Đối với các đơn vị dự toán NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước sơn tây, thành phố hà nội​ (Trang 104 - 110)

Nâng cao năng lực quản lý tài chính, kế toán đối với người chuẩn chi, chủ tài khoản đủ khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động kế toán, tài chính của đơn vị sử dụng NSNN, chủ động phòng tránh được rủi ro từ việc lợi dụng sơ hở trong quản lý để kế toán, kế toán trưởng đơn vị chiếm đoạt kinh phí từ NSNN. Việc tổ chức công tác kế toán, thanh toán, chi tiêu của đơn vị cần quản lý chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật; tăng cường công tác tự kiểm tra tại đơn vị và kiểm tra, phòng ngừa rủi ro

từ đơn vị chủ quản cấp trên. Song song với các biện pháp tăng cường quản lý, giám sát tại từng đơn vị sử dụng NSNN, các đơn vị cũng cần tích cực phối hợp với hệ thống KBNN trong việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến trong kiểm soát chi NSNN, triển khai các giải pháp kỹ thuật, các công cụ cảnh báo rủi ro từ hệ thống KBNN đối với các đơn vị sử dụng NSNN.

Kết luận chƣơng 4

Thông qua cơ sở lý luận và thực tiễn, phương pháp nghiên cứu và việc phân tích, đánh giá thực trạng tại Chương 1, 2, 3, trong phạm vi Chương 4 này tác giả đã đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN Sơn Tây, cụ thể:

- Tác giả đã đưa ra định hướng công tác quản lý rủi ro trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN nói chung và qua KBNN Sơn Tây nói riêng.

- Đưa ra các giải pháp đối với hoạt động kiểm soát chi NSNN có tác động đến chất lượng hoạt động quản lý rủi ro.

- Đưa ra các giải pháp đối với công tác quản lý rủi ro trong kiểm soát chi NSNN.

- Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với KBNN cấp trên và các đơn vị dự toán NSNN.

KẾT LUẬN

Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ của KBNN Sơn Tây nói chung và trong công tác Kiểm soát chi NSNN nói riêng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của các khoản chi NSNN. Đồng thời, góp phần giữ vững uy tín của hệ thống KBNN đối với Đảng, Chính phủ và Nhân dân; giúp hệ thống KBNN ổn định, không ngừng hoàn thiện và phát triển tiến tới hình thành Kho bạc điện tử, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hệ thống KBNN nói riêng, góp phần vào công cuộc đổi mới và phát triển, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về quản lý rủi ro trong kiểm soát chi NSNN tại KBNN Sơn Tây cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Phạm Minh Tuấn, sự giúp đỡ của Lãnh đạo và các đồng nghiệp tại KBNN Sơn Tây và sự nỗ lực của bản thân, luận văn “Quản lý rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Sơn Tây, thành phố Hà Nội” đã được hoàn thành. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học và phân tích đánh giá tổng kết thực tiễn, đề tài đã đề xuất được những giải pháp cơ bản để hoàn thiện công tác quản lý rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Sơn Tây, cụ thể là:

1. Khái quát được cơ sở lý thuyết cơ bản về hoạt động kiểm soát chi NSNN và quản lý rủi ro trong công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN: Lý luận chung về rủi ro cũng như nguyên nhân phát sinh và biện pháp quản lý rủi ro trong quá trình hoạt động của hệ thống KBNN.

2. Nghiên cứu thực trạng hoạt động kiểm soát chi NSNN, quản lý rủi ro trong kiểm soát chi NSNN của KBNN Sơn Tây giai đoạn 2016-2019, đi sâu phân tích, lý giải thực trạng quản lý rủi ro trong kiểm soát chi NSNN, qua đó đánh giá được những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của công tác quản lý rủi ro trong kiểm soát chi NSNN của KBNN Sơn Tây.

3. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi, quản lý rủi ro trong kiểm soát chi NSNN của KBNN Sơn Tây giai đoạn 2016-2019, đề tài đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm xử lý có hiệu quả hơn rủi ro

trong kiểm soát chi NSNN của KBNN Sơn Tây trong thời gian tới.

Đây là một đề tài mới, rộng và có tính phức tạp, bên cạnh đó do hạn chế về nguồn lực và thời gian nghiên cứu nên những đánh giá, phân tích, những giải pháp, kiến nghị không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp của quý Thầy, Cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt:

1. Quốc hội (2015), Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015.

2. Quốc hội (2015), Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015.

3. Chính phủ (2016), Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.

4. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước.

5. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước.

6. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước.

7. Kho bạc Nhà nước (2013), Quyết định 665/QĐ-KBNN ngày 16/7/2013 về việc ban hành Quy định tạm thời Khung kiểm soát Quản lý rủi ro đối với hoạt động kế toán ngân sách Nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

8. Kho bạc Nhà nước (2011), Quyết định 208/QĐ-KBNN ngày 09/4/2011 về việc ban hành tạm thời Khung kiểm soát quản lý rủi ro trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước.

9. Đinh Văn Ký (2019), “Quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN Kom Tum”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

Hưng Yên”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Trần Thị Thu Hiền (2018), “Hoàn thiện công tác Kiểm soát Chi ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Hoàng Mai”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Trần Thanh Phương (2018), “Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Ngô Hải Trường (2015), “Chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN: Những vấn đề cần hoàn thiện”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ quốc gia, số 159.

14. Vũ Đức Hiệp và Nguyễn Thị Cẩm Bình(2017), “Triển khai hiệu quả các giải pháp kiểm soát chi NSNN”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ quốc gia, số 175.

15. Hà Quốc Thái (2018), “Tăng cường kiểm soát chi NSNN qua KBNN huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ quốc gia, số 195.

16. Dương Công Trinh (2018), “Phòng tránh rủi ro trong công tác kiểm soát chi NSNN”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ quốc gia, số 198.

17. Nguyễn Thị Thanh Hương (2018), “Giải pháp rà soát dữ liệu phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ tại KBNN Hưng Yên”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ quốc gia, số 198.

18. Dương Công Trinh (2018), “Nhận diện rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ KBNN”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ quốc gia, số 188.

19. Đỗ Quang Minh và Nguyễn Thế Chính (2019), “Tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước góp phần hạn chế rủi ro trong kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước”, đề tài nghiên cứu khoa học của KBNN.

20. Báo cáo tổng kết của KBNN Sơn Tây các năm 2016, 2017, 2018, 2019.

Tài liệu Internet:

21. https://www.mof.gov.vn 22. http://www.chinhphu.vn 23. https://vst.mof.gov.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước sơn tây, thành phố hà nội​ (Trang 104 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)