Sử dụng các nguồn lực phục vụ giáo dục kỹ năng sống trong và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở lê quý đôn quận cầu giấy thành phố hà nội thông qua hoạt động của đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh​ (Trang 83 - 86)

10. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Sử dụng các nguồn lực phục vụ giáo dục kỹ năng sống trong và

ngoài nhà trường

3.2.3.1. Mục tiêu

Khác với hoạt động dạy học trên lớp, hoạt động giáo dục kỹ năng sống đa dạng phong phú về nội dung và hình thức, trong một số lĩnh vực hoạt động (văn nghệ, các môn thể thao ...) người giáo viên tổ chức hoặc giúp học sinh tổ chức hoạt động nhưng không được đào tạo bài bản và đôi khi năng lực hạn chế về lĩnh vực phải tổ chức hoạt động. Nhà trường phải phối hợp các lực lượng xã hội, đặc biệt là cha mẹ học sinh, một lực lượng đầy tiềm năng và có quan hệ với nhà trường trong tổ chức các hoạt động giáo dục. Qua phối hợp, các lực lượng xã hội hỗ trợ nhà trường về phương tiện, cơ sở vật chất, tài chính để tổ chức hoạt động.

3.2.3.2. Nội dung

Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt hoạt động giáo dục kỹ năng sông chính là thực hiện XHH giáo dục. Điều 12, Luật giáo dục đã nêu: "Mọi tổ chức, gia đình và công dân đều có trách

nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn". Như

vậy, sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường sẽ tạo nên môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh. Đây cũng là đòi hỏi tất yếu khi nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh.

Bản chất của sự phối hợp đó là đạt được sự thống nhất về mục tiêu giáo dục của hoạt động cũng như về nội dung, hình thức và các điều kiện cho hoạt động. Do đó, khẳng định rằng sự phối hợp này là rất cần thiết cho cả người lớn và cho chính HS. Nhờ sự thống nhất phối hợp trong tổ chức

hoạt động giáo dục kỹ năng sống mà học sinh tích luỹ được nhanh chóng các kinh nghiệm ứng xử đúng đắn trong các tình huống khác nhau, giúp các em hình thành được quan điểm, niềm tin và tình cảm một cách thuận lợi, củng cố thêm ý chí của chúng. Và cũng nhờ sự phối hợp này người lớn hiểu trẻ em hơn, cùng chia sẻ và động viên các em trong quá trình học tập và rèn luyện hàng ngày.

3.2.3.3. Cách tiến hành

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cùng với hoạt động dạy học là một quá trình sư phạm thống nhất nhằm hình thành phát triển nhân cách học sinh vì vậy nhà quản lý cần phải thống nhất một số quan điểm nhận thức sau tới các lực lượng giáo dục:

- Hoạt động giáo dục kỹ năng sống phải có sự chỉ đạo của một Ban điều hành. Đấy là một tập hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để chỉ đạo thực hiện chương trình hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Dưới sự chỉ đạo của Ban điều hành, giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đã được thống nhất trong toàn Hội đồng sư phạm. Các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường có trách nhiệm phối hợp thực hiện.

- Trong các hoạt động giáo dục kỹ năng sống phải luôn đề cao, phát huy vai trò chủ thể của học sinh và tập thể học sinh, tạo mọi điều kiện để các em phát huy tính tích cực của mình. Bởi vì chỉ có thông qua hoạt động mới là điều kiện tốt để học sinh được thể hiện khả năng, nhu cầu, hứng thú của mình và là dịp để các em rèn luyện các kỹ năng tổ chức hoạt động.

- Trước hết, nhà quản lý cần phải xác định thành phần lực lượng giáo dục tham gia phối hợp, vai trò của từng lực lượng đó.

- Lực lượng giáo dục phối hợp chỉ đạo thực hiện chương trình hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường bao gồm: BGH, TPT Đội (cán bộ Đoàn - Đội), giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổ chức đoàn thể, Hội cha mẹ học sinh. Mỗi thành phần lực lượng giáo dục có vai trò và nhiệm vụ

cụ thể. Tuy nhiên, hoạt động của từng lực lượng giáo dục không phải là độc lập mà được thể hiện trong sự phối hợp với nhau theo một cơ chế chặt chẽ.

- Giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đoàn - Đội là người trực tiếp tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động của học sinh. Ban chấp hành chi Đoàn, TPT Đội trực tiếp phụ trách từng mảng hoạt động, là nòng cốt hướng dẫn HS hoạt động. Hội đồng tự quản, cán bộ Đội có trách nhiệm tổ chức mọi hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên giáo viên TPT Đội.

- BGH (có thể là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng) giữ cương vị là trưởng ban điều hành. Nhiệm vụ của trưởng ban là: xây dựng phương hướng chỉ đạo việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục kỹ năng sống theo một kế hoạch thống nhất. Phương hướng này bao gồm cả về nội dung, phương thức tổ chức, trong đó đặc biệt là sự phối hợp của các lực lượng giáo dục để thực hiện có hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Trên cơ sở phương hướng này, giáo viên TPT Đội phải thiết kế bản kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Chỉ đạo và theo dõi việc thực hiện kế hoạch đó, đôn đốc và tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt kế hoạch. Bên cạnh đó phải tham mưu cho ban chỉ đạo thực hiện chương trình hoạt động giáo dục kỹ năng sống về cách thức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm động viên, phát huy khả năng của họ vào quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống.

- Giáo viên TPT Đội là phó ban điều hành phải trực tiếp chỉ huy các tập thể lớp thực hiện kế hoạch tuần, tháng, học kỳ và năm học. Đồng thời phải giúp đỡ các lớp còn vướng mắc về nội dung và hình thức hoạt động.

- Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng, phải chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi kế hoạch hoạt động của lớp mình phụ trách. Đồng thời phải phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên chủ nhiệm cùng với khối chủ nhiệm tăng cường sinh hoạt khối, trao đổi, thống

nhất nội dung sinh hoạt theo chủ đề tháng; tổ chức các buổi sinh hoạt mẫu theo khối để học tập kinh nghiệm, bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động cho giáo viên và học sinh.

- Hội cha mẹ học sinh cùng tham gia phối hợp với nhà trường trong việc tư vấn về nội dung hoạt động hay hỗ trợ về vật chất, tinh thần.

- Các chi hội cha mẹ học sinh ở các lớp là thành phần tích cực trong việc giúp đỡ và tư vấn cho giáo viên chủ nhiệm tổ chức tốt các hoạt động. Thường xuyên liên lạc với nhà trường (đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm) để nắm bắt được thông tin, phối hợp cùng giáo dục và chăm sóc học sinh, đặc biệt là các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn...

- Các tổ chức đoàn thể trong trường như Đoàn thanh niên, công đoàn,... có nhiệm vụ giúp đỡ, động viên các thành viên của mình tích cực thực hiện tốt kế hoạch hoạt động mà nhà trường đã xây dựng. Chẳng hạn như hỗ trợ về chuẩn bị tài liệu, trang thiết bị, trang trí, khánh tiết, bảo đảm trật tự an ninh cho các hội thi,...

- Các tổ chức đoàn thể ngoài nhà trường như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh,... các cấp có thể tham gia vào việc tổ chức các hoạt động trên địa bàn dân cư theo từng chủ điểm giáo dục. Mỗi địa phương có truyền thống riêng, bên cạnh việc giáo dục truyền thống dân tộc nói chung cần phải giáo dục truyền thống địa phương như tham quan, chăm sóc di tích lịch sử, thăm giúp đỡ các gia đình chính sách, nghe nhân chứng lịch sử nói chuyện... Lực lượng công an tuyên truyền về an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội; các đơn vị Quân đội tuyên truyền về truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở lê quý đôn quận cầu giấy thành phố hà nội thông qua hoạt động của đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh​ (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)