3.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, KBNN Sơn Tây chưa đủ biên chế theo quy định do trong những năm qua có rất nhiều cán bộ, công chức nghỉ hưu đã ảnh hưởng đến việc bố trí, phân công công việc trong công tác kiểm soát, xử lý chứng từ, thường xảy ra tình trạng áp lực công việc rất lớn, ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ xử lý công việc kiểm soát chi dẫn đến dễ xảy ra các sai sót, rủi ro cho cán bộ, công chức trong khi KBNN Sơn Tây chưa có một bộ máy độc lập để thực hiện quản lý rủi ro trong kiểm soát chi NSNN. Mặt khác, cán bộ, công chức còn chưa có nhiều thời gian để cập nhật các chế độ, chính sách mới, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Điều này một phần là do khối lượng công việc tính trên một cán bộ, công chức KBNN Sơn Tây ngày càng lớn và áp lực.
Thứ hai, chưa có sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của các cơ quan quản lý cấp trên trong việc xây dựng chiến lược QLRR trong kiểm soát chi NSNN. Điều này được thể hiện ở việc Khung QLRR trong kiểm soát chi đã được ban hành tạm thời nhưng không có hướng dẫn chi tiết nào để triển khai thực hiện dẫn đến các KBNN cấp huyện như Sơn Tây rất lúng túng trong quá trình thực hiện. Các cơ sở pháp lý về kiểm soát chi ngân sách đã có nhiều thay đổi, phát sinh thêm nhiều rủi ro mới trong kiểm soát chi nhưng Khung QLRR của KBNN không được cập nhật kịp thời.
Thứ ba, nhận thức về rủi ro và QLRR của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm soát chi còn hạn chế. Các cán bộ, công chức vẫn coi công tác quản lý
rủi ro và hoạt động kiểm soát chi là một. Hoạt động QLRR chưa thực sự song hành cùng với quá trình kiểm soát chi của cán bộ, công chức. Một số cán bộ, công chức kiểm soát chi còn chưa thường xuyên nghiên cứu, cập nhật các văn bản, chế độ, chính sách mới để phục vụ công việc chuyên môn. Hiện nay, KBNN Sơn Tây vẫn chưa chú ý đến phân tích và đánh giá một cách đầy đủ các rủi ro liên quan đến chi NSNN và chưa xây dựng một quy trình giám sát chặt chẽ các rủi ro và kế hoạch đối phó với những trường hợp có sự thay đổi đột xuất về chính sách, quy định đối với kiểm soát chi NSNN.
Thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin chưa hỗ trợ công chức một cách toàn diện: bên cạnh những tính năng quản lý hữu hiệu thì một số nội dung nghiệp vụ, chương trình ứng dụng không thể kiểm soát hết được các nội dung nghiệp vụ để hỗ trợ cho công chức góp phần tăng chất lượng kiểm soát chi, giảm thiểu rủi ro, giảm áp lực công việc như việc đối chiếu mẫu dấu, mẫu chữ ký, kiểm soát chi lương...., một số chương trình còn nhiều bất cấp như: xây dựng trên mạng cục bộ, chưa khai thác được trong toàn hệ thống hoặc chưa được quan tâm hiệu chỉnh, nâng cấp cho phù hợp với thay đổi của cơ chế quản lý hiện hành, làm giảm tính năng hỗ trợ của công nghệ thông tin trong tác nghiệp và quản lý điều hành nghiệp vụ Kho bạc. Mặt khác, đội ngũ cán bộ, công chức kiểm soát chi của KBNN Sơn Tây đa phần là những người đã nhiều tuổi nên các thao tác nghiệp vụ còn chậm và thiếu chính xác dễ dẫn tới rủi ro và cũng gây hạn chế trong việc cập nhật, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn.
Thứ năm, công tác tự kiểm tra đối với hoạt động kiểm soát chi NSNN tại KBNN Sơn Tây đã được triển khai, định kỳ thường xuyên. Tuy nhiên, chất lượng công tác kiểm tra chưa đạt được hiệu quả cao, chưa phát hiện kịp thời những tồn tại, sai sót, những bất cập về cơ chế chính sách của các cơ quan chức năng cũng như quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Mặt khác, công tác hoàn thiện, bổ sung hồ sơ, chứng từ thiếu sót được phát hiện qua công tác tự kiểm tra còn chậm, kéo dài, một phần do ĐVSDNS, chủ đầu tư không tích cực phối hợp với KBNN Sơn Tây để thực hiện, một phần do cán bộ, công chức
không quyết liệt, chủ động triển khai.
3.4.3.2. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, cơ chế, chính sách của nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN thay đổi thường xuyên, liên tục, chưa đồng bộ, gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, việc hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên chưa thống nhất, chưa đầy đủ, chưa kịp thời trong khi áp lực về thời gian kiểm soát, giải ngân lớn nên cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ còn có sai sót dẫn đến rủi ro.
Thứ hai, trình độ, năng lực, ý thức chấp hành pháp luật của một số đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư còn nhiều hạn chế dễ dẫn rủi ro cho cán bộ, công chức KBNN Sơn Tây, nếu kiểm soát không chặt chẽ sẽ liên đới chịu trách nhiệm khi có sai sót xảy ra. Trong khi đó chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kho bạc còn chưa đủ mạnh và mang tính răn đe; KBNN cấp huyện không có thẩm quyền xử phạt mà phải báo cáo với KBNN Hà Nội để xử lý.
Thứ ba, chưa có cơ chế về quản lý rủi ro, dự phòng xử lý rủi ro nếu có tổn thất về tài chính tại KBNN Sơn Tây. Vì vậy, chưa có khả năng để khắc phục và xử lý triệt để các khoản rủi ro tổn thất tài chính nếu có phát sinh.
Kết luận chƣơng 3
Trong phạm vi Chương 3, tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng quản lý rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Sơn Tây, thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2019, bao gồm:
- Tổng quan về hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN Sơn Tây: nguyên tắc tổ chức và quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi ngân sách nhà nước.
- Đưa ra và phân tích thực trạng quản lý rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Sơn Tây giai đoạn 2016-2019, cụ thể:
+ Về khung quản lý rủi ro trong công tác kiểm soát chi NSNN.
+ Bộ máy thực hiện quản lý rủi ro trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN Sơn Tây.
+ Tình hình triển khai công tác quản lý rủi ro trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN Sơn Tây.
- Đánh giá được kết quả của công tác quản lý rủi ro trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN Sơn Tây:
+ Chỉ ra được những kết quả đã đạt được.
+ Chỉ ra được một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp và kiến nghị tại Chương 4.
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 4.1. Định hƣớng công tác quản lý rủi ro trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN Sơn Tây, thành phố Hà Nội
Định hướng chung trong công tác QLRR của hệ thống KBNN:
Cùng với thực hiện kiểm soát chi theo kết quả đầu ra, theo nhiệm vụ và chương trình ngân sách; thực hiện phân loại các khoản chi NSNN theo nội dung và giá trị để xây dựng chương trình kiểm soát chi hiệu quả trên nguyên tắc quản lý theo rủi ro sẽ từng bước giảm quy trình, thủ tục, thời gian thực hiện tiền kiểm, đồng thời tăng hậu kiểm trong công tác kiểm soát chi NSNN. Vì vậy, cần phải tăng cường công tác quản lý và kiểm soát rủi ro theo một số định hướng cơ bản như sau:
- Xây dựng và triển khai bộ máy và quy trình quản lý và kiểm soát rủi ro trong công tác kiểm soát chi NSNN nhằm hỗ trợ một cách đắc lực và hiệu quả cho công tác kiểm soát chi và kiểm tra, kiểm soát nội bộ hệ thống KBNN; đảm bảo an toàn, hiệu quả trong quản lý, kiểm soát chi và quản lý quỹ NSNN.
- Từng bước xây dựng các bộ công cụ cảnh báo và cảnh báo sớm rủi ro trong công tác kiểm soát chi NSNN để kịp thời nhận diện, đánh giá, kiểm soát, khắc phục và xử lý rủi ro.
- Hoàn thiện và ban hành quy trình QLRR, Khung QLRR mới làm cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý kiểm soát rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ KBNN. Đồng thời, ban hành hướng dẫn chi tiết cách thức triển khai thực hiện cho Kho bạc Nhà nước các cấp.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động kiểm soát chi NSNN, đặc biệt là các phần hành nghiệp vụ thường xảy ra sai sót, vi phạm.
- Kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hiện tượng, hành vi vi phạm pháp luật về chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN. Đồng thời, xử lý chính xác, triệt để các rủi ro, tổn thất về tài chính đảm bảo cho hệ thống KBNN hoạt động ổn định, phát triển an toàn và lành mạnh, hiệu quả và vững chắc.
Sơn Tây:
- Thường xuyên cập nhật những rủi ro mới được nhận diện, loại bỏ những rủi ro không còn phù hợp. Cập nhật kịp thời, nâng cao mức độ và chất lượng, hiệu quả tham chiếu Khung QLRR do KBNN ban hành.
- Nhận diện và cảnh báo kịp thời các rủi ro tiềm ẩn và sai phạm xảy ra.
- Tăng cường công tác tự kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hiện tượng, hành vi vi phạm pháp luật về chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN. Đồng thời, xử lý chính xác, triệt để các rủi ro, tổn thất về tài chính đảm bảo cho KBNN Sơn Tây hoạt động ổn định, phát triển an toàn và lành mạnh, hiệu quả và vững chắc.
4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN Sơn Tây, thành phố Hà Nội NSNN qua KBNN Sơn Tây, thành phố Hà Nội
4.2.1. Tổ chức bộ máy kiểm soát chi phù hợp trong điều kiện thực hiện Đề án thống nhất đầu mối án thống nhất đầu mối
Căn cứ vào tình hình thực tế triển khai Đề án thống nhất đầu mối kiểm soát chi, KBNN Sơn Tây cần rà soát lại xác định cụ thể vị trí việc làm của từng cán bộ, công chức, bố trí công chức thực hiện nhiệm vụ được căn cứ vào vị trí công việc, năng lực, sở trường công tác và số lượng, khối lượng công việc ở mỗi bộ phận. Từ đó, xác định lại định biên cụ thể theo nguyên tắc, căn cứ trên cơ sở khối lượng công việc và vị trí việc làm ở từng mảng công việc để bố trí số lượng biên chế cho bộ phận kiểm soát chi hợp lý, đảm bảo cho công chức có đủ thời gian giải quyết, xử lý công việc và có đủ thời gian để cập nhật chế độ, chính sách, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tránh để quá tải ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ xử lý công việc kiểm soát chi của đơn vị; thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ, có kế hoạch sắp xếp, phân công và luân chuyển công chức kiểm soát chi.
Mặt khác, KBNN Sơn Tây là kho bạc cấp huyện không có tổ chức phòng, làm việc theo chế độ chuyên viên nên cần nghiên cứu mô hình kiểm soát chi nhằm đồng nhất với mô hình kiểm soát tại KBNN quận có tổ chức phòng và văn phòng KBNN Thành phố là thực hiện kiểm soát chi qua 3 cấp là cán bộ kiểm soát chi –>
trưởng phòng kiểm soát chi –> lãnh đạo KBNN như đối với KBNN có tổ chức phòng để đảm bảo an toàn nghiệp vụ, chủ động phòng ngừa, kiểm soát những rủi ro, trong khi khối lượng giao dịch lớn và trình độ nghiệp vụ của một số cán bộ, công chức KBNN Sơn Tây còn hạn chế. Bên cạnh đó, kế toán trưởng tại KBNN Sơn Tây là người có trình độ nghiệp vụ, được đào tạo bài bản, am hiểu về tài chính ngân sách cần được nghiên cứu và sử dụng như một cấp kiểm soát chi NSNN để phát huy năng lực sở trường và phù hợp với chỉ tiêu biên chế tại KBNN cấp huyện như hiện nay.
Tuy thống nhất đầu mối kiểm soát chi nhưng 2 mảng nghiệp vụ chi đầu tư và chi thường xuyên vẫn là 2 lĩnh vực khác nhau cơ bản về cơ sở pháp lý áp dụng, mức độ kiểm soát, trình tự kiểm soát, các phần mềm theo dõi hỗ trợ quản lý, lưu trữ hồ sơ chứng từ ... vì vậy để vận hành thông suốt, giảm áp lực công việc, giảm rủi ro phát sinh trong công tác kiểm soát chi đối với một công chức làm cả nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên lẫn chi đầu tư XDCB của một đơn vị sử dụng NSNN, trước mắt nên tiếp tục duy trì phân công nhiệm vụ có tính chất chuyên môn hóa công việc riêng theo từng lĩnh vực kiểm soát chi thường xuyên hoặc chi đầu tư XDCB như hiện nay.
4.2.2. Triển khai thực hiện hiệu quả, kịp thời cơ chế, chính sách, quy trình kiểm soát chi kiểm soát chi
Cán bộ, công chức KBNN Sơn Tây cần thường xuyên theo dõi, cập nhật chủ trương, chính sách mới liên quan đến công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước để đảm bảo việc kiểm soát thanh toán chặt chẽ, đúng quy định, các giao dịch thông suốt, liên tục, không bị ách tắc. Đồng thời, cần rà soát đánh giá toàn bộ hồ sơ, thủ tục gửi đến kho bạc để kiểm soát chi, những hồ sơ nào không có khả năng ảnh hưởng đến rủi ro, không hợp lý thì nên bãi bỏ, đồng thời sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định về thủ tục hành chính được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật không cần thiết, gây phiền hà, khó khăn. Đây là giải pháp quan trọng nhất trong cấu phần thực hiện chương trình cải cách của Chính phủ, Bộ Tài chính nhằm nâng
cao chất lượng phục vụ, kiểm soát chặt chẽ việc giải quyết, tăng cường tính công khai, minh bạch và trách nhiệm của cán bộ, công chức.
Trong quá trình thực hiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước, cán bộ, công chức Kho bạc Nhà nước Sơn Tây cần đặc biệt lưu ý, đối với các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước, cần tiếp tục tổ chức thực hiện kiểm soát chặt các khoản chi ngân sách nhà nước theo đúng quy định: tuyệt đối không được chi vượt dự toán, nhất là đối với dự toán chi tiết được cấp có thẩm quyền giao theo bản giấy do đơn vị gửi đến (như chi mua sắm, sửa chữa, chi từ nguồn sự nghiệp kinh tế…), không thực hiện chi ngân sách nhà nước đối với các khoản chi không có trong dự toán được cấp có thẩm quyền giao. Cần phải xây dựng cơ chế kiểm soát chi theo hướng hậu kiểm. Cụ thể: trong tháng, ngoài những khoản chi lương, phụ cấp mang tính cố định, kho bạc kiểm soát theo danh sách gửi từ đầu năm (hoặc gửi khi có bổ sung thay đổi). Còn đối với các khoản chi như: nghiệp vụ chuyên môn, dịch vụ, công tác phí, hội nghị, chi khác… căn cứ vào hoá đơn chứng từ, đơn vị sử dụng ngân sách lập Giấy rút dự toán gửi đến KBNN đề nghị thanh toán cho đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ; cuối tháng, tổng hợp các khoản chi, đơn vị sử dụng ngân sách lập Bảng kê chứng từ thanh toán/tạm ứng (ghi cụ thể đối với các khoản chi có quy định tiêu chuẩn định mức) gửi KBNN kiểm soát (thay thế cho từng lần thanh toán). Trong quá trình kiểm soát, trường hợp có những khoản chi chưa rõ, KBNN đề nghị đơn vị sử dụng ngân sách cung cấp hồ sơ chứng từ (bản gốc) để kiểm soát, trường hợp phát hiện những khoản chi sai, vượt chế độ tiêu chuẩn định mức, KBNN làm thông báo từ chối và đề nghị đơn vị nộp trả lại cho NSNN. Tính ưu việt của giải pháp này là