chức hoạt động với sự giám sát và cố vấn của giáo viên.

Kết hợp cùng BGH tăng cường kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp, công tác Đoàn, Đội thông qua dự giờ thăm lớp, nghe báo cáo kết quả hoạt động, kiểm tra giáo án, sổ sách. Phải thực hiện nghiêm túc giao ban, báo cáo định kỳ với BGH.

* Đối với phụ huynh học sinh

- Tuyên truyền để PHHS được vai trò của hoạt động giáo dục kỹ năng sống với sự hình thành và phát triển nhân cách của các em, rèn luyện tính tích cực thông qua truyền thông, họp phụ huynh. Việc tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng sống không ảnh hưởng gì đến học tập văn hoá mà còn hỗ trợ đắc lực cho các môn học.

- Mời PHHS tham gia các hoạt động để biết được con em của họ sẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở lê quý đôn quận cầu giấy thành phố hà nội thông qua hoạt động của đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh​ (Trang 71 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)