Đối với Kho bạc Nhà nước cấp trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước sơn tây, thành phố hà nội​ (Trang 97 - 104)

4.3.1.1. Hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, quy trình kiểm soát chi

Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kiểm soát các khoản chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước theo hướng sau:

* Đối với cơ chế chính sách do KBNN ban hành :

- Về quy trình kiểm soát chi NSNN: ban hành thống nhất quy trình kiểm soát

chi, bao gồm cả kiểm soát chi thường xuyên và chi đầu tư thay thế quy trình kiểm soát chi vốn đầu tư trong nước ban hành kèm theo Quyết định số 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016 của Kho bạc Nhà nước và quy trình Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009 của Kho bạc Nhà nước. Trong đó, bám sát nguyên tắc bộ phận kiểm soát chi thực hiện kiểm soát chi tất cả các khoản thanh toán từ dự toán thường xuyên và đầu tư (không thực hiện hạch toán kế toán các khoản chi NSNN mà do bộ phận kế toán chiụ trách nhiệm) và thực hiện kế toán ngoại bảng (kế toán dự toán chi NSNN phần do KBNN chịu trách nhiệm nhập như NS xã, nhập dự toán cấp 4 cho đơn vị an ninh, quốc phòng và các trường hợp khác theo quy định; kế toán cam kết chi, bao gồm: cam kết chi từ dự toán thường xuyên và cam kết chi từ dự toán đầu tư).

- Về lưu trữ, đóng và bảo quản chứng từ kế toán: ban hành thống nhất quy

chế bảo quản, lưu trữ và tiêu hủy tài liệu kế toán của kiểm soát chi NSNN bao gồm cả kiểm soát chi thường xuyên và chi đầu tư thay thế quy định lưu trữ chứng từ hồ sơ, tài liệu các dự án đầu tư tại quy trình kiểm soát chi vốn đầu tư trong nước ban hành kèm theo Quyết định số 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016 của Kho bạc Nhà nước và quy chế bảo quản, lưu trữ và tiêu hủy tài liệu kế toán của hệ thống Kho bạc Nhà nước trong điều kiện vận hành TABMIS ban hành kèm theo Quyết định số 858/QĐ-KBNN ngày 15/10/2014 của Kho bạc Nhà nước theo hướng Kế toán là đơn vị lưu trữ chứng từ kế toán (chứng từ mệnh lệnh) theo Luật Kế toán. Bộ phận Kiểm soát chi lưu hồ sơ, tài liệu theo dự án đầu tư và theo từng đơn vị sử dụng ngân sách.

* Về cơ chế chính sách do Bộ Tài chính ban hành:

- Sớm trình sửa đổi quy định về hồ sơ kiểm soát chi, chứng từ kế toán trong lĩnh vực chi NSNN của một số nhóm mục chi có tính chất như nhau thì hồ sơ chứng

từ gửi đến KBNN giống nhau như dự án đầu tư, công trình sửa chữa cải tạo, mua sắm hàng hóa... Nghiên cứu tích hợp các thông tin trên Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư vào Giấy rút vốn đầu tư để tiến tới có thể giảm bớt thủ tục hành chính.

- Sớm trình ban hành sửa đổi Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12/5/2014 của Bộ Tài chínhvề hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước (KBNN) trong điều kiện áp dụng TABMIS các nội dung sau: làm rõ phạm vi của bộ phận kiểm soát chi: hiện tại việc mở và sử dụng tài khoản của các đơn vị do bộ phận kế toán theo dõi gồm: tài khoản dự toán, tài khoản tiền gửi, tài khoản có tính chất tiền gửi; sửa một số mẫu biểu ban hành kèm theo Thông tư số 61/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính cho phù hợp với nhiệm vụ của phòng, bộ phận Kiểm soát chi, cụ thể: mẫu số 05-ĐCSDTK/KBNN (Bản xác nhận số dư tài khoản tiền gửi tại KBNN), mẫu số 02-SDKP/ĐVDT (Bảng đối chiếu tình hình sử dụng kinh phí ngân sách tại KBNN), mẫu số 01-SDKP/ĐVDT (Bảng đối chiếu dự toán kinh ph ngân sách tại Kho bạc).

4.3.1.2. Xây dựng và hoàn thiện Khung quản lý rủi ro trong công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Sau khi đã thực hiện thống nhất đầu mối kiểm soát chi thì Khung QLRR trong công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB và kiểm soát chi thường xuyên cần được KBNN khẩn trương xây dựng chung không tách riêng trên cơ sở các kết quả kiểm tra nội bộ và các vụ việc xảy ra trong hệ thống KBNN đối với việc chấp hành các chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên, các quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN và các quy trình nghiệp vụ của KBNN, để thống nhất thực hiện trong toàn hệ thống.

Mục tiêu, yêu cầu của Khung QLRR:

- Do các văn bản pháp lý điều chỉnh đối với lĩnh vực kiểm soát chi NSNN (các thông tư hướng dẫn, quy trình nghiệp vụ) không ổn định thường xuyên thay đổi, bổ sung như: Thông tư thay thế các Thông tư số 161/2012/TT-BTC và 39/2016/TT-BTC của BTC quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN; Thông tư thay thế các Thông tư số 08/2016/TT-BTC và Thông

tư số 108/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN của Bộ Tài chính; quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi đầu tư, chi thường xuyên, quy trình thống nhất đầu mối kiểm soát chi của KBNN cũng chưa ổn định còn đang trong quá trình hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi. Vì vậy, việc xây dựng và ban hành các Khung QLRR trong kiểm soát chi NSNN cần thực hiện theo hướng “mở”. Căn cứ vào từng thời kỳ, theo cơ chế hiện hành trong từng lĩnh vực nghiệp vụ, các đơn vị tham chiếu thực hiện có thể bổ sung, sửa đổi để tiếp tục áp dụng cho phù hợp và hiệu quả.

- Những yếu tố dẫn đến rủi ro trong hoạt động nghiệp được phân loại theo nhóm, trong đó đưa ra những tồn tại, sai sót có thể dẫn đến rủi ro cụ thể, đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng, xác định khả năng phòng, tránh và đề ra biện pháp khắc phục.

- Việc đánh giá, xác định mức độ, tần suất xảy ra rủi ro của các nghiệp vụ phải bám sát các tiêu chí theo từng nhóm rủi ro như: theo thời gian (từng thời kỳ), theo lĩnh vực chi (chi đầu tư, chi thường xuyên), theo vùng miền (bắc, trung, nam, đồng bằng, miền núi...), theo trình độ, năng lực của đơn vị sử dụng Ngân sách (chuyên nghiệp, không chuyên nghiệp); ngành, lĩnh vực (y tế, giáo dục...) để từ đó tham chiếu trong quá trình tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra từ khâu lập kế hoạch, lựa chọn đơn vị, nội dung và phương pháp thanh tra, kiểm tra.

- Quy định việc tham chiếu Khung QLRR trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các cán bộ nghiệp vụ nhằm tăng hiệu quả công tác và hạn chế rủi ro của cán bộ, công chức khi tác nghiệp.

Khung QLRR trong công tác kiểm soát chi NSNN được xây dựng sẽ theo trình tự từ việc nhận diện rủi ro phát sinh, tiến hành đánh giá, phân tích mức độ ảnh hưởng để đưa ra khả năng phòng tránh và những biện pháp khắc phục. Đồng thời, xây dựng bộ tiêu chí định lượng đo lường rủi ro kết hợp với các tiêu chí định tính để đưa ra dự báo rủi ro theo từng nội dung chi được xác định theo từng mức độ cao, trung bình và thấp, cảnh báo cho các lãnh đạo, công chức kiểm soát chi có thể phòng tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những tổn thất mang lại cho Kho bạc.

4.3.1.3. Xây dựng Quy trình quản lý rủi ro

KBNN sớm ban hành Quy trình QLRR thống nhất theo 04 bước cơ bản: nhận diện rủi ro; đánh giá/đo lường rủi ro; xây dựng các biện pháp quản lý/ kiểm soát rủi ro; theo dõi/xử lý và báo cáo.

- Nhận diện rủi ro: tất cả các cán bộ, công chức hệ thống KBNN đều chịu trách nhiệm trong việc nhận diện rủi ro trong từng tác nghiệp hàng ngày, bên cạnh các công cụ và phương pháp hỗ trợ cho việc nhận diện được phát triển bởi các bộ phận QLRR.

Quản lý rủi ro trong công tác kiểm soát chi NSNN đã được cụ thể hoá một phần thông qua các quy định về trình tự, thủ tục, các bước thực hiện… trong các quy trình hướng dẫn nghiệp vụ chi và kiểm soát chi NSNN. Tuy nhiên, với đặc thù riêng của lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ KBNN cần phải cụ thể hóa công tác thiết lập bối cảnh và nhận diện rủi ro trong kiểm soát chi NSNN đảm bảo kiểm soát được toàn bộ hoạt động quản lý rủi ro trong kiểm soát chi NSNN và nhận diện được toàn bộ các rủi ro mà hệ thống KBNN sẽ phải đối mặt trong quá trình hoạt động.

Hoạt động thiết lập bối cảnh và nhận diện rủi ro chỉ hoạt động hiệu quả khi hệ thống KBNN đã ban hành các quy tắc, chuẩn mực dưới dạng văn bản là Khung quản lý rủi ro để nhận diện. Khung quản lý rủi ro phải được phổ biến rộng rãi và mọi cán bộ, công chức phải cam kết tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực được thiết lập. Bên cạnh đó, hệ thống KBNN cần xây dựng cụ thể các phương pháp nhận diện rủi ro và ban hành áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Việc nhận diện rủi ro cần thực hiện thường xuyên, liên tục ở từng giao dịch, từng danh mục để phản ánh đầy đủ các rủi ro, tính liên kết và tính tương tác giữa các rủi ro.

Tất cả cán bộ, công chức của hệ thống KBNN đều chịu trách nhiệm trong việc nhận diện rủi ro, trong từng tác nghiệp, hoạt động cụ thể hàng ngày, bên cạnh các công cụ và phương pháp hỗ trợ cho việc nhận diện được phát triển bởi các bộ phận nghiệp vụ kết hợp với công nghệ thông tin hiện đại.

- Đánh giá/đo lường rủi ro: với mỗi rủi ro được nhận diện, hệ thống KBNN thực hiện việc đo lường nhằm đánh giá tác động của nó đối với hoạt động của hệ

thống KBNN trong ngắn hạn và dài hạn. Việc đo lường được thực hiện thông qua các phương pháp định lượng và định tính nhằm đánh giá tần suất xảy ra và mức độ nghiêm trọng tác động đến từng giao dịch và trên toàn danh mục mà rủi ro đó có thể tạo ra. Việc đo lường rủi ro cũng được thực hiện thông qua các kịch bản kiểm tra sức chịu đựng nhằm làm cơ sở cho việc lập các kế hoạch dự phòng. Trên cơ sở Khung QLRR trong công tác kiểm soát chi NSNN, tổ chức hoạt động phân tích và đánh giá rủi ro để từ đó KBNN mới có thể lựa chọn được phương pháp xử lý rủi ro phù hợp.

- Quản lý/kiểm soát rủi ro: từ kết quả đo lường và đánh giá rủi ro cho phép hệ thống KBNN phân loại rủi ro theo cấp độ nghiêm trọng, trung bình hay thấp để đưa ra các giải pháp kiểm soát phù hợp. Các hạn mức rủi ro được giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo rủi ro còn lại sau khi thực hiện các biện pháp kiểm soát nằm trong ngưỡng chấp nhận được của hệ thống KBNN.

- Theo dõi/ xử lý và báo cáo rủi ro: tất cả các rủi ro được nhận diện đều phải được ghi nhận đầy đủ như: các thông tin về tình hình chi tiêu của các đơn vị sử dụng NSNN và kiểm soát chi NSNN của KBNN các cấp. Bất cứ những thông tin bất lợi từ chi và kiểm soát chi NSNN (thông tin từ các phương tiện truyền thông, tham nhũng nội bộ, hành vi vi phạm của công chức với mục đích trục lợi, chiếm đoạt, bị kiện tụng, liên quan đến các vấn đề về pháp luật...) phải được xử lý kịp thời; các thay đổi, biến động về tình hình kinh tế - xã hội, điều hành vĩ mô của Chính phủ và các Bộ/ngành phải được theo dõi, cập nhật thường xuyên. Bất cứ thay đổi tích cực hay tiêu cực nào đều phải được phân tích để có biện pháp ứng phó kịp thời. Trường hợp có diễn biến bất thường, không dự báo được xu hướng, các hoạt động chi và kiểm soát chi NSNN phải được xem xét lại hoặc áp dụng các biện pháp khẩn cấp để bảo toàn an toàn quỹ NSNN.

Các bộ phận nghiệp vụ lập nhật ký rủi ro để theo dõi, ghi chép rủi ro. Định kỳ 06 tháng, 12 tháng, bộ phận QLRR thực hiện phân loại các rủi ro được ghi chép theo loại tổn thất và nguyên nhân, đánh giá rủi ro theo xác suất xảy ra và mức độ nghiêm trọng của hậu quả, lập thứ tự ưu tiên xử lý rủi ro tác nghiệp theo xếp hạng

mức độ rủi ro. Đối với những rủi ro tác nghiệp đặc biệt nghiêm trọng, hoặc xảy ra thường xuyên, bộ phận QLRR lập đề xuất điều chỉnh lại quy trình nghiệp vụ để hạn chế khả năng lặp lại những rủi ro này.

4.3.1.4. Xây dựng các công cụ cảnh báo và quỹ dự phòng rủi ro

Xây dựng và trình Bộ Tài chính, Chính phủ ban hành cơ chế xử lý rủi ro tổn thất về tài chính trong hệ thống KBNN để nâng cao được hiệu quả hoạt động của hệ thống KBNN, đảm bảo khả năng khắc phục và xử lý triệt để các khoản rủi ro tổn thất tài chính đối với các đơn vị KBNN phát sinh rủi ro, đảm bảo uy tín của hệ thống KBNN đối với Đảng, Chính phủ và Nhân dân. Theo đó, hệ thống KBNN cần quan tâm xây dựng và hoàn thiện các hoạt động sau:

- Đối với các hoạt động liên quan tới phòng ngừa, hạn chế tổn thất cho các đơn vị sử dụng NSNN: hệ thống KBNN cần có biện pháp khuyến cáo, cảnh báo bằng truyền thông và công nghệ…, tư vấn và đề nghị các đơn vị sử dụng NSNN làm tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất của chính họ trước khi phê duyệt và thực hiện các khoản chi NSNN. Thực hiện tuyên truyền nâng cao ý thức của chủ tài khoản, người chuẩn chi trong việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn tiền và tài sản của đơn vị.

- Đề xuất cơ chế xây dựng và trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo đúng quy định của nhà nước, đặc biệt là dự phòng khắc phục các khoản tổn thất tài chính đã được theo dõi kéo dài hàng chục năm và các đối tượng vi phạm mất khả năng khắc phục hậu quả. Xây dựng chương trình quản lý nghiệp vụ đảm bảo thống kê được đầy đủ tất cả các tổn thất phát sinh trong năm và qua các năm chưa được giải quyết để có cơ sở số liệu trích lập dự phòng bù đắp tổn thất. Từ đó, đảm bảo khả năng khắc phục tổn thất, giúp hệ thống KBNN kiểm soát được các rủi ro có thể phát sinh từ việc trích lập dự phòng không đầy đủ.

4.3.1.5. Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách về công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kho bạc Nhà nước

Hoàn thiện cơ chế, chính sách về công tác xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực KBNN: rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật xử phạt VPHC, Nghị

định 192/2013/NĐ-CP và Thông tư 54/2014/TT-BTC và các văn bản hướng dẫn có liên quan phù hợp với Luật NSNN năm 2015, mở rộng phạm vi, mức phạt, thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực kiểm soát chi. Cụ thể: xem xét bổ sung thẩm quyền xử phạt cho Giám đốc KBNN cấp huyện để xử lý kịp thời, tiết kiệm thời gian, chi phí xử phạt VPHC trong lĩnh vực Kho bạc; mở rộng đối tượng xử phạt tới các cơ quan quản lý quá trình chấp hành ngân sách, quá trình đầu tư phát triển nhất là quá trình phân bổ dự toán, xây dựng chế độ, lựa chọn nhà thầu...khi thực hiện vượt thẩm quyền, thiếu trách nhiệm dẫn đến vi phạm...

4.3.1.6. Triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ kỹ thuật trong công tác kiểm soát chi NSNN

Nhằm tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các đơn vị chưa tham gia hệ thống Dịch vụ công trực tuyến, KBNN cần khẩn trương hoàn thiện ứng dụng Cảnh báo rủi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước sơn tây, thành phố hà nội​ (Trang 97 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)