Nội dung quản lý thu BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 40)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.5. Nội dung quản lý thu BHXH

a. Quản lý mức thu BHXH - Giai đoạn trước năm 1994

Điều lệ tạm thời về BHXH ban hành theo Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961 của Hội đồng Chính phủ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1962. Theo quy định của Điều lệ này đối tượng tham gia BHXH chỉ mới thực hiện ở phạm vi hẹp: toàn thể công nhân viên chức nhà nước ở các cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường, không phân biệt dân tộc, giới tính, quốc tịch. Việc thực hiện các chế độ BHXH dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động, theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Mức đóng góp BHXH rất thấp, NLĐ không trực tiếp đóng mà được lấy từ Ngân sách nhà nước, nên nguồn thu hạn chế. Tổng mức đóng BHXH là 4,7% tổng quỹ tiền lương, do hai ngành quản lý: Bộ nội vụ (nay là Bộ Lao động Thương binh & Xã hội) quản lý 1% thông qua hệ thống Ngân sách nhà nước; Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) quản lý 3,7%. Qua các giai đoạn phát triển của đất nước, mức đóng được điều chỉnh phù hợp với chính sách tiền lương và việc làm, theo Bảng 1.1 sau:

Bảng 1.1. Các mức đóng góp cơ bản qua từng thời kỳ

Thời kỳ Các chế độ dài hạn Các chế độ ngắn hạn 01/1961 - 09/1986 1% 3,7% 10/1986 - 02/1988 1% 5% 03/1988 - 12/1993 10% 5% (Nguồn: Tổng hợp các Nghị định của Chính phủ về BHXH) - Giai đoạn từ 01/1994 đến 12/2006

Cùng với việc đổi mới chính sách xã hội, Nhà nước cũng đồng thời thực hiện cải cách toàn diện chính sách BHXH, đánh dấu bằng việc Chính phủ ban hành Nghị định số 43/CP ngày 22/6/1994 và Nghị định số 66/CP ngày 30/9/1993, quy định tạm thời chế độ BHXH, trong đó nêu rõ quỹ BHXH

được hình thành từ nguồn đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và có sự hỗ trợ của Ngân sách nhà nước. Thời kỳ này, đối tượng tham gia BHXH được mở rộng rất nhiều, không những khu vực nhà nước mà ở các thành phần kinh tế khu vực ngoài nhà nước, các tổ chức kinh tế có sử dụng từ 10 lao động trở lên. Tổng mức đóng BHXH giai đoạn này là 20%, trong đó NLĐ là 5% tiền lương, NSDLĐ là 15% tổng quỹ tiền lương.

Năm 1995, Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995, sau đó hàng loạt Nghị định của Chính phủ được ban hành sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ BHXH. Đối tượng tham gia BHXH được tiếp tục mở rộng đến cán bộ cấp xã, các thành phần kinh tế, các tổ chức, đơn vị, cá nhân có thuê mướn và trả công cho NLĐ, có sử dụng từ 01 lao động trở lên, tức là quan hệ BHXH được xác lập trên cơ sở quan hệ lao động và tiền lương. Tổng mức đóng BHXH vẫn là 20%, nhưng có một số đối tượng đặc thù chỉ đóng 15%, cụ thể theo Bảng 1.2 sau:

Bảng 1.2: Mức đóng góp theo nhóm đối tượng

ban hành 12/CP 26/1/1995 45/CP 15/7/1995 09/CP 23/7/1998 152/CP 19/8/1999 73/CP 20/9/1999 121/CP 21/10/2003 Mức đóng 20% 20% 15% 15% 20% 20% Trong đó - NSDLĐ 15% 15% 10% 0% 15% 15% - NLĐ 5% 5% 5% 15% 5% 5% (Nguồn: Tổng hợp các Nghị định của Chính phủ về BHXH) - Giai đoạn từ 01/01/2007 trở đi

Luật BHXH được ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007, đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc thực hiện chính sách BHXH, phù hợp với thông lệ quốc tế khi Việt Nam tham gia WTO. Mức đóng BHXH là

20% được ổn định trong thời gian ngắn đến hết năm 2009, sau đó tăng dần và ổn định vào năm 2014, nhưng tỷ lệ đóng góp vào các quỹ thành phần của NLĐ, NSDLĐ có khác so với các quy định trước khi chưa có Luật BHXH. Từ ngày 01/01/2007, NLĐ chỉ đóng góp vào quỹ dài hạn (quỹ hưu trí, tử tuất); NSDLĐ, ngoài việc đóng góp vào quỹ dài hạn trên, còn phải đóng góp vào quỹ ngắn hạn, chi tiết theo các Bảng 1.3 và bảng 1.4 sau:

Bảng 1.3: Tỷ lệ đóng góp vào quỹ BHXH của NLĐ và NSDLĐ

ĐVT: % Đối tượng 01/2007 - 12/2009 01/2010 - 12/2011 01/2012 - 12/2013 Từ 01/2014 Người LĐ 5 6 7 8 Người SDLĐ 15 16 17 18 Tổng cộng 20 22 24 26

(Nguồn: Tổng hợp từ Luật BHXH, Nghị định của Chính phủ về BHXH)

Bảng 1.4: Mức đóng của NLĐ và NSDLĐ trong các quỹ thành phần

ĐVT: % Thời kỳ Chỉ tiêu 01/2007- 12/2009 01/2010- 12/2011 01/2012- 12/2013 Từ 01/2014

* Quỹ hưu trí, tử tuất 16 18 20 22

Trong đó:

NLĐ 5 6 7 8

NSDLĐ 11 12 13 14

* Quỹ ngắn hạn (NSDLĐ) 4 4 4 4

Trong đó:

- Quỹ ốm đau, thai sản: - Quỹ TNLĐ-BNN: 3 1 3 1 3 1 3 1

b. Quản lý nguồn hình thành quỹ BHXH

Nguồn thu để hình thành quỹ BHXH bao gồm: tiền đóng BHXH của NLĐ; tiền đóng BHXH của NSDLĐ; tiền hỗ trợ của Nhà nước; và tiền sinh lời từ đầu tư quỹ BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác.

Nguồn thu vào quỹ BHXH được phân chia theo ba quỹ thành phần: + Quỹ ốm đau và thai sản do NSDLĐ đóng bằng 3% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH.

+ Quỹ TNLĐ - BNN, do NSDLĐ đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH.

+ Quỹ hưu trí và tử tuất do NLĐ đóng bằng 5% và NSDLĐ đóng bằng 11%.

Như vậy, NLĐ chỉ đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; các quỹ còn lại do NSDLĐ đóng và hỗ trợ của Nhà nước, nhưng NLĐ được thụ hưởng tất cả các chế độ BHXH không phân biệt các quỹ thành phần khi phát sinh các yêu cầu về BHXH.

Hình thức quản lý nguồn thu BHXH (quỹ BHXH)

- Quản lý các quỹ thành phần được phân cấp cho BHXH tỉnh quản lý và sử dụng để trả chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hưu trí và tử tuất.

- Trong tổng số mức đóng BHXH cho NLĐ, NSDLĐ được giữ lại 2% trong 3% đóng vào quỹ ốm đau và thai sản để trả kịp thời chế độ ốm đau, thai sản cho NLĐ và thực hiện quyết toán hằng quý với cơ quan BHXH. Phần còn lại của mức đóng, NSDLĐ trực tiếp chuyển vào Kho bạc hoặc Ngân hàng, nơi BHXH mở tài khoản chuyên thu để đóng BHXH cho NLĐ.

- Tiền hỗ trợ của Nhà nước: thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH do BHXH Việt Nam thực hiện, không giao cho BHXH các địa phương.

- NLĐ đóng BHXH phải thông qua NSDLĐ và phải đóng cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu BHXH, nếu thu bằng tiền mặt thì sau 3 ngày kể từ

ngày cơ quan BHXH thu tiền đóng BHXH phải nộp vào tài khoản chuyên thu BHXH theo quy định. Hệ thống Kho bạc, Ngân hàng thực hiện chuyển tiền từ tuyến tỉnh đến tuyến tỉnh và từ tuyến tỉnh đến Trung ương theo quy định cứ 10 ngày một lần hoặc khi có số dư từ năm tỷ đồng trở lên.

c. Quản lý mức đóng và phương thức đóng BHXH - Mức đóng và phương thức đóng BHXH của NLĐ

NLĐ theo quy định tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức; NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, nếu dưới 03 tháng nhưng sau đó tiếp tục làm việc tại đơn vị cũ.

Mức đóng và phương thức đóng BHXH được quy định: hàng tháng, NLĐ đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%. Riêng NLĐ hưởng tiền lương, tiền công theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp được đóng BHXH hằng tháng, hằng quý hoặc 06 tháng một lần.

- Mức đóng và phương thức đóng BHXH của NSDLĐ

NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm: cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật; hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã; hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho NLĐ; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Mức đóng và phương thức đóng BHXH: hàng tháng NSDLĐ đóng trên quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của những NLĐ với mức 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 1% vào quỹ TNLĐ-BNN; 11% vào quỹ hưu

trí và tử tuất, từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.

Hàng tháng, chậm nhất vào ngày cuối tháng, NSDLĐ đóng BHXH trên quỹ tiền lương, tiền công của những NLĐ tham gia BHXH; đồng thời trích từ tiền lương, tiền công tháng của từng NLĐ để đóng cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

NSDLĐ là các doanh nghiệp sản xuất (nuôi, cấy, trồng trọt) thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện trả tiền lương, tiền công cho NLĐ theo mùa vụ hoặc theo chu kỳ có thể đóng BHXH theo quý hoặc 6 tháng một lần nhưng phải xuất trình phương án sản xuất và phương thức trả lương cho NLĐ để cơ quan BHXH có căn cứ thu nộp.

Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, cá nhân có thuê mướn, trả công cho NLĐ, sử dụng dưới 10 lao động có thể đóng BHXH theo quý nhưng phải đăng ký và được sự chấp thuận của cơ quan BHXH.

NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (trừ trường hợp NLĐ làm trong các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu hoặc đầu tư ra nước ngoài) đóng theo quý, 6 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc có thể đóng trước một lần theo thời hạn hợp đồng; NSDLĐ thu, nộp BHXH cho NLĐ và đăng ký phương thức đóng với cơ quan BHXH hoặc NLĐ đóng thông qua NSDLĐ mà NLĐ tham gia BHXH trước đó hoặc đóng trực tiếp tại cơ quan BHXH nơi NLĐ cư trú trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Trường hợp NLĐ được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới ngay tại nước tiếp nhận hợp đồng thì thực hiện đóng BHXH như trên hoặc truy đóng cho cơ quan BHXH sau khi về nước.

- Tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH

+ NLĐ hưởng lương theo chế độ tiền lương của Nhà nước thì tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp: chức vụ, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề (nếu có).

+ NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quy định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu chung và không cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.

+ Tiền lương, tiền công để tính đóng BHXH của người quản lý doanh nghiệp là chủ sở hữu, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng và kiểm soát viên là mức tiền lương, tiền công do Điều lệ của công ty quy định nhưng phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố.

+ Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của NLĐ trong hợp tác xã là mức tiền lương, tiền công được đại hội xã viên thông qua và phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động theo phân cấp quản lý.

+ Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của NLĐ thuộc các hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác và cá nhân là mức tiền lương, tiền công do NSDLĐ quy định nhưng phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động theo phân cấp quản lý.

+ NLĐ có tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH được tính bằng đồng Việt Nam trên cơ sở tiền lương, tiền công bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vào ngày 02 tháng 01 cho 6 tháng đầu năm, vào ngày 01 tháng 7 cho 6 tháng cuối năm. Trường hợp trùng vào ngày nghỉ mà Ngân hàng nhà nước Việt Nam chưa công bố thì được lấy tỷ giá của ngày tiếp theo liền kề.

+ NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động thuộc các công ty nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần, công ty TNHH nhà nước một thành viên

trở lên nếu áp dụng thang, bảng lương do Nhà nước quy định thì phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở tại thời điểm chuyển đổi, thực hiện chuyển xếp lương, nâng bậc hoặc chuyển ngạch lương phải đúng theo quy định của Nhà nước đối với công ty nhà nước trên cơ sở thang, bảng lương đang áp dụng và đóng BHXH trên cơ sở mức lương đó.

d. Quản lý trình tự, thủ tục tham gia BHXH

- Tham gia BHXH lần đầu:

+ NLĐ: Căn cứ hồ sơ gốc (quyết định tuyển dụng, quyết định nâng lương hoặc hợp đồng lao động...) kê khai 03 bản "Tờ khai tham gia BHXH, BHYT" (Mẫu số TK01 - TS) nộp cho NSDLĐ; trường hợp đã được cấp sổ BHXH thì không phải kê khai mà chỉ nộp sổ BHXH.

+ NSDLĐ kiểm tra, đối chiếu Tờ khai tham gia BHXH với hồ sơ gốc của từng NLĐ; ký xác nhận và phải chịu trách nhiệm về những nội dung trên Tờ khai của NLĐ. Lập 01 bản "Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN" (Mẫu D02 - TS) và bản sao quyết định thành lập hoặc chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động; trường hợp NSDLĐ là cá nhân thì nộp bản hợp đồng lao động. Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng, NSDLĐ phải nộp toàn bộ hồ sơ theo quy định của NLĐ cho cơ quan BHXH.

+ Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra số lượng, tính hợp pháp của các loại giấy tờ, đối chiếu với hồ sơ của NLĐ; ghi mã số quản lý đơn vị và từng NLĐ trên danh sách và trên Tờ khai tham gia BHXH bắt buộc (mã đơn vị và NLĐ ghi theo quy định của BHXH Việt Nam). Trường hợp hồ sơ chưa đủ, cơ quan BHXH phải hướng dẫn cụ thể để đơn vị hoàn thiện. Ký đóng dấu vào "Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN"; trong thời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phải trả lại đơn vị 01 bản Danh sách để đơn vị thực hiện đóng BHXH, cơ quan BHXH lưu 01

bản Danh sách; riêng 03 Tờ khai của NLĐ sau khi cấp sổ BHXH hoàn chỉnh thì trả lại đơn vị 02 Tờ khai cùng với sổ BHXH.

- Đang tham gia BHXH:

+ NSDLĐ: Lập danh sách theo mẫu (D02 - TS) nếu tăng; giảm lao động hoặc điều chỉnh tiền lương, mức đóng BHXH, BHYT; kèm theo hồ sơ như: Tờ khai, quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển, nghỉ việc, thôi việc hoặc hợp đồng lao động, quyết định tăng, giảm lương và thẻ BHYT (nếu có), nộp cho cơ quan BHXH trước ngày 20 của tháng. Các trường hợp tăng, giảm từ ngày 16 của tháng trở đi thì lập danh sách và thực hiện vào đầu tháng kế tiếp.

+ Cơ quan BHXH tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ; ký, đóng dấu

vào danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT; các Tờ khai (nếu có), thông báo cho đơn vị đóng BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT kịp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)