Vai trò quản lý thu BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 28)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Vai trò quản lý thu BHXH

BHXH có nội hàm rất rộng và phức tạp, bao gồm thu, chi, thực hiện các chế độ, chính sách dài hạn, ngắn hạn; đối tượng và phạm vi áp dụng rộng và liên quan đến đời sống của NLĐ làm công ăn lương; thực hiện tốt các chế độ BHXH là đảm bảo đời sống kinh tế cho NLĐ có tham gia BHXH được coi như là "đầu ra" của BHXH và thu BHXH được coi là yếu tố "đầu vào" của BHXH, trong đó quản lý thu BHXH là khâu đầu tiên trong việc xác lập mối quan hệ về BHXH giữa NLĐ, NSDLĐ và cơ quan BHXH. Mối quan hệ ấy xác định quyền và trách nhiệm của các bên; đây là mối quan hệ quan trọng hàng đầu, vì có thực hiện mối quan hệ này thì mới có cơ sở để tổ chức thu BHXH, hình thành quỹ BHXH, thực hiện chi trả các chế độ BHXH.

Mặt khác, BHXH thực hiện trên nguyên tắc tương trợ cộng đồng, lấy số đông bù số ít nên khi tham gia BHXH NLĐ sẽ được san sẻ rủi ro khi ốm

đau, thai sản, tai nạn lao động. NLĐ khi nghỉ hưu để duy trì cuộc sống, sẽ đỡ gánh nặng cho gia đình, góp phần cho từng tế bào của xã hội ổn định, bền vững là cơ sở tạo lập nên một xã hội ổn định, bền vững. Khi người dân có cuộc sống được đảm bảo, sẽ hạn chế được phân biệt đối xử, giảm bớt được sự phân cách giàu nghèo. Thông qua hoạt động BHXH, Nhà nước sẽ là trung gian đứng ra điều chỉnh thu nhập, đảm bảo hài hoà lợi ích và công bằng xã hội cho NLĐ trong mọi thành phần kinh tế. Hay nói cách khác, NLĐ sẽ được công bằng hơn về quyền lợi, khi Nhà nước thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập thông qua chính sách BHXH, nhất là trong thời điểm hiện nay thu nhập của NLĐ, nhất là khu vực lao động trực tiếp còn thấp hơn các khu vực khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)