Xây dựng, thực hiện kế hoạch hoạt động với nội dung và hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở lê quý đôn quận cầu giấy thành phố hà nội thông qua hoạt động của đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh​ (Trang 80 - 83)

10. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Xây dựng, thực hiện kế hoạch hoạt động với nội dung và hình

rõ ràng, phù hợp với từng đối tượng

3.2.2.1. Mục tiêu

Để tạo được hứng thú đối với học sinh trước hết là lựa chọn các hoạt động phù hợp với lứa tuổi của các em, phải có cả nội dung các môn học và kiến thức xã hội; hình thức phải hấp dẫn.

3.2.2.2. Nội dung

BGH nhà trường chỉ đạo, theo dõi sát sao việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống về cả nội dung và hình thức hoạt động đối với đội ngũ thực hiện chương trình là một nội dung quan trọng.

3.2.2.3. Cách tiến hành

Đối với tiết sinh hoạt hội đồng tự quản

- Sơ kết tuần, phát động thi đua, phổ biến công việc.

- Sinh hoạt theo chủ điểm: văn nghệ, trò chơi, đố vui, sinh hoạt theo các CLB, trao đổi về các vấn đề mà học sinh quan tâm...

- Sinh hoạt Đội, sao nhi đồng.

- Sơ kết thi đua, phổ biến kế hoạch.

- Sinh hoạt theo chủ đề, văn nghệ, giao lưu, toạ đàm

Đối với chương trình hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Khi có bản kế hoạch chung trong tay, Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên chủ nhiệm thiết kế các hoạt động theo kế hoạch hướng dẫn của nhà trường để đạt được mục tiêu giáo dục của từng chủ điểm, lựa chọn nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với khả năng của học sinh trong lớp mình.

Hoạt động tự chọn

Phần giáo dục ngoài giờ tự chọn được bố trí trong chương trình giúp nhà trường có thêm những hình thức hoạt động phù hợp với điều kiện nhà trường, phù hợp với khả năng, hứng thú của học sinh và điều quan trọng là dựa trên sự tự nguyện, tự giác của các em. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên TPT Đội khi xây dựng kế hoạch cho các hoạt động GDNGLL tự chọn cần lưu ý các vấn đề sau:

- Nội dung tự chọn thuộc lĩnh vực văn hoá, khoa học, tự nhiên xã hội, kỹ thuật phải nhằm tìm hiểu sâu hơn kiến thức trong SGK của các môn học như Toán, tiếng Việt, Lịch Sử, Địa lý... hoặc có tác dụng giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển sở thích, năng khiếu của các em. Những mô hình hoạt động cần được quan tâm hơn nữa.

- Chú ý xây dựng kế hoạch cho các hoạt động như tham quan khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; di sản văn hoá của địa phương, một số làng nghề truyền thống trong địa bàn thành phố; tổ chức cắm trại; tổ chức sinh hoạt CLB theo các chuyên đề phù hợp với lứa tuổi và hứng thú của học sinh.

- Nội dung hoạt động thể dục thể thao như: tập luyện của đội thể thao; tổ chức các cuộc thi vui; các cuộc thi đấu tài năng thể thao; các trò chơi dân gian chưa được quan tâm nhiều, mới được thực hiện ở mức độ bình thường cho nên cần được thiết kế những hoạt động này nhiều hơn nữa.

- Hình thức hoạt động có thể lựa chọn phổ biến cho các nội dung như sinh hoạt CLB; hình thức tổ chức theo đội như: đội ATGT, Vệ sinh môi trường...; hình thức thi như thi cán bộ Đội giỏi, chỉ huy Đội giỏi, phụ trách Sao giỏi, thi hùng biện, thi học sinh thanh lịch...

Tổ chức hoạt động GDNGLL tự chọn cũng giống như bắt buộc hay bất kỳ hoạt động nào khác, Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên phải nắm rõ một số bước như: xác định rõ chủ đề, mục tiêu, nội dung và kế hoạch; sau đó phổ biến, vận động, tuyên truyền để học sinh tự nguyện tham gia tìm hiểu các vấn đề học sinh thấy có khả năng và thích thú tham gia; giáo viên phân nhóm học sinh theo vấn đề muốn tìm hiểu, đối với lớp 5 có thể không nhất thiết theo nhóm mà mỗi học sinh tự tìm hiểu, tự rèn luyện kỹ năng; chọn cộng tác viên,...

Trong mỗi loại hình hoạt động, Hiệu trưởng yêu cầu và giao nhiệm vụ cho các tổ bộ môn, khối chủ nhiệm phụ trách sao cho phù hợp với chuyên môn.

Đối với hoạt động giáo dục truyền thống, kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm cần lồng ghép với chương trình hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh để các hoạt động không bị chồng chéo lên nhau. Tránh tổ chức đơn điệu, lặp đi lặp lại cùng một hình thức. Học sinh không thích hình thức mít tinh toàn trường hay viết bài dự thi.

Như vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động, Hiệu trưởng cần chỉ đạo đội ngũ giáo viên lựa chọn những nội dung, hình thức hoạt động phù hợp với tâm lý lứa tuổi và nguyện vọng của học sinh từ đó phát huy các năng lực sở trường, khả năng sáng tạo của học trò và hướng dẫn học sinh xây dựng một hoạt động cần theo một quy trình tổ chức chặt chẽ. Ngay từ đầu năm học (tháng 8), Hiệu trưởng chỉ đạo TPT Đội phải hoàn thành bản kế hoạch chương trình hoạt động giáo dục kỹ năng sống để báo cáo với Hiệu trưởng, chủ động kế hoạch phối hợp và chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trong các hoạt động bắt buộc và tự chọn. Bản kế hoạch đó phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, có tính khả thi. Đặc biệt, Hiệu trưởng cần yêu

cầu giáo viên TPT Đội lên kế hoạch cụ thể cho hoạt động hè tháng 6,7,8 bằng hình thức mở cổng trường học để tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở lê quý đôn quận cầu giấy thành phố hà nội thông qua hoạt động của đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh​ (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)