5. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Kinh nghiệm của BHXH tỉnh Thái Bình
Theo báo cáo của BHXH tỉnh Thái Bình: qua khảo sát đầu năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 3.842 đơn vị đang sử dụng 210.074 lao động, nhưng thực tế mới có 3.342 đơn vị với 140.294 lao động đóng BHXH; một số đơn vị nợ đọng BHXH kéo dài với số tiền trên 3 tỷ đồng. Kết quả công tác thu BHXH năm 2015 số thu đạt 1.967,7 tỷ đồng đạt 105.7% kế hoạch được giao
Để giải quyết vấn đề này, BHXH tỉnh đã có nhiều biện pháp thực hiện có hiệu quả, đó là: hằng năm, trên báo địa phương, Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh đều có chuyên trang, chuyên mục giải đáp chế độ, chính sách BHXH, kể cả các đài truyền thanh địa phương. Trên một số trục đường lớn, khu công nghiệp đều có pa nô, áp phích; in các tài liệu phát tay, các văn bản hướng dẫn gửi các doanh nghiệp. Thực hiện ký kết công tác phối hợp với Ban quản lý khu công nghiệp về việc đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. Trên cơ sở đó, cơ quan BHXH nắm bắt được chính xác số doanh nghiệp và lao động để có
biện pháp tích cực vận động; đồng thời phối hợp với sở LĐTB&XH và LĐLĐ tỉnh tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành để chấn chỉnh kịp thời các vi phạm; những đơn vị cố tình vi phạm thì lập Biên bản xử lý hành chính hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền can thiệp. Đối với những doanh nghiệp nợ đọng BHXH có thể sử dụng biện pháp ngừng giao dịch, không giải quyết các quyền lợi mà NLĐ được hưởng, nhờ đó mà việc đăng ký tham gia BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được chấn chỉnh và tình trạng nợ đọng BHXH cơ bản được giải quyết.