5. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Mục tiêu, yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phải đảm bảo bao quát được mọi mặt của các yếu tố cấu thành hiệu quả, phải mang tính tổng hợp, phản ánh được các khía cạnh khác nhau của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, do vậy hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Số lượng các chỉ tiêu đủ lớn để bao quát hết những mặt cơ bản có liên quan đến hiệu quả chung;
- Các chỉ tiêu được chọn phải là những chỉ tiêu mang tính đặc trưng nhất, đồng thời phản ảnh và phân tích được mối quan hệ tồn tại khách quan giữa các mặt, các bộ phận trong hoạt động kinh doanh của đơn vị;
- Các chỉ tiêu được chọn phải đảm bảo có nội dung, phạm vi và đơn vị tính phù hợp với yêu cầu đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu hiệu quả của đơn vị.
2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.2.1. Chỉ tiêu số thu BHXH
- Khái niệm: Số thu BHXH ở đây được hiểu là số tiền phải đóng của đối tượng tham gia cho cơ quan BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.
Chỉ tiêu số thu BHXH bao gồm các số thu sau: - Đóng góp của NSDLĐ.
- Đóng góp của NLĐ.
- Đóng góp của đối tượng tự nguyện tham gia BHXH.
- Ý nghĩa: Chỉ tiêu số Thu BHXH dùng để làm căn cứ để cơ quan BHXH thực hiện chi trả các chế độ cho NLĐ, đồng thời dùng để đánh giá hiệu quả công tác thu của cơ quan BHXH.
- Công thức tính:
+ Số tiền phải nộp của đơn vị khi nộp đúng hạn:
Số tiền = Tổng quỹ lương của đơn vị x Tỉ lệ thu theo %
Trong đó: Tổng quỹ lương của đơn vị là tổng tiền lương của NLĐ được trả (theo hệ số hoặc trả bằng tiền mặt).
Tỉ lệ thu theo %: Theo quy trình thu BHXH, mức đóng của đơn vị được tính theo tỉ lệ %. Từ năm 2009 tỉ lệ đóng như sau:
Năm 2009 = 23% (20% BHXH, 3% BHYT)
Năm 2010 - 2011 =26,5% (22% BHXH, 4,5% BHYT) Năm 2012 - 2013= 28,5% (24% BHXH, 4.5% BHYT) Năm 2014 trở đi = 30,5% (26% BHXH, 4,5% BHYT)
2.3.2.2. Chỉ tiêu số lượng lao động
- Khái niệm: “Số lượng lao động là chỉ tiêu biểu thị số người của một loại lao động nhất định trong doanh nghiệp tại thời điểm hay thời kỳ nào đó của năm báo cáo”.
- Ý nghĩa: Chỉ tiêu số lượng lao động là thông tin xuất phát để thống kê các chỉ tiêu khác như kết cấu lao động, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng lao động, tiền lương bình quân v.v…
Số lượng lao động theo tài liệu điều tra đều là số liệu thời điểm của các ngày trong tháng, trong năm nên nhiệm vụ của thống kê số lượng lao động là tính số lượng lao động bình quân.
- Công thức tính:
Tùy theo mức độ liên tục của quá trình thống kê số lượng lao động hàng ngày, số lượng lao động bình quân của kỳ báo cáo được tính như sau:
Khi theo dõi liên tục các ngày trong kỳ báo cáo thì số lượng lao động bình quân trong kỳ được xác định theo công thức:
L = n L n i i 1 = m j j m j j j n n L 1 1 (2.7)
L - Số lượng lao động bình quân trong kỳ báo cáo, người; Li - Số lượng lao động tại ngày thứ i, người;
n - Số ngày của kỳ báo cáo, ngày;
Lj - Số lượng lao động theo số liệu thứ j, người;
nj - Số ngày có cùng số lượng lao động theo số liệu thứ j, ngày; m - Số nhóm số liệu được xét.
Chương 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TẠI BHXH TỈNH QUẢNG NINH