5. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Kinh nghiệm của BHXH tỉnh Hải Dương
Tính đến cuối năm 2015, tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã đạt 88% kế hoạch năm với số thu là 1.153 tỷ đồng. Tính đến hết ngày 30 tháng 09 năm 2015, BHXH tỉnh Hải Dương quản lý thu 4.911 đơn vị tham gia BHXH, BHYT bắt buộc với 186.056 lao động. Công tác khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHXH được BHXH tỉnh quan tâm, lao động tham gia BHXH năm 2015 tăng gấp 3 lần năm 1998 với số thu năm 2015 tăng gấp 14 lần năm 1998. Riêng 09 tháng đầu năm 2015 đã khai thác mở rộng được 135 đơn vị với 1.415 lao động tham gia BHXH. Hầu hết các đơn vị đã thực hiện khá tốt về thu, nộp BHXH, BHYT, tham gia đầy đủ cho NLĐ. Đa số các doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc quy định về nộp BHXH, cơ bản không còn doanh nghiệp nợ tiền BHXH kéo dài. Việc ký kết HĐLĐ và đăng ký tiền lương đóng BHXH, BHYT cho người lao động đúng với công việc, chức danh nghề đang làm. Để có được kết quả trên BHXH tỉnh Hải Dƣơng đã thực hiện nhiều giải pháp như: Cùng các ngành tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, các ngành thực hiện Luật BHXH; BHXH tỉnh đã chủ động, tích cực tuyên truyền về chế độ chính sách BHXH, giải đáp kịp thời những vướng mắc của nhân dân về các chế độ chính sách BHXH trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1.4. Bài học kinh nghiệm rút ra trong quản lý thu BHXH cho BHXH Tỉnh Quảng Ninh
Những địa phương đạt được hiệu quả cao trong quản lý thu BHXH bắt buộc đều có chung một điểm là biết tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao một cách sáng tạo, không rập khuôn máy móc, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị ở cơ sở tham gia vào công tác BHXH, bài học kinh nghiệm cần được rút ra, đó là:
- Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương trong công tác BHXH. Thực hiện phương châm cấp uỷ Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, cơ quan BHXH làm tham mưu, có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan hữu trách, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong công tác BHXH mà trọng tâm là khắc phục nợ tồn đọng BHXH và phát triển đối tượng tham gia BHXH.
- Công tác dự báo phải đi trước một bước để có những căn cứ khoa học, số liệu sát thực, nhằm xây dựng kế hoạch phát triển nguồn thu một cách vững chắc, đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời thường xuyên có sự điều chỉnh để có dự báo sát với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, nhằm đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời, không bỏ sót nguồn thu.
- Cơ quan BHXH phải chủ động các biện pháp công tác, đặc biệt coi trọng năng lực xây dựng các phương án tổ chức thực hiện, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu, làm cho đối tượng tham gia BHXH tin tưởng, phấn khởi và yên tâm khi tham gia BHXH, biến quá trình nhận thức từ bắt buộc sang tự giác thực hiện.
- Tổ chức tốt công tác phối hợp liên ngành trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về đóng BHXH; phương châm là đề cao công tác thông tin, tuyên truyền, vận động thuyết phục là chủ yếu, nhưng không xem nhẹ xử lý vi phạm, đặc biệt chọn một đến hai đơn vị điển hình, lập hồ sơ kiến nghị khởi tố ra Toà án để răn đe, giáo dục chung.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, kỹ năng tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển đối tượng, đôn đốc thu hồi nợ đọng BHXH.
Chính sách BHXH là một chính sách xã hội được nhiều quốc gia coi trọng nhằm đảm bảo về mặt thu nhập cho người lao động, khi họ tạm thời hoặc vĩnh viễn mất khả năng lao động. Chính sách BHXH cũng có tác dụng động viên công nhân, viên chức, quân nhân và ngƣời lao động thuộc các thành phần kinh tế khác nhau yên tâm công tác sản xuất, chiến đấu góp phần thắng lợi vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vậy làm thế nào để đảm bảo được nguồn quỹ BHXH để thực hiện chính sách BHXH, trước hết phải tăng được đối tượng tham gia BHXH, phải thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời… thì mới đảm bảo được nguồn quỹ thực hiện chi trả các chế độ BHXH. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện quản lý thu BHXH vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, tồn tại. Chính sách BHXH nói chung, chính sách thu BHXH nói riêng liên quan đến nhiều chính sách pháp luật khác nhau. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý thu BHXH còn đòi hỏi cán bộ BHXH phải có những hiểu biết căn bản về quản trị doanh nghiệp, quản lý kinh doanh, tài chính doanh nghiệp. Ngay cả khi hệ thống chế tài xử phạt đủ sức răn đe các chủ doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ về BHXH, thì vẫn cần thiết đối với cán bộ thu các kỹ năng vận động, thuyết phục vì suy cho đến cùng hoạt động cƣỡng chế là biện pháp cuối cùng trong chuỗi các biện pháp buộc ngƣời sử dụng lao động thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ về BHXH. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, kỹ năng tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển đối tượng, đôn đốc thu hồi nợ đọng BHXH không chỉ là đòi hỏi trước mắt mà cả về lâu dài. Việc nghiên cứu giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH thực sự là cần thiết để nâng cao hiệu quả của chính sách BHXH góp phần đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn hoàn thành sẽ nghiên cứu và trả lời được những câu hỏi sau:
Một là, thực trạng công tác quản lý thu BHXH đang diễn ra như thế nào?
Hai là, những yếu tố tác động chủ yếu đến công tác quản lý thu của
BHXH tỉnh Quảng Ninh là gì?
Ba là, có những thuận lợi, khó khăn và những nguyên nhân nào đối với
công tác quản lý thu tại BHXH tỉnh Quảng Ninh? Giải pháp tăng cường quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Quảng Ninh là gì?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin, tư liệu (số liệu, tài liệu) là việc làm rất cần thiết, bao gồm thông tin, tư liệu thứ cấp và thông tin sơ cấp. Thu thập thông tin tư liệu tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đề ra các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu của mình và cơ sở.
Thông tin, tư liệu thứ cấp là những thông tin đã có sẵn, được các cơ quan, đơn vị tổng hợp từ trước và đã được công bố. Luận văn này sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp. Trong luận văn thông tin thứ cấp bao gồm các thông tin về số doanh nghiệp, số lao động, số NLĐ tham gia BHXH, số thu BHXH. Thông qua các sách, tạp chí, niên giám Thống kê, các báo cáo tổng kết của cơ quan BHXH tỉnh Quảng Ninh, mạng Internets... Số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn này còn bao gồm: đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh, tình hình thu BHXH trong giai đoạn 2014 - 2016 theo dự toán và số thực thu được thu thập từ các đơn vị như UBND tỉnh Quảng Ninh, BHXH tỉnh Quảng Ninh, Chi cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh...
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Sau khi thu thập thông tin thì thông tin ban đầu sẽ có tính rời rạc, không theo một trật tự nhất định, nhìn vào đây chưa thể phát hiện điều gì phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Do vậy, phải trình bày lại một cách có hệ thống làm cho dữ liệu gọn lại và thể hiện được tính chất nội dung nghiên cứu. Tác giả tổng hợp và xử lý thông tin theo phương pháp phân tổ thống kê:
- Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
- Phân tổ được gọi là phân lớp thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để chia các đơn vị tổng thể ra thành nhiều tổ, lớp, nhóm khác nhau. Phân tổ thống kê phải đảm bảo được nguyên tắc một đơn vị của tổng thể chỉ thuộc một tổ duy nhất và một đơn vị thuộc một tổ nào đó phải thuộc tổng thể.
- Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ kết cấu nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian qua đi tới kết luận. Qua thực hiện phương pháp phân tổ tiến hành so sánh: so sánh về số thu, số đơn vị sử dụng lao động thay đổi qua các năm.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng số liệu thống kê về số thu BHXH, số đơn vị sử dụng lao động… được thu thập từ cơ quan: BHXH tỉnh Quảng Ninh để mô tả, đánh giá thực trạng, phân tích biến động và mối liên hệ... tìm ra quy luật biến thiên của các chủ thể nghiên cứu, nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến các quy luật này. Mục đích là thông qua các hiện tượng bên ngoài phân tích, nhận xét, đánh giá nhiều chiều để tìm được ra bản chất của vấn đề, cuối cùng là đưa ra các hướng tác động, khắc phục sao cho đạt được yêu cầu đặt ra.
2.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh
Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau sau đó đem kết quả so sánh với nhau, so sánh với các chỉ tiêu đã định: So sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, so sánh các điểm nghiên cứu khác nhau trong cùng một vấn đề. Trong đề tài này, tôi sử dụng phương pháp thống kê so sánh với các thông tin thu thập được trên cơ sở các số liệu điều tra các đối tượng các nhóm đối tượng tham gia BHXH. Sau đó, số liệu được phân nhóm so sánh với nhau để đưa ra được các nhận xét về thực trạng của hoạt động thu BHXH trên địa bàn nghiên cứu.
2.2.3.3. Phương pháp chuyên gia
Tham vấn ý kiến của các bên liên quan, các chuyên gia về chính sách, các cán bộ làm việc lâu năm trong ngành thông qua các bài giảng, các cuộc thảo luận, trao đổi …
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Mục tiêu, yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phải đảm bảo bao quát được mọi mặt của các yếu tố cấu thành hiệu quả, phải mang tính tổng hợp, phản ánh được các khía cạnh khác nhau của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, do vậy hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Số lượng các chỉ tiêu đủ lớn để bao quát hết những mặt cơ bản có liên quan đến hiệu quả chung;
- Các chỉ tiêu được chọn phải là những chỉ tiêu mang tính đặc trưng nhất, đồng thời phản ảnh và phân tích được mối quan hệ tồn tại khách quan giữa các mặt, các bộ phận trong hoạt động kinh doanh của đơn vị;
- Các chỉ tiêu được chọn phải đảm bảo có nội dung, phạm vi và đơn vị tính phù hợp với yêu cầu đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu hiệu quả của đơn vị.
2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.2.1. Chỉ tiêu số thu BHXH
- Khái niệm: Số thu BHXH ở đây được hiểu là số tiền phải đóng của đối tượng tham gia cho cơ quan BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.
Chỉ tiêu số thu BHXH bao gồm các số thu sau: - Đóng góp của NSDLĐ.
- Đóng góp của NLĐ.
- Đóng góp của đối tượng tự nguyện tham gia BHXH.
- Ý nghĩa: Chỉ tiêu số Thu BHXH dùng để làm căn cứ để cơ quan BHXH thực hiện chi trả các chế độ cho NLĐ, đồng thời dùng để đánh giá hiệu quả công tác thu của cơ quan BHXH.
- Công thức tính:
+ Số tiền phải nộp của đơn vị khi nộp đúng hạn:
Số tiền = Tổng quỹ lương của đơn vị x Tỉ lệ thu theo %
Trong đó: Tổng quỹ lương của đơn vị là tổng tiền lương của NLĐ được trả (theo hệ số hoặc trả bằng tiền mặt).
Tỉ lệ thu theo %: Theo quy trình thu BHXH, mức đóng của đơn vị được tính theo tỉ lệ %. Từ năm 2009 tỉ lệ đóng như sau:
Năm 2009 = 23% (20% BHXH, 3% BHYT)
Năm 2010 - 2011 =26,5% (22% BHXH, 4,5% BHYT) Năm 2012 - 2013= 28,5% (24% BHXH, 4.5% BHYT) Năm 2014 trở đi = 30,5% (26% BHXH, 4,5% BHYT)
2.3.2.2. Chỉ tiêu số lượng lao động
- Khái niệm: “Số lượng lao động là chỉ tiêu biểu thị số người của một loại lao động nhất định trong doanh nghiệp tại thời điểm hay thời kỳ nào đó của năm báo cáo”.
- Ý nghĩa: Chỉ tiêu số lượng lao động là thông tin xuất phát để thống kê các chỉ tiêu khác như kết cấu lao động, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng lao động, tiền lương bình quân v.v…
Số lượng lao động theo tài liệu điều tra đều là số liệu thời điểm của các ngày trong tháng, trong năm nên nhiệm vụ của thống kê số lượng lao động là tính số lượng lao động bình quân.
- Công thức tính:
Tùy theo mức độ liên tục của quá trình thống kê số lượng lao động hàng ngày, số lượng lao động bình quân của kỳ báo cáo được tính như sau:
Khi theo dõi liên tục các ngày trong kỳ báo cáo thì số lượng lao động bình quân trong kỳ được xác định theo công thức:
L = n L n i i 1 = m j j m j j j n n L 1 1 (2.7)
L - Số lượng lao động bình quân trong kỳ báo cáo, người; Li - Số lượng lao động tại ngày thứ i, người;
n - Số ngày của kỳ báo cáo, ngày;
Lj - Số lượng lao động theo số liệu thứ j, người;
nj - Số ngày có cùng số lượng lao động theo số liệu thứ j, ngày; m - Số nhóm số liệu được xét.
Chương 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TẠI BHXH TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Giới thiệu chung về cơ quan BHXH tỉnh Quảng Ninh
3.1.1. Đặc điểm chung của tỉnh Quảng Ninh ảnh hưởng đến thu BHXH
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng một hình chữ nhật nằm chếch theo hướng đông bắc - tây nam. Phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc Bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông. Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thành phố Móng Cái) giáp tỉnh Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh là tính đến ngày 01-10-1998 là 611.081,3 ha.
Quảng Ninh hiện có 13 đơn vị hành chính bao gồm 04 thành phố (Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả), 01 thị xã (Quảng Yên) và 08 huyện. Quảng Ninh có 186 đơn vị hành chính cấp xã gồm 117 xã, 61 phường và 10 thị trấn. Dân số theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2010 là 1.159.463