Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước sơn tây, thành phố hà nội​ (Trang 35 - 39)

kiểm soát chi NSNN qua KBNN

1.2.6.1. Nhân tố chủ quan

a) Mô hình tổ chức, quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN qua KBNN Mô hình tổ chức hoạt động của hệ thống KBNN, quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN là nhân tố có tác động trực tiếp đến công tác nhận diện và quản lý rủi ro trong kiểm soát chi NSNN. Mô hình tổ chức và hệ thống quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN càng đơn giản, gọn nhẹ, rõ ràng bao nhiêu thì sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức trong quá trình kiểm soát chi cũng như cho đơn vị sử dụng ngân sách và chủ đầu tư trong quá trình giao dịch.

Việc KBNN áp dụng quy trình thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước đã giúp rút gọn được các bước luân chuyển chứng từ, tiết kiệm được thời gian bàn giao, luân chuyển chứng từ, hạn chế được các rủi ro về thất lạc chứng từ khi bàn giao giữa 2 bộ phận kiểm soát chi và kế toán như trước đây. Khối lượng công việc được phân công cho các giao dịch viên tương đối đều. Các giao dịch viên có nhiều thời gian để kiểm soát một hồ sơ, chứng từ, đồng thời có thêm

thời gian để nghiên cứu sâu văn bản, bám sát chế độ đối với từng khoản chi, từ đó nâng cao chất lượng kiểm soát chi ngân sách nhà nước. Đồng thời, việc này cũng giúp nâng cao tinh thần, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ của mình góp phần bảo đảm các khoản chi của ngân sách nhà nước đúng chế độ, chính sách, tránh gây thất thoát tiền, tài sản Nhà nước giao cho KBNN quản lý, xứng đáng với vai trò là "người gác cửa" cuối cùng của ngân quỹ quốc gia. Như vậy, có thể thấy quy trình nghiệp vụ cũng có tác động quan trọng tới công tác quản lý rủi ro trong kiểm soát chi NSNN.

b) Trình độ và năng lực; đạo đức, phẩm chất và ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức kiểm soát chi NSNN

Trình độ và năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức kiểm soát chi NSNN có tác động rất lớn đến hiệu quả kiểm soát chi NSNN. Cán bộ, công chức kiểm soát chi càng nắm vững kiến thức, quy định của pháp luật, am hiểu chuyên môn nghiệp vụ thì quá trình kiểm soát chi sẽ chính xác và chặt chẽ hơn giúp giảm thiểu rủi ro và sai sót trong quá trình giải quyết thủ tục thanh toán cho đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư. Ngược lại, cán bộ, công chức không nắm rõ nghiệp vụ sẽ dẫn đến khó khăn trong quá trình kiểm soát hoặc kiểm soát chi không đúng quy định của pháp luật, không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN, hướng dẫn khách hàng không chính xác,...

Ngoài ra, vấn đề đạo đức, phẩm chất và ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức kiểm soát chi NSNN cũng cần được đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ, đây là yếu tố nội tại của Kho bạc, nếu bản thân cán bộ, công chức có lập trường tư tưởng chính trị không vững vàng, phẩm chất, đạo đức không tốt, ý thức trách nhiệm với công việc không cao, thiếu trung thực thì rất dễ xảy ra tiêu cực gây thất thoát ngân sách nhà nước.

c) Hạ tầng công nghệ thông tin của hệ thống KBNN

Với việc triển khai thành công Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS), KBNN đã xây dựng được kiến trúc tổng thể về hệ thống CNTT, trong đó hệ thống TABMIS đóng vai trò trung tâm, có khả năng kết nối, trao đổi

thông tin dữ liệu với một số hệ thống liên quan (cơ sở dữ liệu thu chi ngân sách nhà nước (NSNN); hệ thống thanh toán với ngân hàng; hệ thống quản lý nợ…) để cung cấp thông tin báo cáo đầy đủ, kịp thời cho các cấp chính quyền và cơ quan tài chính trong quá trình quản lý điều hành. Ngoài ra, KBNN cũng đã hoàn thiện các ứng dụng CNTT khác theo mô hình tập trung có kết nối với hệ thống TABMIS (hệ thống quản lý thu NSNN theo mô hình tập trung (TCS), hệ thống thanh toán điện tử song phương tập trung, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống thanh toán điện tử liên kho bạc tích hợp vào TABMIS), nhằm đáp ứng tốt yêu cầu cải cách tài chính - ngân sách và hình thành kho bạc điện tử. Tất cả những điều này góp phần giúp cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả, tính minh bạch trong quản lý ngân sách, cũng như tạo nhiều thuận lợi cho khách hàng, giảm tải khối lượng công việc cho cán bộ, công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN.

d) Hoạt động thanh tra - kiểm tra, đánh giá thường xuyên công tác kiểm soát chi của KBNN

Hoạt động thanh tra - kiểm tra, đánh giá thường xuyên công tác kiểm soát chi của KBNN sẽ giúp kịp thời phát hiện những dấu hiệu sai phạm của các đơn vị sử dụng NSNN, chủ đầu tư cũng như của cán bộ, công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi để từ đó có biện pháp xử lý như: kiến nghị thu hồi NSNN, xử phạt vi phạm hành chính...đảm bảo an toàn tiền, tài sản của Nhà nước. Đồng thời, từ thực tế kiểm tra, thanh tra, thanh tra chuyên ngành, KBNN cũng kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm khắc phục những khuyết điểm, sơ hở, rủi ro trong công tác quản lý, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng NSNN. Mặc khác, công tác tự kiểm tra, kiểm tra chéo của công chức KBNN các cấp cũng góp phần quan trọng vào việc phát hiện những sai sót trong quá trình thanh toán, chi trả NSNN, từ đó kịp thời có biện pháp xử lý, hoàn thiện lại hồ sơ thanh toán đảm bảo đúng quy định của pháp luật và qua đó đúc rút kinh nghiệm về sau.

a) Hệ thống cơ sở pháp lý và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN càng chặt chẽ bao nhiêu thì sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng cho cả ĐVSDNS, chủ đầu tư và cán bộ, công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN. Ngược lại, nếu cơ chế chính sách thường xuyên thay đổi, chồng chéo, không đồng bộ, xa rời thực tế sẽ gây khó khăn cho đơn vị sử dụng ngân sách khi làm thủ tục chi, đồng thời cũng dẫn đến khó khăn cho cán bộ, công chức kiểm soát chi NSNN. Hiện nay, lĩnh vực chi NSNN thường liên quan đến rất nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế, nên các văn bản, chế độ liên quan đến kiểm soát chi ngân sách khi ban hành cũng phải đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán để tạo thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện, tránh những lỗ hổng pháp lý gây rủi ro cho hoạt động kiểm soát chi NSNN của KBNN.

b) Năng lực, trình độ và ý thức trách nhiệm của các ĐVSDNS và chủ đầu tư Một nhân tố cũng có tác động không nhỏ đến hoạt động kiểm soát chi NSNN đó là năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ĐVSDNS, chủ đầu tư; một khi năng lực, trình độ của họ yếu kém, thiếu hiểu biết, không nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ sẽ dẫn đến lúng túng trong công tác chỉ đạo, điều hành, làm phát sinh rủi ro và gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản của Nhà nước trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ chi. Vấn đề ý thức chấp hành quy định của pháp luật, phẩm chất, đạo đức của thủ trưởng, kế toán trưởng và kế toán ĐVSDNS, chủ đầu tư và các bên có liên quan cũng có ảnh hưởng quan trọng đến việc điều hành chi ngân sách, đảm bảo cân đối ngân sách của đơn vị và quản lý dự án đầu tư. Mặt khác, tinh thần trách nhiệm, tính trung thực của ĐVSDNS, chủ đầu tư cũng là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng của các khoản chi có nguồn gốc NSNN và hiệu quả của các dự án đầu tư công; tình trạng ĐVSDNS, chủ đầu tư thiếu trách nhiệm, chưa nghiên cứu kỹ văn bản hay chưa cập nhật kịp thời cơ chế, chính sách mới, từ đó dẫn đến các sai sót về hồ sơ chứng từ như chứng từ sai tính pháp lý, sai sót về mặt thời gian, vượt định mức chi tiêu hoặc chưa nhận thức được tính chất nghiêm trọng của các khoản chi khống, chi không có trong dự toán, giả mạo chữ ký… hay tình trạng

vi phạm các quy định về công tác chuẩn bị đầu tư, không đúng quy hoạch được duyệt, quyết định đầu tư không đúng thẩm quyền …là những nguyên nhân gây khó khăn cho cán bộ, công chức khi kiểm soát chi NSNN dẫn tới rủi ro pháp lý, dễ gây thất thoát, lãng phí NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước sơn tây, thành phố hà nội​ (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)