Thực trạng nội dung các hoạt động hoạt động giáo dục kỹ năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở lê quý đôn quận cầu giấy thành phố hà nội thông qua hoạt động của đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh​ (Trang 46 - 49)

10. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Thực trạng nội dung các hoạt động hoạt động giáo dục kỹ năng

thể, 25% ý kiến cho rằng đó là những hoạt động vui chơi giải trí (văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, múa hát ...), 31% cho rằng đó là hoạt động ngoại khóa, chỉ có 14% ý kiến cho rằng hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh là hoạt động giáo dục.

Rõ ràng việc nhận thức về vai trò hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh và hoạt động giáo dục kỹ năng sống của cán bộ quản lý và giáo viên còn chưa cao. Từ nhận thức ấy nên việc đầu tư về nhân sự, thời gian và vật chất cũng như quan tâm đến các yếu tố có liên quan còn nhiều hạn chế. Hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên qua điều tra chưa thực sự chú trọng về vấn đề này.

2.3.2. Thực trạng nội dung các hoạt động hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh

Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý, trường THCS Lê Quý Đôn xác định rõ mục tiêu và nội dung giáo dục KNS cho HS thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh ở nhà trường dựa vào mục tiêu chung của ngành. Cụ thể mục tiêu được xác định: thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh, trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng, các giá trị và thái độ phù hợp. Từ đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống thực tiến và hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về đạo đức và trí tuệ, thể chất và tinh thần. Về nội dung, nhà trường chú trọng giáo dục các kỹ năng cơ bản cho học sinh như: năng lực thích nghi, năng lực hành động, năng lực ứng xử, năng lực tự học suốt đời; định hướng để HS: học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định. Và qua thông qua hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh, nội dung giáo dục KNS cần chú trọng các kỹ năng tiêu biểu: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác chia sẻ, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng ứng phó với các tình

huống trong cuộc sống.

Tuy nhiên, thực trạng áp dụng tại nhà trường đã thể hiện được tình hình triển khai các hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh hiện nay vẫn còn chưa đạt được mục tiêu, nội dung giáo dục nói trên. Một số GV có năng lực thiết kế tổ chức các hoạt động tập thể đã xác định đúng mục tiêu giáo dục của nhà trường đồng thời thực hiện khá đều nội dung chương trình giáo dục KNS theo kế hoạch đề ra. Nhưng bên cạnh đó, còn không ít giáo viên xác định đúng mục tiêu nhưng chưa thực hiện đúng và đầy đủ nội dung giáo dục KNS thông qua hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Lý giải nguyên nhân của thực trạng trên chủ yếu là do thiếu các hướng dẫn cụ thể cũng như các định hướng mang tính bắt buộc của ngành giáo dục. Các văn bản chủ yếu đều có lưu ý “khuyến khích các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh” song chưa có yêu cầu cụ thể, từng kỹ năng sống cần phải giáo dục, đào tạo cho học sinh. Đặc biệt trong công tác quản lý của nhà trường từ khâu xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình giáo dục KNS thông qua hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh đến khâu kiểm tra đánh giá chưa cụ thể và thường xuyên, chưa có tiêu chí rõ ràng cũng như chưa đề ra quy định về đánh giá thi đua đối với nhiệm vụ giáo dục này.

Theo đó, các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh đã có nhưng chưa lồng ghép được nhiều nội dung giáo dục KNS cho học sinh, chưa phát huy được hiệu quả đối với các hoạt động được triển khai thường niên. Đồng thời, các hoạt động đó được coi là hoạt động tập thể, chưa có những đánh giá, những quy chuẩn cụ thể để đánh giá xếp loại học sinh. Chính vì vậy, chưa thực sự khuyến khích được tất cả học sinh tham gia.

Qua điều tra nội dung các hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại trường đối với giáo viên tổng phụ trách thì có kết quả như sau:

Bảng 2.1: Thực trạng nội dung tổ chức giáo dục kỹ năng sống của giáo viên tổng phụ trách

TT Nội dung

Mức độ thực hiện

R T BT CT

SL % SL % SL % SL %

1

Thường xuyên thay đổi nội dung các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo từng chủ điểm của tháng

0 0 12 37,5 17 53,1 3 9,4

2

Mở rộng các nội dung giáo dục kỹ năng sống phù hợp với học sinh có tính thời sự

0 0 15 46,9 16 50,0 1 3,1

3

Lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các tiết sinh hoạt dưới cờ hàng tuần

0 0 15 46,9 17 53,1 0 0

4

Đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống làm một trong những tiêu chí đánh giá xếp loại học sinh

0 0 3 9,4 15 46,9 14 43,8

5

Tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống vào môn đạo đức của học sinh

0 0 18 56,3 14 43,8 0 0 Ký hiệu (R: Rất tốt; T: Tốt; BT: Bình thường; CT: Chưa tốt)

Kết quả điều tra ở bảng 2.1 cho thấy việc xây dựng nội dung của hoạt động giáo dục kỹ năng sống đã được ban giám hiệu quan tâm nhưng còn ở mức độ chưa cao. Trong các nội dung hỏi hầu hết mức độ bình thường và

chưa tốt chiếm tỉ lệ % cao. Trong việc xây dựng các nội dung mới có tính thời sự chỉ chiếm 20%, còn lại là các nội dung theo chương trình chủ điểm đã xây dựng từ đầu năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở lê quý đôn quận cầu giấy thành phố hà nội thông qua hoạt động của đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh​ (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)